Đối ngoại năm 2019: Nâng cao vị thế Việt Nam
Đối ngoại Việt Nam 2019: Dấu ấn bản lĩnh và vị thế chính trị |
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CHDCND Lào Bounnhang Vorachith và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng duyệt đội danh dự Quân đội nhân dân Lào tại lễ đón chính thức, ngày 24/2/2019. |
Nhờ vậy, năm 2019, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong lĩnh vực đối ngoại, góp phần vào công cuộc xây dựng, phát triển đất nước, đồng thời mở ra nhiều vận hội mới, nâng cao vị thế quốc gia trên trường quốc tế.
Tích cực đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương
Với chính sách đối ngoại hoà bình, hoà hiếu, độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, sẵn sàng đóng góp có trách nhiệm và tích cực thúc đẩy hòa bình, an ninh, phát triển và tiến bộ trên thế giới, Việt Nam đã tiếp tục làm sâu sắc thêm quan hệ với các nước trên thế giới một cách có trọng điểm, đồng thời tiếp tục mở rộng quan hệ với các nước khác trong suốt năm 2019.
Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng duyệt đội danh dự tại lễ đón chính thức, ngày 25/2/2019. |
Lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã thực hiện nhiều chuyến thăm nước ngoài và dự các hội nghị quốc tế lớn, trong đó phải kể tới chuyến thăm chính thức CHDCND Lào và Campuchia của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng theo lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch CHDCND Lào Bounnhang Vorachith và Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni hồi tháng 2/2019. Việt Nam cũng đã đón nhiều đoàn lãnh đạo cấp cao các nước thăm và dự các hoạt động quan trọng, chưa kể hàng trăm cuộc tiếp xúc cấp cao bên lề các hội nghị đa phương. Những chuyến thăm viếng, tiếp xúc cấp cao sôi động đã thực sự tạo xung lực mới trong quan hệ với các đối tác trên tất cả lĩnh vực, phục vụ thiết thực lợi ích an ninh và phát triển của đất nước.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chứng kiến Lễ ký Hiệp định thương mại tự do và Hiệp định bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu tại Hà Nội, tháng 6/2019. |
Năm 2019 còn chứng kiến sự tham gia đóng góp tích cực của Việt Nam vào các tổ chức, diễn đàn đa phương, trong đó có nhiều hoạt động nổi bật, như việc Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thăm chính thức Nhật Bản và dự Hội nghị thượng đỉnh nhóm các nền kinh tế phát triển và hàng đầu thế giới (G20) vào tháng 7; hay Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tham gia Đại hội đồng lần thứ 40 Hội đồng Liên nghị viện các quốc gia Đông Nam Á (AIPA 40) vào tháng 8, thăm chính thức Liên Bang Nga và Belarus trong tháng 12/2019… Việt Nam cũng tích cực hiện diện tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, đặc biệt là Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)… Tại các sự kiện này, với tâm thế chủ động, Việt Nam đã có những sáng kiến, đề xuất không chỉ được cộng đồng quốc tế hoan nghênh, mà còn phù hợp với lợi ích của đất nước.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân hội đàm với Chủ tịch Duma Quốc gia Liên bang Nga Vyacheslav Volodin, ngày 11/12/2019. |
Những thành tựu trên, cùng với việc chủ trì thành công nhiều sự kiện quốc tế quan trọng, nổi bật là Hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ-Triều Tiên lần thứ hai (tháng 2/2019), Việt Nam thể hiện được khả năng chủ động tham gia dẫn dắt, định hình các cơ chế quốc tế và khu vực, từng bước phát huy được vai trò trung gian, hòa giải trong giải quyết các vấn đề hòa bình, an ninh của khu vực và trên thế giới.
Đối ngoại phục vụ phát triển đất nước
Tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 30 (năm 2018), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: Công tác đối ngoại cần bám sát yêu cầu bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, kết hợp với yêu cầu bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, giữ vững môi trường quốc tế thuận lợi để xây dựng và phát triển đất nước.
Thực tế, từ khi đất nước mở cửa và hội nhập, Việt Nam đã rất thành công trong việc tạo dựng các mối quan hệ với hầu hết các nước chủ chốt trong cộng đồng quốc tế, xác định được những đối tác chiến lược, qua đó xây dựng được mạng lưới những mối quan hệ chặt chẽ, tương đối thích hợp với từng đối tác. Ngoại giao kinh tế, đã cho phép Việt Nam thúc đẩy được kim ngạch thương mại của Việt Nam với các đối tác thương mại lớn, như: Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, EU. Nhờ vậy, mặc dù năm 2019 là giai đoạn thế giới đối mặt với nhiều biến động cả về chính trị và kinh tế, trong đó nổi lên là căng thẳng thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc, nhưng con thuyền kinh tế Việt Nam vẫn vững vàng tiến ra biển lớn.
Việc đánh giá đúng tình hình kinh tế-chính trị thế giới để có những quyết sách phù hợp đã giúp Việt Nam duy trì được đà tăng trưởng. Năm 2019, trong khi thế giới chứng kiến sự chững lại về tăng trưởng của nhiều nền kinh tế quốc gia và khu vực, tốc độ phát triển của kinh tế Việt Nam vẫn luôn là điểm sáng. Thậm chí, tháng 12, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã điều chỉnh tăng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam từ 6,8% lên 6,9% trong năm 2019 và từ 6,7% lên 6,8% trong năm 2020. Đây là điều hoàn toàn trái ngược với việc khu vực châu Á bị hạ dự báo tăng trưởng, về mức 5,2% cho cả hai năm 2019 và 2020. Thời gian tới, khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA) bắt đầu có hiệu lực, Việt Nam chắc chắn sẽ còn đón nhận những cơ hội quý giá hơn bao giờ hết.
Bạn bè quốc tế chúc mừng khi kết quả bỏ phiếu cho thấy Việt Nam đã trúng cử Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021. |
Tăng cường hội nhập quốc tế về an ninh, quốc phòng
Tiến trình hội nhập quốc tế trong lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh của Việt Nam cũng có thêm nhiều bước tiến mới trong năm 2019. Sự tham gia tích cực trong các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc (LHQ) được quốc tế đánh giá cao. Các cuộc diễn tập chung, tìm kiếm cứu nạn, giao lưu hữu nghị giữa Việt Nam với Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc… cả ở kênh song phương và trong khuôn khổ ASEAN đã góp phần tăng cường hiểu biết lẫn nhau và tin cậy chính trị. Những nỗ lực không ngừng như vậy đã đem đến thành quả tốt đẹp, khi Việt Nam được tín nhiệm bầu vào vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) nhiệm kỳ 2020-2021 với số phiếu cao kỉ lục (192/193 phiếu). Đây là sự tin tưởng, kỳ vọng vào những đóng góp trách nhiệm của Việt Nam đối với hòa bình, an ninh khu vực và quốc tế trong những năm tới, đồng thời là sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế đối với vị thế của một Việt Nam đổi mới, hội nhập.
Với các nước láng giềng, đường biên giới trên bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc, Lào, Campuchia tiếp tục được quản lý tốt, thực sự trở thành đường biên giới hòa bình, hữu nghị và phát triển. Tháng 10/2019 tại Hà Nội, nhân chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Campuchia Hun Sen, Việt Nam và Campuchia đã ký các văn kiện pháp lý ghi nhận thành quả phân giới cắm mốc. Đây là sự báo đáp sâu sắc đối với các thế hệ đi trước, những người đã đóng góp nhiều công sức, trí tuệ và cả xương máu của mình đối với sự nghiệp biên giới lãnh thổ; đồng thời là sự tri ân đối với quan tâm và ủng hộ của nhân dân trong nước cũng như kiều bào ta ở nước ngoài cho công tác biên giới lãnh thổ nói riêng và công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nói chung.
Trên Biển Đông, Việt Nam tiếp tục bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc và các quyền, lợi ích hợp pháp phù hợp với Công ước của LHQ về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, theo sát Nghị quyết 36 của Trung ương Đảng về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó xác định Việt Nam phải trở thành quốc gia mạnh về biển, phát triển bền vững kinh tế biển gắn liền với giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, góp phần duy trì môi trường hoà bình, ổn định cho phát triển. Tháng 10/2019, Việt Nam cũng đã tổ chức thành công Hội nghị quan chức cấp cao ASEAN- Trung Quốc về Thực hiện Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (SOM-DOC) lần thứ 18, thể hiện rõ vai trò và tiếng nói của mình trong vấn đề an ninh khu vực.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Chủ tịch CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un tham gia Hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ-Triều Tiên lần thứ hai tại Hà Nội, tháng 2/2019. |
Vượt qua thách thức, đón vận hội mới
Dĩ nhiên, những thuận lợi sẽ song hành cùng vô vàn thách thức. Không khó để thấy rằng, thế giới sẽ còn nhiều biến động nhanh chóng và phức tạp trong năm 2020. Bản thân vai trò, trách nhiệm của Việt Nam đối với các vấn đề quốc tế cũng sẽ cao hơn rất nhiều khi thực hiện vai trò cùng một lúc là Chủ tịch ASEAN 2020 và Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ nhiệm kỳ 2020-2021. Việc đảm nhận hai vị trí trong cùng khoảng thời gian sẽ khiến gánh nặng tăng lên nhiều lần, vì đây là hai công việc hoàn toàn khác nhau, với quy mô cũng khác biệt. Tuy nhiên, với thế và lực mới của đất nước, sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo Đảng và Nhà nước, niềm tin và sự ủng hộ của nhân dân, Việt Nam sẽ tiếp tục theo đuổi đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước, vận dụng, phát huy sáng tạo, linh hoạt tư tưởng phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh về hòa bình và hợp tác quốc tế. thông qua đó, Việt Nam chắc chắn sẽ tiếp tục đảm bảo môi trường hòa bình, ổn định, tạo điều kiện tập trung vào phát triển đất nước, đồng thời củng cố, nâng cao hơn nữa vị thế của mình trên trường quốc tế.
Tin liên quan
Vị thế Việt Nam sau gần 40 năm Đổi mới
07:57 | 02/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
MEGASTORY: Phát triển hệ thống cảng biển đáp ứng xu thế hội nhập quốc tế
21:20 | 08/05/2024 Megastory/Longform
Hải quan Hải Phòng chủ động triển khai Kế hoạch hội nhập quốc tế của thành phố
09:10 | 26/04/2024 Hải quan
Vi phạm về chất lượng, một cây xăng bị phạt trên 600 triệu đồng
14:05 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đã có 273 người thương vong, mất tích do bão, sạt lở đất và mưa lũ
11:39 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kết nối cung cầu cho sản phẩm OCOP
08:41 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc chia buồn cùng gia đình nạn nhân vụ sạt lở tại Hòa Bình
08:14 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xử lý nghiêm hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão số 3
19:31 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hỗ trợ khẩn cấp 20 tỷ đồng cho 2 tỉnh khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất
19:25 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khắc phục hậu quả, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại do bão số 3
19:24 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bão số 3 gây thiệt hại nặng cho hệ thống điện
16:25 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khẩn trương cấp điện trở lại khi bão Yagi đi qua
09:55 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão số 3
09:54 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bí thư Thành ủy Hà Nội: Khẩn trương giúp người dân ảnh hưởng bão số 3 vượt khó
09:54 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Liên bang Nga
09:01 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bão Yagi làm 1 người chết, 3 người bị thương, 2.500 cây đổ, 17 trạm bơm mất điện tại Hà Nội
07:29 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
VN-Index phục hồi hơn 13% trong 8 tháng, các quỹ mở có lợi nhuận ra sao?
Hải quan Quảng Ninh sớm hoàn thành nhiều nhiệm vụ trọng tâm năm 2024
Honda Lead 125cc hoàn toàn mới với giá từ 40,3 triệu đồng
Đề nghị doanh nghiệp bảo hiểm chủ động tạm ứng, bồi thường thiệt hại do bão số 3
Lào Cai: Tạm dừng thông quan qua cửa khẩu Kim Thành từ 13 giờ ngày 9/9
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics