Đông Nam Á đón "làn sóng" du khách từ Trung Quốc
Các nền kinh tế dựa vào du lịch ở Đông Nam Á dự kiến sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ quyết định từ bỏ lệnh cấm du lịch của Trung Quốc, do các nước này không áp dụng các yêu cầu xét nghiệm Covid-19 đối với các du khách đến từ Trung Quốc như các nước châu Âu, Nhật Bản và Mỹ đã làm. |
Ngay cả khi virus SARS-CoV-2 đang hoành hành 1,4 tỷ dân của đất nước này, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vẫn sẽ mở cửa biên giới từ ngày 8/1, động thái hứa hẹn khơi dậy làn sóng du khách háo hức du lịch sau 3 năm kiềm chế nghiêm ngặt ở nhà. Và lẽ dĩ nhiên là khách du lịch Trung Quốc sẽ lựa chọn rắc rối tối thiểu và hướng đến những nơi không yêu cầu xét nghiệm. Điều này sẽ mang lại lợi ích cho Đông Nam Á, vốn đang thúc đẩy du lịch để phục hồi.
Trong khi Australia, Anh, Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ… yêu cầu kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 đối với khách Trung Quốc nhập cảnh, các nước Đông Nam Á, từ Campuchia đến Indonesia và Singapore đều không áp đặt những yêu cầu như vậy. Ngoại trừ thử nghiệm nước thải của hành khách đi máy bay của Malaysia và Thái Lan, 11 quốc gia trong khu vực sẽ đối xử với các du khách Trung Quốc giống như bất kỳ vị khách quốc tế nào khác. Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim nói: "Chúng tôi không có lập trường phân biệt đối xử với bất kỳ quốc gia nào".
Đông Nam Á là nơi có nhiều nền kinh tế phụ thuộc vào du lịch, trong đó người Trung Quốc từng chiếm phần lớn du khách, khiến các bãi biển thiên đường, trung tâm mua sắm sang trọng và sòng bạc đều bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự vắng mặt của họ trong vài năm qua. Giờ đây, ngành du lịch của họ đang chuẩn bị chào đón các du khách Trung Quốc trở lại. Theo tập đoàn Citi, năm 2019, có 155 triệu người Trung Quốc đi du lịch nước ngoài, chi tiêu 254,6 tỷ USD, gần bằng GDP của Việt Nam. Các nhà nghiên cứu của Citi đã dự báo về một "sự phục hồi có ý nghĩa" trong ngành du lịch đại chúng sẽ bắt đầu từ quý 2/2023. Thái Lan dự kiến chào đón 5 triệu khách Trung Quốc trong năm nay, tương đương khoảng một nửa con số 10,99 triệu khách của năm 2019. Nước láng giềng Malaysia dự kiến đón 1,5 triệu đến 2 triệu khách du lịch Trung Quốc vào năm 2023, so với 3 triệu thời trước đại dịch.
Các quan chức đã hạ thấp những mối lo ngại về sức khỏe mà các quốc gia khác đưa ra, chẳng hạn như mối quan tâm của Mỹ về việc không đủ thông tin và lo sợ rằng nhiều ca nhiễm ở Trung Quốc có thể tạo ra các biến thể mới của virus. Singapore cho biết họ có tỷ lệ miễn dịch dân số cao, với khoảng 40% người dân đã bị nhiễm SARS-CoV-2 và 83% đã được tiêm phòng, trong khi nước này cũng đã củng cố năng lực chăm sóc y tế. Tại Bali, Ida Bagus Agung Parta, Chủ tịch Hội đồng du lịch của hòn đảo nghỉ dưỡng này, cho biết Bali sẽ "tăng cường sự phòng vệ của chúng tôi", chẳng hạn như triển khai cho các lao động tiêm liều vaccine tăng cường thứ hai trong tháng này. Bộ trưởng Y tế Công cộng Thái Lan Anutin Charnvirakul Anutin khẳng định: “Đây là một cơ hội để khôi phục tình hình kinh tế của chúng ta và phục hồi sau những tổn thất mà chúng ta đã trải qua trong gần 3 năm qua”.
Sự thay đổi chính sách phòng dịch của Trung Quốc hứa hẹn sẽ mang lại lợi ích cho Đông Nam Á, nơi các chính phủ đang nỗ lực đưa ra nhiều chương trình sáng tạo để thu hút khách du lịch sau một thời gian dài ngành này bị ảnh hưởng của đại dịch.
Tin liên quan
Xuất nhập khẩu tiếp tục tăng tốc ấn tượng
20:36 | 06/10/2024 Kinh tế
Xuất khẩu cá sấu và khỉ sang Trung Quốc: Cơ hội để ổn định đầu ra cho sản phẩm
09:01 | 05/10/2024 Kinh tế
Hệ lụy “tour 0 đồng”
07:41 | 04/10/2024 Người quan sát
Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc có thể là thể chế tiếp theo hạ lãi suất
08:36 | 07/10/2024 Nhìn ra thế giới
Kinh tế Đức có thể suy thoái năm thứ 2 liên tiếp
08:31 | 07/10/2024 Nhìn ra thế giới
Lào tăng cường đảm bảo an ninh cho Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45
09:20 | 06/10/2024 Nhìn ra thế giới
Thách thức chờ đón tân Tổng thư ký NATO
06:44 | 06/10/2024 Nhìn ra thế giới
Cục diện "khó lường" ở Trung Đông
08:57 | 05/10/2024 Nhìn ra thế giới
WCO và ESA hợp tác ứng phó khủng hoảng và an ninh thông qua công nghệ không gian
15:50 | 04/10/2024 Hải quan thế giới
IMF quan ngại về chính sách thuế quan của Mỹ
14:01 | 03/10/2024 Nhìn ra thế giới
Nước Nga chuẩn bị cho một cuộc đối đầu lâu dài với Mỹ
08:43 | 02/10/2024 Nhìn ra thế giới
Châu Âu giảm dần sự phụ thuộc vào khí đốt Nga
08:41 | 02/10/2024 Nhìn ra thế giới
Khả năng Ngân hàng Trung ương châu Âu cắt giảm lãi suất trong tháng 10
07:59 | 01/10/2024 Nhìn ra thế giới
Phá vụ buôn lậu bạch kim trị giá gần 32 tỷ đồng
08:23 | 30/09/2024 Hải quan thế giới
Hàn-Trung nhất trí hợp tác, thúc đẩy quan hệ song phương
08:01 | 30/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nga chuyển hướng xuất khẩu dầu mỏ, sản phẩm dầu mỏ và than đá
08:16 | 27/09/2024 Nhìn ra thế giới
bawns cas h5
Tin mới
3 lí do khiến giá bất động sản tăng cao đột biến
Tìm giải pháp xây dựng Hệ thống quản lý hàng hóa XNK giao dịch qua thương mại điện tử
Động lực chính cho tăng trưởng kinh tế cả nước từ 2 "đầu tàu" Hà Nội và TPHCM
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 81 phát hành ngày 8/10/2024
TP Hồ Chí Minh: Phối hợp quản lý chặt sản xuất vàng trang sức
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics