Đột phá cải cách của Hải quan
Lợi tứ bề
Chia sẻ với phóng viên Báo Hải quan, ông Triệu Văn Nghệ, Trưởng phòng XNK, Công ty TNHH Hankyu-Hanshin Express Việt Nam cho biết: Quá trình cải cách, hiện đại hóa ngành Hải quan, đặc biệt là việc triển khai Hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS đem lại cho DN nhiều lợi ích thiết thực. Hiện nay, đối với hàng hóa thuộc luồng Xanh, DN chỉ mất vài giây đến 1 phút là có thể lấy được kết quả.
Bên cạnh đó, các thủ tục hải quan ngày càng được hiện đại hóa, giúp DN hoàn tất thủ tục nhanh chóng mà vẫn tiết kiệm được thời gian, công sức. Ông Nghệ dẫn chứng, điển hình là hình thức nộp thuế XNK qua ngân hàng, chỉ sau 15 phút DN nộp tiền vào tài khoản ngân hàng, cơ quan Hải quan đã tiếp nhận được thông tin và tạo điều kiện thông quan hàng hóa cho DN. Việc này trước đây mất khoảng 1-2 ngày. “Ngoài ra, Hệ thống quản lý giám sát hải quan có rất nhiều thay đổi đột phá. Các văn bản hệ thống luật, Thông tư hướng dẫn đã rõ ràng hơn, giúp DN không còn gặp trường hợp chồng chéo giữa các quy định”, ông Nghệ nhấn mạnh.
Là một người có sự am hiểu tường tận nhiều vấn đề liên quan tới hoạt động XNK hàng hóa, ông Nguyễn Ngọc Minh, Trưởng phòng XNK, một DN chuyên XNK thiết bị y tế tại Hà Nội bộc bạch: Trước đây, khi khai báo thủ tục qua hồ sơ giấy, DN mất khá nhiều thời gian và phải cử nhân viên tới các Chi cục Hải quan để làm việc trực tiếp. Nhưng từ khi ngành Hải quan đẩy mạnh triển khai thủ tục hải quan điện tử, từ khai báo tới quá trình thông quan hàng hóa nhanh gọn hơn nhiều. Chi phí và công sức DN phải bỏ ra nhờ đó cũng giảm đáng kể. “Bên cạnh thủ tục hải quan điện tử, DN cũng đánh giá cao nỗ lực triển khai Cơ chế một cửa quốc gia của ngành Hải quan. Hiện nay, Bộ Y tế đã bắt đầu tham gia triển khai Cơ chế một cửa quốc gia. DN đang khá kỳ vọng, ủng hộ bởi những lợi ích to lớn đem lại cho DN”, ông Minh nói.
Trò chuyện với phóng viên Báo Hải quan bên lề cuộc tọa đàm với chủ đề “Nâng cao năng lực cạnh tranh-nhìn từ lĩnh vực Hải quan” diễn ra mới đây, ông Nguyễn Văn Thân, Phó chủ tịch thường trực Hội DN nhỏ và vừa Việt Nam nhấn mạnh: Những cải cách của ngành Hải quan trong thời gian qua có thể coi là sự đột phá lớn. Đưa ra cái nhìn bao quát với sự so sánh tổng thể hơn, theo ông Thân, so với 5 năm trước đây, hiện nay thủ tục hải quan đã thay đổi rất nhiều theo hướng đơn giản và thuận tiện hơn cho DN.
Riêng Hải quan thôi, chưa đủ
Theo ông Nguyễn Văn Thân, hàng loạt động thái cải cách của ngành Hải quan thời gian qua như triển khai Hệ thống thông quan tự động VNACC/VCIS, thúc đẩy kết nối với các bộ, ngành triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, tiến hành đo thời gian giải phóng hàng…, riêng ngành Hải quan làm tốt nhưng có những bộ, ngành chưa phối hợp tích cực, đồng bộ. Nếu tình trạng này không thay đổi thì một số mục tiêu đặt ra trong Nghị quyết 19/2015/NQ-CP như giảm thời gian thông quan hàng hóa XNK ngang bằng với các nước ASEAN-6 trong năm 2015 khó đạt được. Bên cạnh sự thiếu tích cực từ phía một số bộ, ngành, ông Thân thừa nhận, có những vướng mắc, khó khăn lại nảy sinh từ chính sự bị động, thiếu hiểu biết của DN. Nhiều khi với các quy định, thủ tục đổi mới, DN chưa nhìn rõ tầm quan trọng, thiếu sự học hỏi nên khi làm là vướng mà thông thường, hễ thấy vướng, thấy khó DN lại kêu ca do ngành Hải quan.
Nói về công cuộc cải cách, hiện đại hóa ngành Hải quan thời gian qua, đặc biệt là việc triển khai các nhiệm vụ, mục tiêu theo đúng tinh thần đặt ra tại Nghị quyết 19/2015/NQ-CP của Chính phủ về những nhiệm vụ giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đánh giá: Nghị quyết 19/2015/NQ-CP đặt trọng tâm lớn là cải cách toàn diện quy định quản lý chuyên ngành XNK theo hướng chuyển mạnh sang hậu kiểm và áp dụng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước. Nghị quyết đã “điểm danh” cụ thể, rõ ràng một số văn bản điển hình đang thực sự gây cản trở cho việc thông quan hàng hóa và yêu cầu sửa đổi. “Đến nay, tôi thấy riêng ngành Hải quan rất tích cực, chủ động để phối hợp với các bộ, ngành khác rà soát hơn 300 văn bản về quản lý chuyên ngành. Vấn đề đặt ra là, bên cạnh sự tích cực của ngành Hải quan, một số bộ, ngành vẫn chưa thực sự tích cực”, TS. Nguyễn Đình Cung nói.
TS. Nguyễn Đình Cung lý giải thêm: Ví dụ, nhiệm vụ sửa đổi Thông tư tại cấp Bộ, Bộ sửa một tháng là xong, thậm chí chỉ cần một tuần là xong nhưng nhiều Bộ chưa thực hiện sửa đổi. Do vậy, công việc đáng lẽ một tuần thì kéo thành một tháng, tháng lại kéo thành quý.
Theo TS. Nguyễn Đình Cung, các nội dung, mục tiêu đặt ra trong Nghị quyết 19/2015/NQ-CP về cải thiện môi trường kinh doanh của Việt Nam liên quan khá nhiều tới hoạt động và sự nỗ lực của ngành Hải quan, tuy nhiên, riêng ngành Hải quan thôi thì chưa đủ. “Mục tiêu dù thách thức nhưng sẽ đạt được nếu các Bộ trưởng, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực sự quyết tâm, vào cuộc sát sao. Điều này được thể hiện thông qua việc các bộ, ngành, địa phương tổ chức đánh giá thường xuyên quá trình triển khai các nội dung nêu trong Nghị quyết 19/2015/NQ-CP. Đơn vị nào làm tốt thì khen thưởng và ngược lại đơn vị nào không làm được thì cần có biện pháp xử lý, thậm chí có thể thay thế lãnh đạo bộ, ngành làm chưa tốt đến khi nào có người làm tốt mới thôi”, TS. Nguyễn Đình Cung bày tỏ quan điểm.
Liên quan tới vấn đề này, ông Nguyễn Văn Thân bổ sung thêm: Đối với riêng ngành Hải quan, cũng cần đảm bảo sự kiên quyết, đồng bộ trong cả hệ thống. Ví dụ, tinh thần cải cách, triển khai các biện pháp thiết thực nhằm giảm thời gian thông quan hàng hóa, tạo thuận lợi tối đa cho DN cần đảm bảo thông suốt từ cấp Tổng cục xuống đến cấp Cục, Chi cục để chính sách ngấm vào cuộc sống, tránh tình trạng cấp trên đã thông nhưng cấp dưới chậm cập nhật, thay đổi, gây khó khăn cho DN trong thực tiễn triển khai.
Định hướng cải cách thủ tục hành chính lĩnh vực Hải quan trong thời gian tới: Một là, tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hải quan theo hướng đơn giản, rõ ràng, minh bạch, công khai, thuận tiện và thống nhất, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế về hải quan, tạo thuận lợi hơn nữa cho hoạt động XK, NK, quá cảnh hàng hóa, phương tiện vận tải; giảm chi phí, thời gian của người dân và DN trong việc thực hiện thủ tục hải quan; có cơ chế khuyến khích, động viên người khai hải quan tuân thủ pháp luật hải quan, pháp luật thuế trong quản lý hải quan. Hai là, đẩy mạnh công tác hiện đại hóa hải quan theo hướng tăng cường ứng dụng CNTT và các phương tiện kỹ thuật hiện đại trong hoạt động quản lý hải quan nói chung và thủ tục hải quan bằng phương tiện điện tử nói riêng; áp dụng đầy đủ phương pháp quản lý rủi ro trong hoạt động kiểm tra, giám sát hải quan. Ba là, tăng cường tính hiệu lực và hiệu quả của công tác quản lý hải quan toàn diện nhằm ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi gian lận, trốn thuế; buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; bảo đảm hiệu quả công tác quản lý thuế đối với hàng hóa XK, NK; tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan Nhà nước và các tổ chức, cá nhân có liên quan với cơ quan Hải quan trong việc thực hiện pháp luật hải quan. Bốn là, đáp ứng yêu cầu một cửa quốc gia, một cửa ASEAN; xác định trách nhiệm của các bộ, ngành, các tổ chức, cá nhân có liên quan trong hoạt động quản lý Nhà nước về Hải quan. Năm là, giải quyết các vướng mắc của DN phát sinh trong quá trình thực hiện Luật Hải quan 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành, nâng cao giá trị pháp lý những nội dung quy định chi tiết tại các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành Luật đã thực hiện ổn định và phù hợp với thực tiễn. (Nguồn: Tổng hợp theo Báo cáo sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2015) |
Tin liên quan
Cục Hải quan TPHCM: Trao trên 700 triệu đồng ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
16:30 | 12/09/2024 Hải quan
Thiết lập các kênh thông tin trao đổi giữa cơ quan Hải quan và doanh nghiệp
16:10 | 12/09/2024 Hải quan
Hải quan TPHCM mong doanh nghiệp đồng hành thực hiện phương châm “5 cùng”
16:03 | 12/09/2024 Hải quan
Hải quan TPHCM: Tập trung giải pháp thu NSNN những tháng cuối năm
12:27 | 12/09/2024 Hải quan
Ngành Hải quan: Thu ngân sách khó khăn dần xuất hiện
11:32 | 12/09/2024 Hải quan
Tuân thủ pháp luật về hải quan là ưu tiên trong hoạt động của doanh nghiệp
11:14 | 12/09/2024 Hải quan
Hải quan cửa khẩu Lào Cai thông quan gần 400 xe hàng trong ngày thông quan trở lại sau lũ
10:43 | 12/09/2024 Hải quan
Cơ quan Hải quan giúp doanh nghiệp nâng cao mức độ tuân thủ pháp luật
10:01 | 12/09/2024 Hải quan
Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản ghi nhận lợi ích khi phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
16:56 | 11/09/2024 Hải quan
EuroCham thán phục cao công tác cải cách và phương pháp làm việc của cơ quan Hải quan
16:52 | 11/09/2024 Hải quan
Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics đề xuất hợp tác chặt chẽ với Hải quan
16:43 | 11/09/2024 Hải quan
Phó Tổng thư ký VCCI Đậu Anh Tuấn: Quan hệ đối tác Hải quan – Doanh nghiệp có chuyển biến ngoạn mục
16:36 | 11/09/2024 Hải quan
Hải quan Quảng Ninh có nhiều sáng kiến phát triển quan hệ đối tác
16:32 | 11/09/2024 Hải quan
bawns cas h5
Tin mới
Cục Hải quan TPHCM: Trao trên 700 triệu đồng ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
TP Hồ Chí Minh: Thanh tra, xử phạt 3 doanh nghiệp thực phẩm
Ngành Hải quan đã nỗ lực tạo thuận lợi cho doanh nghiệp Hàn Quốc
Thiết lập các kênh thông tin trao đổi giữa cơ quan Hải quan và doanh nghiệp
Hải quan TPHCM mong doanh nghiệp đồng hành thực hiện phương châm “5 cùng”
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics