Doanh nhân tỷ phú tại Việt Nam: Minh bạch thông tin để tạo sự bền vững
Phải chăng đây là lĩnh vực dễ sinh lời nhất trong tổng thể cơ cấu nền kinh tế? Phóng viên Báo Hải quan đã có cuộc trao đổi với PGS.TS. Phạm Hồng Chương, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân để có câu trả lời cho vấn đề trên.
Nguyên nhân vì sao đa phần tỷ phú tại Việt Nam nằm trong lĩnh vực BĐS, thưa ông?
Đặc thù, tập quán của người Việt Nam thường chú trọng vào địa ốc, BĐS. Nghĩa là những người có nguồn tiền trong xã hội, thay vì đầu tư phát triển công nghiệp, lĩnh vực kinh doanh khác, họ đổ hết vào BĐS. Vì vậy, lĩnh vực BĐS vượt quá xa so với nhu cầu thực. Chính việc này tạo điều kiện cho những người cung cấp BĐS có cơ hội giàu lên nhanh chóng.
Đặc biệt, nhiều thông tin tại Việt Nam chưa thực sự minh bạch, có những cơ chế pháp lý chưa thực sự rõ ràng, điều này khiến những người tận dụng được lợi thế của mình để có được nguồn cung BĐS với những lô đất lớn, có vị trí đắc địa, giá trị cao… trở thành tỷ phú là câu chuyện tất yếu. Còn họ có xứng đáng hay thực sự có năng lực kinh doanh tương ứng với tài sản để trở thành tỷ phú hay không còn tùy từng trường hợp.
Bên cạnh đó, các doanh nhân BĐS thành công ở Việt Nam hiện nay có một số đặc điểm chung. Thứ nhất là đã tận dụng và phát huy được lợi thế quan hệ của mình trong xã hội để có được dự án và những lô đất ở vị trí tốt, với mức giá hợp lý. Tiêu biểu như có những doanh nghiệp nhận giá đền bù đất cho nhân dân ở mức vừa phải, sau khi chia lô, chia nền lại bán với giá cao gấp nhiều lần. Điều này tạo cho người sở hữu dự án một nguồn lợi nhuận khổng lồ.
Thứ hai là họ mạnh dạn sử dụng đòn bẩy tài chính, vay nguồn vốn lớn, dùng dự án thế chấp dự án, để tạo ra nguồn lực tài chính lớn. Mặc dù nguồn lực ban đầu của họ có thể nhỏ, nhưng ngành ngân hàng đang dành nhiều ưu đãi, tín dụng và chấp nhận rủi ro cho vay trong lĩnh vực BĐS. Vì thế, các doanh nghiệp BĐS có nguồn lực tài chính khá mạnh.
Hệ quả là một số doanh nhân BĐS vừa có đòn bẩy tài chính, vừa có mối quan hệ và cả sự may mắn, đồng thời có thêm năng lực giúp họ có được tài sản lớn, xây dựng năng lực tài chính tương đối thực chất, hay nói cách khác là những doanh nhân thành công mà chúng ta đang biết.
Xin ông cho biết vấn đề trên sẽ tác động như thế nào đến nền kinh tế nói chung?
Như trên tôi đã nói, các doanh nhân tỷ phú BĐS có đòn bẩy tài chính mạnh, tuy nhiên nếu không gặp may, bong bóng BĐS xì hơi thì dẫn đến sự đổ vỡ của doanh nghiệp và kéo theo là các định chế tài chính.
Các nước đều nhìn thấy việc nếu để thị trường BĐS phát triển theo kiểu bong bóng xì hơi sẽ gây sụp đổ toàn nền kinh tế. Nhưng thị trường BĐS Việt Nam có điểm đặc biệt, thổi lên nhanh, xì xuống cũng rất nhanh nhưng sự đổ vỡ hàng loạt có vẻ tương đối ít, do tính cách của người Việt Nam, sụp đổ thì kiếm nghề khác để sống, còn nước ngoài thì đình công, biểu tình buộc Nhà nước phải hỗ trợ.
Lĩnh vực BĐS thường có nhiều “chiêu trò” để nâng giá trị thị trường như cầu “ảo”, thông tin “ảo”, theo ông, điều này có tác động như thế nào đến sự bền vững của các doanh nhân?
Các doanh nghiệp Việt Nam thường có thông tin không minh bạch, kể cả nhiều doanh nghiệp lớn. Độ minh bạch của các báo cáo tài chính vẫn ở mức độ hạn chế nên khó biết được doanh nghiệp nào đang vững hay không. Nghĩa là báo cáo tài chính của họ dựa trên việc hạch toán giá trị tài sản trên sổ sách, chứng từ, còn thực tế trên thị trường bao nhiêu không ai biết được, và cũng không ai đánh giá công ty ấy thực chất như thế nào, không minh bạch tài sản nào…
Có nhiều lý do để không minh bạch thông tin như dự án chồng dự án, nên phải che giấu mới đủ điều kiện để ngân hàng cho vay. Đây là rủi ro lớn nhất đối với câu chuyện của BĐS Việt Nam hiện nay. Chính sự bất cân xứng trong thông tin này có thể gây ra tin đồn, làm giảm giá trị của các doanh nhân, doanh nghiệp xuống, bởi bản thân thông tin không minh bạch nên dù doanh nghiệp muốn hay không muốn khó có cơ hội để chống trả.
Thực tế, thị trường rủi ro và hay thay đổi nhất là thị trường chứng khoán và BĐS. Do đó, sẽ có một số doanh nhân tỷ phú bền vững, nhưng một số không nhỏ tài sản của tỷ phú BĐS hiện nay sẽ thay đổi nhanh chóng, phụ thuộc vào độ nóng lạnh của thị trường, phụ thuộc vào khả năng chèo chống của họ trong lúc đến nợ, lúc bị thúc nợ ngân hàng.
Do đó, ngành nào cũng thế, các doanh nhân muốn vươn lên thành tỷ phú đều cần kỹ năng, năng lực thuộc ngành nghề ấy. Với BĐS, sẽ là năng lực lựa chọn vị trí, xây dựng, bán dự án… Tuy nhiên, muốn tạo sự bền vững cần hội tụ đủ yếu tố tạo nên sức cạnh tranh, phát triển đều các năng lực, từ việc xây dựng hình ảnh, đảm bảo chất lượng, kể cả việc quan tâm đến cộng đồng, tạo dựng uy tín trong xã hội…
Tại sao trong các lĩnh vực khác của Việt Nam vẫn chưa có nhiều doanh nhân tỷ phú, thưa ông?
Việc doanh nhân tỷ phủ nghiêng về kinh doanh BĐS ở các nền kinh tế mới nổi như hiện nay, đặc biệt trong điều kiện của Việt Nam là lẽ bình thường. Vì các doanh nhân tỷ phú trong lĩnh vực khác không có, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Vì mặt bằng chung thấp, sản xuất công nghiệp quá non yếu, trình độ công nghệ hạn chế. Các doanh nghiệp FDI vẫn đóng kín trong khu vực sản xuất của họ, sự lan tỏa của họ đối với doanh nghiệp nội địa còn hạn chế. Vì vậy, khả năng để các doanh nhân lĩnh vực khác vươn lên đòi hỏi nhiều thời gian.
Chính vì thế, thực tế có không ít doanh nhân lĩnh vực khác vươn lên thành tỷ phú cũng đều đã có một phần kinh doanh BĐS hoặc đang nhảy dần sang BĐS. Bởi đây là lĩnh vực kiếm tiền nhanh nhất, nhất là khi họ đã có sẵn nguồn tài chính và mối quan hệ rồi thì sẽ tận dụng, nhảy sang lĩnh vực BĐS, giúp tiền nhiều hơn, nhanh hơn, dễ hơn.
Vậy theo ông, đâu là cách để doanh nhân thuộc các lĩnh vực này vươn lên?
Đây là câu chuyện dài hơi. Bên cạnh tự bản thân họ phải có ý chí năng lực, nhưng trên hết, để phát triển được vẫn phải có môi trường thuận lợi.
Muốn thế thì Nhà nước phải tạo môi trường kinh doanh với các điều kiện thuận lợi để nâng đỡ cho các lĩnh vực khác. Ví dụ như lĩnh vực sản xuất công nghiệp thì họ cần hạ tầng, cần môi trường vĩ mô ổn định, lãi suất thấp, lạm phát thấp, thủ tục hành chính thuận lợi, nhân lực chất lượng cao, nguồn thông tin đầy đủ, xúc tiến thương mại… cùng những cam kết được thực thi của lãnh đạo cấp cao, kết nối doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
AI và cảm xúc
09:00 | 15/10/2024 Người quan sát
Du lịch Việt Nam tăng trưởng ấn tượng nhờ chính sách đột phá
08:32 | 15/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam-Trung Quốc thúc đẩy hợp tác về hạ tầng, kinh tế số, tài chính
08:34 | 14/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm về chống lãng phí
07:46 | 14/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lý Cường chứng kiến trao văn kiện hợp tác giữa hai nước
16:02 | 13/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Trung Quốc “luôn coi Việt Nam là ưu tiên trong chính sách ngoại giao láng giềng”
15:52 | 13/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường
15:52 | 13/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tiếp vốn cho nông nghiệp
15:21 | 13/10/2024 Người quan sát
Sôi động thị trường lao động cuối năm
09:00 | 13/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xóa nhà tạm, dột nát
08:41 | 13/10/2024 Người quan sát
Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường thăm Việt Nam
19:23 | 12/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam
19:14 | 12/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Thúc đẩy chuyển đổi số để Việt Nam bắt kịp, tiến cùng, vượt lên
18:23 | 12/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Xuất khẩu rau quả liên tục ghi nhận mức cao kỷ lục mới
Bàn giải pháp phát triển hợp đồng điện tử an toàn
Gần 8 triệu tờ khai miễn kiểm tra hải quan
Tạm giữ ô tô tải chở bia nghi nhập lậu, trị giá gần 1 tỷ đồng
Lợi nhuận quý III Masan được dự báo tăng 1250%
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics