Đông Nam Á - Điểm đến hàng đầu của các công ty công nghệ Trung Quốc
Theo tờ The Economist (Anh), những "gã khổng lồ" công nghệ của Trung Quốc đang trải qua một khoảng thời gian tồi tệ. Tại quê nhà Trung Quốc, các tập đoàn này đang phải đối mặt với một loạt quy định siết chặt hoạt động kinh doanh trong khi ở phương Tây, chính phủ các nước muốn gây khó khăn hơn cho các công ty Trung Quốc kinh doanh tại quốc gia của họ.
Các "gã khổng lồ" công nghệ của Trung Quốc xác định Đông Nam Á sẽ là điểm đến hàng đầu. |
Do đó, các tập đoàn này đang buộc phải tìm kiếm các thị trường xung quanh để có được môi trường kinh doan thân thiện hơn. Thị trường nước ngoài chiếm một tỷ trọng tương đối nhỏ trong doanh số bán hàng của các tập đoàn Trung Quốc. Ví dụ, Tập đoàn Tencent kiếm được khoảng 5 tỷ USD doanh thu bên ngoài Trung Quốc Đại lục vào năm ngoái, chiếm chưa đến 8% tổng doanh thu. Tương tự, có rất ít thu nhập của Alibaba đến từ nước ngoài, nên công ty này dường như không bận tâm đến việc công bố thông tin phân tích về địa lý.
Tuy nhiên, nếu bắt đầu thì không có nơi nào nổi bật hơn Đông Nam Á bởi đây là nơi sinh sống của gần 700 triệu dân, có các nền kinh tế số hóa nhanh chóng và quan trọng là không có các biện pháp cứng rắn về địa chính trị. Sau khi quan tâm đến những "đứa con cưng" trực tuyến ở Đông Nam Á như Lazada (một liên doanh thương mại điện tử do Alibaba sở hữu phần lớn) hoặc Sea Group (trong đó Tencent nắm giữ 23% cổ phần), những "gã khổng lồ" của Trung Quốc đang mở rộng trực tiếp sang Đông Nam Á nhiều hơn.
Năm ngoái, Alibaba đã mua một nửa tòa nhà 50 tầng ở Singapore, nơi được coi là trung tâm thương mại của khu vực. Tencent và ByteDance, chủ sở hữu chưa niêm yết của TikTok, một ứng dụng video ngắn nổi tiếng, cũng đã mở các trung tâm tại khu vực và bắt đầu tuyển dụng lao động địa phương.
Trong khi đó, điện toán đám mây đang mang đến một cơ hội cụ thể. Mặc dù tổng quy mô của thị trường điện toán đám mây ở Đông Nam Á còn tương đối nhỏ với mức dưới 2 tỷ USD một năm, con số này đã tăng hơn 50% vào năm 2020 và chưa có dấu hiệu chậm lại. Các công ty Trung Quốc cũng đang giành được thị phần lớn hơn bao giờ hết trong "miếng bánh khổng lồ" này, chủ yếu là từ Amazon Web Services (AWS), bộ phận đám mây của đế chế thương mại điện tử Mỹ.
Theo công ty nghiên cứu thị trường Gartner, năm 2020, Tencent, Alibaba và Huawei chiếm 22% thị trường điện toán đám mây ở Đông Nam Á và các nền kinh tế nhỏ hơn của châu Á-Thái Bình Dương, tăng từ mức 18% của năm 2019. Điều này được minh chính qua việc Tencent mở trung tâm dữ liệu đầu tiên ở Indonesia và thứ hai ở Thái Lan. Vào tháng 6/2021, Alibaba cho biết họ sẽ xây dựng công ty đầu tiên tại Philippines.
Không giống như AWS và các đối thủ đám mây của Mỹ, Google Cloud hay Microsoft’s Azure, các công ty Trung Quốc rất thoải mái với nguyên tắc bản địa hóa dữ liệu. Nhiều chính phủ Đông Nam Á yêu cầu dữ liệu về công dân của họ phải được xử lý và lưu trữ trên lãnh thổ của họ.
Bên cạnh đó, Đông Nam Á là một môi trường vừa quen thuộc (với hàng triệu người nói tiếng Trung) vừa đa dạng (với các khu vực pháp lý khác nhau và nhiều mức thu nhập). Trong quá khứ, các công ty châu Á đã sử dụng khu vực này như một trụ cột để chinh phục toàn cầu, đáng chú ý nhất là Toyota, công ty này đã bắt đầu mở rộng ra quốc tế tại Thái Lan vào năm 1957. Do vậy, những "gã khổng lồ" công nghệ Trung Quốc rất muốn đi theo con đường này.
Tin liên quan
Khai phá tiềm năng thị trường Hồng Kông
19:06 | 03/10/2024 Kinh tế
Kiên quyết phản đối hành xử thô bạo của lực lượng Trung Quốc với tàu cá Việt Nam
14:01 | 03/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
EU và Trung Quốc tiếp tục nỗ lực giải quyết bất đồng về xe điện
07:59 | 01/10/2024 Xe - Công nghệ
IMF quan ngại về chính sách thuế quan của Mỹ
14:01 | 03/10/2024 Nhìn ra thế giới
Nước Nga chuẩn bị cho một cuộc đối đầu lâu dài với Mỹ
08:43 | 02/10/2024 Nhìn ra thế giới
Châu Âu giảm dần sự phụ thuộc vào khí đốt Nga
08:41 | 02/10/2024 Nhìn ra thế giới
Khả năng Ngân hàng Trung ương châu Âu cắt giảm lãi suất trong tháng 10
07:59 | 01/10/2024 Nhìn ra thế giới
Phá vụ buôn lậu bạch kim trị giá gần 32 tỷ đồng
08:23 | 30/09/2024 Hải quan thế giới
Nga chuyển hướng xuất khẩu dầu mỏ, sản phẩm dầu mỏ và than đá
08:16 | 27/09/2024 Nhìn ra thế giới
EU và Trung Quốc thảo luận về những thách thức và các mối đe dọa
14:04 | 26/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hải quan Hoa Kỳ siết kiểm soát thông tin mô tả hàng hóa
13:41 | 26/09/2024 Hải quan thế giới
Uzbekistan ký thỏa thuận hợp tác hải quan với Hoa Kỳ
16:16 | 24/09/2024 Hải quan thế giới
Hoạt động kinh doanh của Eurozone trong tháng Chín bất ngờ giảm mạnh
09:14 | 24/09/2024 Nhìn ra thế giới
EC kiện Trung Quốc lên WTO liên quan các biện pháp phòng vệ thương mại
09:13 | 24/09/2024 Nhìn ra thế giới
Upbit: Lĩnh vực tiền điện tử sẽ tiếp tục phát triển hậu bầu cử Mỹ
10:07 | 22/09/2024 Nhìn ra thế giới
Tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa ASEAN-Mỹ
10:07 | 22/09/2024 Nhìn ra thế giới
bawns cas h5
Tin mới
Tội phạm lợi dụng việc thành lập doanh nghiệp để sản xuất, vận chuyển trái phép ma túy
9 tháng, ngành Hải quan thu ngân sách đạt hơn 300 nghìn tỷ đồng
Hải quan KCN Trảng Bàng lưu ý doanh nghiệp tránh các rủi ro, vi phạm
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 80 phát hành ngày 4/10/2024
Khai phá tiềm năng thị trường Hồng Kông
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics