Đồng USD đang bị “xa lánh”?
Đồng tiền số Nhân dân tệ liệu có thay được đồng USD? Tương lai của đồng USD Đồng USD vẫn đảm bảo vị thế thống trị toàn cầu |
Đà tiến của NDT
Tháng 3/2023, tổng trao đổi mậu dịch hai chiều của Trung Quốc bằng đồng NDT đã đạt kỷ lục 550 tỷ USD. NDT được sử dụng trong 48,4% các thương vụ. Vai trò của đồng USD bị thu hẹp lại còn 46,7%. Nhật báo tài chính Kommersant ngày 7/7 đưa tin trong 100 giao dịch thương mại, 41 trường hợp sử dụng NDT, 40 trường hợp được thanh toán bằng USD và Euro chỉ được sử dụng trong 19 trường hợp.
Từ đầu năm 2023, Brazil và Argentina cùng thông báo muốn “xa rời đồng USD”. Ngày 29/3, Brazil và Trung Quốc đã thông qua thoả thuận “đẩy mạnh trao đổi mậu dịch và đầu tư hai chiều” bằng NDT. Tổng thống Lula da Silva còn vận động để cho ra đời một đơn vị tiền tệ chung của nhóm BRICS. Cuối tháng 5, Bộ trưởng Tài chính Argentina, Sergio Massa, đến Bắc Kinh đàm phán vay thêm của Trung Quốc tránh để Buenos Aires vỡ nợ. Đổi lại Argentina cam kết mua hàng của Trung Quốc bằng đồng NDT. Ngày 7/8, Argentina vừa huy động 1,7 tỷ NDT để thanh toán nợ đáo hạn.
“Nước chảy chỗ trũng”
Chính vấn đề nợ như trường hợp Argentina đang thúc đẩy một số quốc gia xa lánh USD. Theo Giáo sư Vincent Pons, cộng tác viên với Đại học Kinh doanh Harvard, khi đơn vị tiền tệ bị phá giá đến mức độ này, điều dễ hiểu là Buenos Aires không còn muốn phải lệ thuộc vào USD, vào hệ thống tiền tệ IMF.
Trong khi đó, do làm chủ đồng USD, Mỹ tự cho mình những quyền lợi mà các nước nghèo khó có thể chấp nhận được. Mỹ cũng nợ nần chồng chất, nhưng chỉ cần “in tiền” là giải quyết được tất cả. Cũng vì đồng USD và kinh tế của Mỹ vững chắc và được tín nhiệm mà chính quyền Liên bang luôn đi vay với lãi suất thấp. Những nước nghèo không được hưởng những “ưu đãi” đó.
Carl Grekou thuộc trung tâm CEPII cho rằng vị thế áp đảo của đồng USD trong hệ thống tiền tệ thế giới hiện nay là một cái bẫy: “Đây là một hệ thống mà trong đó đồng USD đã tự nuôi dưỡng chính nó, nghĩa là ai cũng sử dụng đồng USD và đấy là một giải pháp đơn giản. Thậm chí mức nợ của các nền kinh tế cũng được tính bằng USD, bởi họ phải đi vay bằng đồng USD. Các khoản thâm hụt mậu dịch cũng được tính bằng đồng USD. Điều này khiến một quốc gia trong tình trạng nhập siêu thì trước sau gì cũng phải huy động USD để thanh toán cho nhà cung cấp.
Tất cả những yếu tố vừa nêu khiến cho ngày càng nhiều người tin vào dự báo rằng hệ thống tiền tệ quốc tế sắp chuyển sang mô hình lưỡng cực, ở đó, đồng USD không còn độc quyền và sẽ phải chia sẻ vị thế áp đảo với một đơn vị tiền tệ khác. Hiện tại người ta nghĩ là đồng NDT sẽ chia sẻ vị trí áp đảo đó của USD.
NDT có đủ điều kiện?
Vậy câu hỏi kế tiếp là NDT có “đủ điều kiện” để trở thành một đơn vị tiền tệ quốc tế như đồng USD hay chưa?
Theo Giáo sư Pons của Đại học Kinh doanh Harvard, câu trả lời là chưa: “Một trật tự tiền tệ quốc tế khác hoàn toàn có thể ra đời nhưng tôi nghĩ đồng Euro sẽ là đơn vị tiền tệ thay thế tốt hơn cả nếu các thành viên châu Âu đồng ý phát hành nhiều hơn trái phiếu bằng Euro. Về giải pháp thành lập một đơn vị tiền tệ chung cho nhóm BRICS, vấn đề đặt ra là kinh tế các nước này đều trồi sụt thất thường. Do vậy ít có khả năng họ sẽ giữ được cam kết là không điều chỉnh tỉ giá hối đoái, không phá giá đồng tiền và cũng không tự động tăng giá của đơn vị tiền tệ chung để giải quyết những khó khăn riêng của một thành viên nào đó trong khối. Hiện thời người ta nhắc nhiều đến đồng NDT, nhưng NDT không đủ tư cách để được các nhà đầu tư quốc tế tín nhiệm, do vậy đồng NDT không đủ sức thay thế đồng USD”.
Tin liên quan
Tại sao đồng NDT không thể “soán ngôi” của USD?
14:41 | 03/09/2024 Nhìn ra thế giới
Chuyên gia dự đoán đồng USD sẽ vẫn mạnh trong những tháng tới
08:53 | 05/04/2024 Nhìn ra thế giới
"Ly cocktail" có thể phá vỡ sự ổn định của kinh tế ASEAN
08:22 | 01/11/2023 Nhìn ra thế giới
Upbit: Lĩnh vực tiền điện tử sẽ tiếp tục phát triển hậu bầu cử Mỹ
10:07 | 22/09/2024 Nhìn ra thế giới
Tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa ASEAN-Mỹ
10:07 | 22/09/2024 Nhìn ra thế giới
Giá dầu thị trường thế giới nối dài đà phục hồi mạnh mẽ
08:02 | 20/09/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát tăng thấp hơn dự báo, BoE có khả năng giữ nguyên lãi suất
08:10 | 19/09/2024 Nhìn ra thế giới
Cục Dự trữ liên bang cắt giảm lãi suất mạnh mẽ
08:09 | 19/09/2024 Nhìn ra thế giới
Ông Trump cùng các đối tác ra mắt mạng giao dịch tiền kỹ thuật số mới
07:47 | 18/09/2024 Nhìn ra thế giới
Những tín hiệu lạc quan về kinh tế Mỹ trước thềm cuộc họp của Fed
07:46 | 18/09/2024 Nhìn ra thế giới
Khai mạc Hội nghị Hội đồng Khu vực mậu dịch tự do ASEAN lần thứ 38
08:20 | 17/09/2024 Nhìn ra thế giới
Italy-Anh nhất trí tăng cường hợp tác trong các vấn đề quan trọng toàn cầu
08:19 | 17/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hơn 2 tấn ma túy đá cất giấu trong lô hàng dưa hấu
11:01 | 16/09/2024 Hải quan thế giới
UAE tìm kiếm hiệp định thương mại với nhiều quốc gia trên thế giới
08:06 | 16/09/2024 Nhìn ra thế giới
Thái Lan nêu hàng loạt ưu tiên chính sách của chính phủ
09:09 | 13/09/2024 Nhìn ra thế giới
Tương lai nhiều bất định của thị trường năng lượng thế giới
07:52 | 12/09/2024 Nhìn ra thế giới
bawns cas h5
Tin mới
TP Hồ Chí Minh ưu tiên thu hút đầu tư vào lĩnh vực vi mạch bán dẫn
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 77 phát hành ngày 24/9/2024
Cục Thuế TPHCM dồn lực tập trung giải quyết sớm hồ sơ đất đai
Phối hợp chống buôn lậu trên vùng biển Hải Phòng, Thái Bình
Hải quan Hà Nội: Thuế từ nhóm hàng điện gia dụng, linh kiện điện tử tăng mạnh
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform