Đồng bằng sông Cửu Long với nỗi lo sạt lở
Đường giao thông bị cuốn trôi do sạt lở bờ sông. |
Tại tỉnh Hậu Giang, trong 2 ngày 20 và 21/5, trên địa bàn huyện Châu Thành xảy ra 3 vụ sạt lở đất, thiệt hại gần 100 triệu đồng. Tại tỉnh Cà Mau, lúc 22 giờ ngày 19/5, tại khu vực chợ Nhà Lồng ( huyện Năm Căn), hai căn nhà bị sạt lở xuống sông;Tại TP Cần Thơ, rạng sáng 8/5, bờ sông Cần Thơ (thuộc ấp Mỹ Phước) đã xảy ra vụ sạt lở khiến 7 nhà dân bị nhấn chìm. Khu vực sạt lở nằm cạnh chân cầu Trường Tiền trên đường tỉnh 923 (lộ Vòng Cung) trong phạm vi dự án kè sông Cần Thơ (đoạn từ cầu Cái Sơn, P.An Bình, quận Ninh Kiều đến xã Mỹ Khánh). Vụ sạt lở thiệt hại ban đầu khoảng 10 tỷ đồng... Đó chỉ là một vài vụ sạt lở trong thời gian ngắn gần đây, nếu thống kê đầy đủ trong những năm qua chắc chắn sẽ lớn hơn rất nhiều.
Nhìn thẳng thực tế, tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển đang diễn biến nghiêm trọng, tiềm ẩn nhiều tổn thất về kinh tế, hạ tầng và đời sống người dân. Nguyên nhân của tình trạng này được nhiều nhà nghiên cứu và quản lý nhận định là lượng phù sa chảy về bị giảm sút do việc trữ nước làm thủy điện ở thượng nguồn. Tuy nhiên, một nguyên nhân trực tiếp quan trọng là tình trạng khai thác cát quá mức và khai thác không được kiểm soát tốt. Hiện nay, nhu cầu cát ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long rất lớn. Đó là sự gia tăng nhanh của các công trình xây dựng, các khu công nghiệp và đặc biệt là nhu cầu xây dựng đường sá. Theo tính toán của Bộ Giao thông vận tải, tổng nhu cầu cát đối với các dự án đường cao tốc vùng Đồng bằng sông Cửu Long triển khai trong giai đoạn 2021- 2025 là khoảng 47,81 triệu m3, trong khi khu vực chỉ có khoảng 26 triệu m3. Đó mới là nhu cầu cát của các tuyến cao tốc trong giai đoạn đến 2025, còn nhu cầu cát cho các loại công trình đường sá khác, khu công nghiệp, công trình dân dụng cũng như công trình hạ tầng khác. Những con số trên cũng cho thấy một nguy cơ rất đáng lo ngại khi việc khai thác cát quá mức, nhất là tình trạng khai thác lậu sẽ ảnh hưởng đến các dòng chảy và làm trầm trọng hơn tình trạng sạt lở hiện nay.
Thực tế trên cho thấy Đồng bằng sông Cửu Long cần có những giải pháp cấp bách, động bộ, căn cơ trong việc ứng phó với nguy cơ sạt lở bờ sông, bờ biển. Trong đó, cần những giải pháp trực tiếp và phối hợp để giảm thiểu sự thiếu hụt phù sa do thủy điện thượng nguồn trữ nước; cần quản lý chặt chẽ, khoa học việc khai thác cát, sớm tìm ra các nguồn vật liệu thay thế cát xây dựng. Kịp thời nắm bắt và có phương án giảm thiểu, hỗ trợ đời sống người dân những khu vực có nhiều nguy cơ rủi ro. Phát triển hạ tầng gắn liền với phát triển kinh tế- đời sống bền vững là yếu tố rất cần quan tâm hiện nay ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Tin liên quan
Hơn 26 tỷ đồng tiếp sức cho khách hàng khu vực ảnh hưởng bão, lũ, sạt lở đất
16:16 | 10/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hỗ trợ khẩn cấp 20 tỷ đồng cho 2 tỉnh khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất
19:25 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
U&I Logistics cung cấp giải pháp phục vụ cho thị trường chuỗi cung ứng lạnh tại Đồng bằng sông Cửu Long
14:59 | 04/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chung tay giúp dân vùng lũ
16:10 | 10/09/2024 Người quan sát
Trái cây Việt thêm ngọt
07:59 | 02/09/2024 Người quan sát
Sách giáo khoa giả
07:40 | 27/08/2024 Người quan sát
Chấn chỉnh công tác đấu giá đất
20:15 | 24/08/2024 Người quan sát
CPTPP tròn 5 tuổi
07:25 | 23/08/2024 Người quan sát
Thiếu giáo viên trước thềm năm học mới
08:50 | 21/08/2024 Người quan sát
Thu phí cao tốc do Nhà nước đầu tư
05:11 | 18/08/2024 Người quan sát
Tôn vinh phở, mỳ Quảng...
10:24 | 14/08/2024 Người quan sát
Luật chờ Nghị định...
08:21 | 10/08/2024 Người quan sát
Quản lý chặt chẽ hóa chất cực độc
15:00 | 06/08/2024 Người quan sát
Xe buýt điện
07:26 | 04/08/2024 Người quan sát
Đếm lùi đèn giao thông
07:46 | 30/07/2024 Người quan sát
Người cho thuê nhà phải lập doanh nghiệp
14:46 | 20/07/2024 Người quan sát
Tin mới
Phòng, chống tham nhũng trong ngành Tài chính: Kiên quyết loại bỏ TTHC rườm rà, gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp
Tiếp tục lấy ý kiến về “xuất nhập khẩu tại chỗ”
8 tháng chi gần 100 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
Thái Lan nêu hàng loạt ưu tiên chính sách của chính phủ
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Cần tư duy mới, cách làm mới cho tương lai thế giới
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics