Đưa tên lửa tầm trung đến Châu Á, Mỹ đang “xoay trục” nhanh hơn
Trong nhiều thập kỷ, các quốc gia nằm cách xa Mỹ từ Sri Lanka ở Ấn Độ Dương đến đồng minh Philippines tại Đông Nam Á luôn xem việc Washington triển khai khí tài và lực lượng tại Châu Á như một biện pháp cần thiết nhằm chống lại tham vọng mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc. Tuy nhiên sự chệch hướng khỏi chiến lược “xoay trục sang Châu Á” vốn có từ thời cựu Tổng thống Barack Obama, cùng với chính sách hướng nội “nước Mỹ trên hết” của Tổng thống Trump và những xáo trộn gần đây tại Bộ Quốc phòng Mỹ đã làm dấy lên nhiều câu hỏi về việc Châu Á đang đứng ở đâu trong các ưu tiên của Washington.
| |
Tên lửa chiến thuật Tomahawk Block IV của Mỹ. Ảnh: Hải quân Mỹ. |
Triển khai tên lửa tầm trung
Các quan chức quốc phòng, ngoại giao, nhà quan sát trong khu vực cho biết họ đang phân tích chặt chẽ các tín hiệu từ tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper về chiến lược, đầu tư và triển khai quân đội Mỹ tại châu Á.
“Ông ấy sẽ là một người tuyệt vời”, đó là lời khen ngợi mà Tổng thống Mỹ Donald Trump dành tặng cho Mark Esper – nhân vật thứ 4 được lựa chọn vào vị trí Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ chỉ trong 3 năm. Tại Châu Á, các nhà phân tích và hoạch định chính sách quốc phòng từng theo dõi những xáo trộn chưa từng thấy ở Bộ Quốc phòng suốt nhiệm kỳ của Tổng thống Trump cũng hy vọng cựu quân nhân từng tốt nghiệp Học viện quân sự Mỹ này sẽ đảm đương tốt vai trò lãnh đạo một trong những quân đội hùng mạnh nhất thế giới.
Tâm điểm sự chú ý là những tuyên bố của ông chủ Lầu Năm Góc trong chuyến công du châu Á hồi đầu tháng 8, tại đây ông Esper bày tỏ hy vọng sớm triển khai các tên lửa tiêu chuẩn tầm trung trong khu vực. Bình luận này được đưa ra một ngày sau khi Mỹ rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) được ký kết từ năm 1987.
Mỹ cho rằng việc Nga không tuân thủ các cam kết là lý do khiến Hiệp ước INF sụp đổ và Bộ trưởng Esper khẳng định mong muốn triển khai các tên lửa với khả năng tiên tiến hơn từng bị cấm theo quy định của INF, tại châu Á trong thời gian sớm nhất. Đây là chính sách mà các nhân vật tại Washington có quan điểm cứng rắn với Trung Quốc mong muốn tìm kiếm trong thời gian dài, viện dẫn những lo ngại liên quan đến sự phát triển vượt bậc về công nghệ tên lửa của Trung Quốc trong khu vực.
Trước đó, ông Jim Fanell, cựu giám đốc tình báo của Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ trích dẫn các nghiên cứu độc lập cho biết, tên lửa đạn đạo DF-21D của Trung Quốc vốn được mệnh danh là “sát thủ diệt tàu sân bay”, không chỉ có khả năng vô hiệu hóa các căn cứ hải quân của Mỹ tại Nhật Bản, Hàn Quốc mà còn nhắm vào các tàu sân bay đang hoạt động tại Tây Thái Bình Dương.
Khi được hỏi về phản ứng bất lợi mà Trung Quốc có thể đưa ra đối với kế hoạch nêu trên, Bộ trưởng Esper nói rằng: “80% số lượng tên lửa trong kho vũ khí của Trung Quốc là hệ thống tên lửa tầm trung vì thế họ sẽ không ngạc nhiên khi chúng tôi muốn có một khả năng tương tự”.
Các quan chức tại Trung Quốc đã nhanh chóng cảnh báo về biện pháp đáp trả nếu tên lửa của Mỹ được triển khai ngay sát sườn quốc gia này. Trong bài bình luận đăng tải trên Thời báo Hoàn cầu hồi đầu tháng 8, ông Wang Hongguang, Cựu Phó tư lệnh quân khu Nam Kinh viết rằng, Mỹ có thể triển khai tên lửa theo vòng vây hình chữ “C” bao quanh Trung Quốc đại lục và điều này sẽ tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng về an ninh. Những địa điểm tiềm năng là quần đảo Aleutian gần Alaska, đảo Guam ở Thái Bình Dương, căn cứ quân sự Diego Garcia ở Ấn Độ Dương và các quốc gia thân thiện với Mỹ ở trung Á và tây Á.
Ở mạn Thái Bình Dương, các nhà quan sát đánh giá Australia và Hàn Quốc có thể được chọn là những nơi triển khai tên lửa của Mỹ, tuy nhiên lãnh đạo các nước này khẳng định không đàm phán với Washington về kế hoạch như vậy. Ông Wang Hongguang cảnh báo, những quốc gia cho triển khai tên lửa của Mỹ nên biết rằng họ sẽ trở thành mục tiêu tấn công hàng đầu của Trung Quốc nếu xung đột Mỹ-Trung bùng nổ.
Các nước Châu Á đã bắt đầu nghiên cứu hậu quả liên quan đến kế hoạch của triển khai tên lửa Mỹ trong khu vực. ông Ian Bremmer, chủ tịch trung tâm tư vấn chính trị Eurasia Group có trụ sở tại New York cho biết: “Sẽ rất khó cho Mỹ để triển khai tên lửa ngay trong năm 2019”.
Trả lời câu hỏi của tạp chí “This week in Asia” tuần trước, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ chuyên trách Kiểm soát vũ khí và An ninh Quốc tế Andrea L. Thompson cho biết: “Việc cho phép triển khai tên lửa của Mỹ trên lãnh thổ các nước đồng minh hay không là quyết định mang tính chủ quyền được chính phủ các nước đưa ra. Tôi chỉ có thể nói rằng bất cứ quyết định nào của Mỹ tại khu vực sẽ thực hiện với sự tham khảo ý kiến của các đồng minh. Đây không phải là quyết định đơn phương của Mỹ. Chúng tôi luôn phối hợp chặt chẽ với các đối tác và đồng minh”.
Mở rộng căn cứ quân sự
Trong phiên điều trần tại Thượng viện về bổ nhiệm chức danh Bộ trưởng Quốc phòng, ông Esper khẳng định, Washington cần có nhiều căn cứ quân sự hơn để đối phó với “những tiến bộ công nghệ quan trọng” của Trung Quốc và Bộ Quốc phòng cần phải mở rộng địa bàn hoạt động bên cạnh những căn cứ đã có.
| |
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper. Ảnh: Reuters. |
Mỹ có khoảng 800 căn cứ trải rộng trên mọi lục địa, ngoại trừ Nam Cực. Ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, các căn cứ của Mỹ kéo dài từ căn cứ không quân Kadena ở Nhật Bản, căn cứ không quân Andersen ở Guam đến các căn cứ nhỏ không cố định phục vụ tiếp nhiên liệu và neo đậu phương tiện không quân và hải quân ở những nơi như Singapore và Thái Lan.
Ông Patrick M. Cronin – Giám đốc cấp cao Chương trình an ninh châu Á – Thái Bình Dương (CNAS) ở Washington cho rằng, việc duy trì một lực lượng cân bằng, đủ năng lực và luôn sẵn sàng tại khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương là vì lợi ích quốc gia của Mỹ. “Có nhiều cách thực để đạt được mục tiêu này, trong đó có việc tiến hành tập trận với các đối tác trong khu vực, mở rộng triển khai, tăng cường sự hiện diện các lực lượng tại Nhật Bản hay vùng lãnh thổ Guam của Mỹ, củng cố năng lực của đối tác và đồng minh, hay xây dựng thêm các căn cứ mới”.
Tuy nhiên, các nhà phân tích khu vực đánh giá, bất kỳ nỗ lực nào của Washington bổ sung các cơ sở hiện có ở nước ngoài sẽ phải đối mặt với vô số rào cản, trong đó có cả sự phản đối gay gắt từ quốc gia sở tại.
Nhà phân tích hải quân Singapore Collin Koh thuộc Trường Nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam (Singapore) đã viện dẫn những tranh cãi liên quan đến việc di dời căn cứ quân sự của Mỹ tại Okinawa (Nhật Bản). Ông nhấn mạnh, ngay cả khu vực Nam Thái Bình Dương, nơi được xem là điểm đến mới của các căn cứ Mỹ, việc tiếp cận cũng chưa chắc được bảo đảm, vì nhiều quốc gia ở đây không muốn chọc giận Trung Quốc.
Tìm kiếm thêm đồng minh
Bộ trưởng Esper từng tuyên bố, ông dự định sẽ củng cố quan hệ đối tác chiến lược lâu dài với một quốc gia lớn mạnh trong khu vực. Và đối tác mà Mỹ có thể nghĩ đến hiện nay là Ấn Độ bởi New Delhi dường như đang tách biệt khỏi đồng minh truyền thống là Nga để chống lại tham vọng của Trung Quốc trong khu vực.
Ông Kashish Parpiani thuộc Tổ chức Nghiên cứu quan sát Ấn Độ nhận định, New Delhi dưới thời Thủ tướng Narendra Modi đã phát triển quan hệ quốc phòng mạnh mẽ với Mỹ bất chấp bất đồng trên các mặt trận khác như thương mại. Mỹ và Ấn Độ đã ký thỏa thuận đảm bảo liên lạc quân sự, đẩy mạnh hoạt động trao đổi thông tin không gian địa lý, tăng cường hợp tác công nghiệp quốc phòng. Lực lượng không quân Ấn Độ đang có nhu cầu mua 114 máy bay chiến đấu và Mỹ đã mời chào dòng máy bay chiến đấu F21 với năng lực vượt trội.
Một số nhà phân tích phương Tây đã mường tượng ra mô hình Bộ tứ các quốc gia Châu Á-Thái Bình Dương gồm Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ chống lại sự trỗi dậy của Trung Quốc. Dù vậy, ông Pankaj Jha, chuyên gia nghiên cứu quốc phòng và chiến lược tại Trường Đại học Toàn cầu O.P. Jindal (Ấn Độ), cho rằng bất chấp quan hệ hợp tác quốc phòng đang “thuận buồm xuôi gió”, cơ hội của Mỹ đưa Ấn Độ vào chiến lược “chống Trung Quốc” rất dễ thất bại.
“Ấn Độ sẽ không bao giờ gây chiến với Trung Quốc và Bắc Kinh cũng không muốn gây hấn với New Delhi. Lựa chọn của Mỹ liên quan đến việc lôi kéo Ấn Độ vào một chiến lược chống Trung Quốc là rất hạn chế", ông Pankaj Jha nói.
Hiện nay, các nhà phân tích đều có chung câu hỏi về việc liệu Mỹ có thực sự đáng tin cậy với vai trò đảm bảo an ninh tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương mà nước này đã cam kết hay không. Ông Michael H. Fuchs, cựu trợ lý hàng đầu của cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton nhấn mạnh: “Thực tế không may là Tổng thống Trump đang làm suy yếu chiến lược của Mỹ trong khu vực. Ông ấy chỉ quan tâm đến thương mại và Triều Tiên mà không có bất cứ chiến lược nào khác”. Các quan chức của chính quyền Tổng thống Trump đã bác bỏ lời chỉ trích này, nhấn mạnh, những nỗ lực ngoại giao và quốc phòng của họ tại Châu Á là một bước tiến từ thời Tổng thống Obama.
Trong khi đó, một quan chức quốc phòng Châu Á nhận xét, chiến lược của Mỹ tại Châu Á sẽ luôn khó đoán định với những thay đổi gần như thành thông lệ tại Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao nếu Tổng thống Trump tái đắc cử thêm một nhiệm kỳ nữa vào năm 2020. Theo nhân vật này, chiến lược quốc phòng tại Mỹ được hoạch định “với giả định rằng mọi thứ có thể thay đổi nhanh chóng và chúng ta phải có khả năng ứng phó với mọi biến chuyển về mặt địa chính trị”./.
Tin liên quan
6 thị trường nhập khẩu chục tỷ đô - Trung Quốc áp đảo
12:28 | 28/09/2024 Xuất nhập khẩu
Việt Nam gia nhập mạng lưới nhà máy sản xuất ô tô toàn cầu của Chery
15:49 | 26/09/2024 Xe - Công nghệ
Chi hàng chục tỷ đô nhập nguyên liệu dệt may, da giày, chất dẻo
15:59 | 26/09/2024 Xuất nhập khẩu
Nga chuyển hướng xuất khẩu dầu mỏ, sản phẩm dầu mỏ và than đá
08:16 | 27/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hải quan Hoa Kỳ siết kiểm soát thông tin mô tả hàng hóa
13:41 | 26/09/2024 Hải quan thế giới
Uzbekistan ký thỏa thuận hợp tác hải quan với Hoa Kỳ
16:16 | 24/09/2024 Hải quan thế giới
Hoạt động kinh doanh của Eurozone trong tháng Chín bất ngờ giảm mạnh
09:14 | 24/09/2024 Nhìn ra thế giới
EC kiện Trung Quốc lên WTO liên quan các biện pháp phòng vệ thương mại
09:13 | 24/09/2024 Nhìn ra thế giới
Upbit: Lĩnh vực tiền điện tử sẽ tiếp tục phát triển hậu bầu cử Mỹ
10:07 | 22/09/2024 Nhìn ra thế giới
Tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa ASEAN-Mỹ
10:07 | 22/09/2024 Nhìn ra thế giới
Giá dầu thị trường thế giới nối dài đà phục hồi mạnh mẽ
08:02 | 20/09/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát tăng thấp hơn dự báo, BoE có khả năng giữ nguyên lãi suất
08:10 | 19/09/2024 Nhìn ra thế giới
Cục Dự trữ liên bang cắt giảm lãi suất mạnh mẽ
08:09 | 19/09/2024 Nhìn ra thế giới
Ông Trump cùng các đối tác ra mắt mạng giao dịch tiền kỹ thuật số mới
07:47 | 18/09/2024 Nhìn ra thế giới
Những tín hiệu lạc quan về kinh tế Mỹ trước thềm cuộc họp của Fed
07:46 | 18/09/2024 Nhìn ra thế giới
Khai mạc Hội nghị Hội đồng Khu vực mậu dịch tự do ASEAN lần thứ 38
08:20 | 17/09/2024 Nhìn ra thế giới
bawns cas h5
Tin mới
Bùng nổ thương hiệu xe đạp lạ, khẳng định tiềm năng thị trường thể thao Việt Nam
Tăng tốc thực hiện các giải pháp giải ngân vốn đầu tư công
Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ: Học tiêu chuẩn, hiểu cơ hội
Tây mà là… của ta
Bộ Y tế đồng tình tăng thuế để giảm tác hại của rượu, bia, thuốc lá
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics