Duy trì Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước thuộc Bộ Tài chính là phù hợp yêu cầu quản lý nhà nước
Kinh nghiệm quốc tế cho thị trường chứng quyền Việt Nam | |
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng: UBCKNN thuộc Bộ Tài chính đã phát huy tác dụng tốt | |
Sửa Luật Chứng khoán: “Mở cửa” hơn với nhà đầu tư nước ngoài |
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng giải trình làm rõ thêm một số ý kiến của đại biểu Quốc hội |
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nêu rõ: Về nội dung liên quan tới mô hình tổ chức, nhiệm vụ quyền hạn của UBCKNN, thảo luận tại hội trường có 19 ĐB phát biểu, trong đó có 5 ĐB đề nghị UBCKNN là cơ quan trực thuộc Chính phủ và có 9 ĐB đồng ý với việc giữ nguyên như luật hiện hành và dự thảo Luật. Tất cả các ĐB đều đồng tình với việc tăng thẩm quyền, tăng tính độc lập về chuyên môn nghiệp vụ cho UBCKNN trong thời gian tới để tăng hiệu quả quản lý trên lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán (TTCK).
Theo quy định tại điều 9 của dự thảo Luật về việc Thủ tướng Chính phủ ban hành chức năng nhiệm vụ, mô hình tổ chức của UBCKNN, mô hình UBCKNN trực thuộc Bộ Tài chính là kế thừa những kết quả đạt được của Luật Chứng khoán năm 2006, Luật Chứng khoán sửa đổi, bổ sung năm 2010; đồng thời phù hợp với điều kiện của Việt Nam và các nghị quyết của Đảng, Quốc hội về cải cách bộ máy hành chính nhà nước. Tại dự thảo Luật Chứng khoán (sửa đổi) tiếp tục tăng cường vai trò của UBCKNN để đảm bảo tính độc lập trong quản lý giám sát và thông lệ quốc tế với 3 lý do.
Thứ nhất, từ năm 2004, khi UBCKNN về Bộ Tài chính, ngành chứng khoán đã phát huy được những kết quả vượt trội dưới sự lãnh đạo của Chính phủ và các cấp, các ngành. Cụ thể, về khung pháp lý, Bộ Tài chính đã tham mưu cho Chính phủ trình Quốc hội ban hành 2 văn bản Luật Chứng khoán 2006 và 2010, 14 nghị định của Chính phủ, 6 quyết định của Thủ tướng, 78 thông tư,... để tạo khung khổ pháp lý tương đối hoàn chính cho TTCK hoạt động và phát triển như thời gian qua.
Về tổ chức hoạt động thị trường, TTCK đã từng bước hoàn chỉnh về cấu trúc, đáp ứng được yêu cầu phát triển của nền kinh tế và thông lệ quốc tế. Cho đến nay, TTCK đã bao gồm đầy đủ các thị trường cổ phiếu, trái phiếu Chính phủ và TTCK phái sinh, trái phiếu DN. Đồng thời, Chính phủ và Bộ Tài chính đã hỗ trợ việc hiện đại hóa về cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin cho UBCKNN, các Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán,... thúc đẩy sự phát triển TTCK an toàn, bền vững.
Về quy mô vốn hóa thị trường, nhờ sự chỉ đạo, hỗ trợ của Chính phủ, Bộ Tài chính, các bộ, ngành, cơ quan liên quan, TTCK đã phát triển toàn diện trên tất cả các mặt, như: Hỗ trợ đắc lực trong việc gắn cổ phần hóa với niêm yết, đăng ký giao dịch để tăng cung hàng hóa cho TTCK; thúc đẩy và tạo cơ chế cho việc huy động vốn của Chính phủ, chính quyền địa phương và các ngân hàng chính sách, DN qua TTCK; ban hành cơ chế về thuế, phí, giá dịch vụ, chế độ kế toán, kiểm toán,... để khuyến khích và định hướng sự phát triển của TTCK; thực hiện các cam kết mở rộng thị trường tài chính trong WTO, các giao dịch thương mại tự do nhằm nâng tầm hoạt động của TTCK trong hội nhập quốc tế.
Thứ 2, UBCKNN thuộc Bộ Tài chính vẫn đảm bảo tính độc lập trong hoạt động quản lý, giám sát TTCK, nhưng cũng đảm bảo với việc thực hiện các thông lệ quốc tế.
Cụ thể là: Hiệp hội Chứng khoán Quốc tế gồm 128 thành viên, được thành lập với mục đích trao đổi thông tin giữa các thành viên về kinh nghiệm phát triển TTCK. Hiệp hội đưa ra các khuyến nghị và khuyến khích các thành viên trong việc triển khai. Theo đó, tuỳ từng điều kiện, từng thành viên có cách thức áp dụng phù hợp. Mặc dù không phải là cam kết quốc tế, nhưng trong quá trình xây dựng Luật Chứng khoán 2006, 2010 và sửa đổi Luật Chứng khoán lần này, quan điểm của Chính phủ là áp dụng các thông lệ quốc tế tốt nhất theo khuyến nghị của Hiệp hội Chứng khoán Quốc tế nhằm phát triển TTCK công khai, minh bạch, bền vững.
Hiệp hội Chứng khoán Quốc tế khuyến nghị cơ quan quản lý TTCK trong quá trình quản lý, giám sát TTCK phải có tính độc lập, có đủ năng lực thực thi, không chịu tác động của các yếu tố khách quan. Về mô hình tổ chức, Hiệp hội Chứng khoán Quốc tế không khuyến nghị cơ quan quản lý TTCK phải là cơ quan độc lập của Chính phủ.
Nếu so sánh với khuyến nghị của Hiệp hội Chứng khoán Quốc tế thì tính độc lập và tính trách nhiệm của UBCKNN đã được đảm bảo. Theo Luật Chứng khoán hiện hành, UBCKNN độc lập trong quá trình quản lý, giám sát TTCK. Cụ thể là: UBCKNN có quyền quản lý công ty đại chúng cấp phép phát hành chứng khoán ra công chúng; toàn quyền trong công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán; hoàn toàn chủ động trong việc đề xuất các chính sách để trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt và ban hành; độc lập trong việc ban hành các quy chế quy định, quy trình nghiệp vụ về chứng khoán, quản lý giám sát trực tiếp các Sở giao dịch chứng khoáng, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán,...
"Trong thời gian vừa qua, Chính phủ và Bộ Tài chính luôn tôn trọng tính độc lập hoạt động của UBCKNN và không can thiệp vào hoạt động của UBCKNN”, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nói.
Cũng theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, tiếp thu các ý kiến, dự thảo Luật lần này cũng đã bổ sung thêm 3 thẩm quyền rất quan trọng đó là: Quyền được tiếp cận thông tin trong công tác thanh tra, kiểm tra để đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của công tác thanh tra, giám sát thị trường; quyền chủ động áp dụng các biện pháp bảo vệ nhà đầu tư, các giải pháp bảo vệ an ninh, an toàn cho TTCK khi xử lý các sự cố, biến động bất thường trên TTCK và quyền báo cáo trực tiếp các cấp có thẩm quyền về tình hình TTCK.
Thứ 3, hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng, do đó, việc tái cơ cấu DN, đẩy mạnh cổ phần hoá DN nhà nước, đẩy mạnh huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển đang là nhiệm vụ trọng tâm.
Theo đó, phát triển TTCK cần phải gắn liền với điều hành chính sách tài khóa; phối hợp chặt chẽ với chính sách tiền tệ để ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Do đó, việc tiếp tục duy trì UBCKNN thuộc Bộ Tài chính là phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước, phù hợp với yêu cầu một bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực theo tinh thần của Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương và Nghị quyết số 56/2017 của Quốc hội về việc tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực hiệu quả, và cũng phù hợp với khuyến nghị của Hiệp hội Chứng khoán Quốc tế về tính độc lập trong thực thi nhiệm vụ.
“Riêng về thẩm quyền ban hành chức năng, nhiệm vụ của UBCKNN, dự thảo Luật Chứng khoán (sửa đổi) trình Quốc hội đã quy định rõ chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của UBCK. Tuy nhiên, qua ý kiến của các ĐB Quốc hội, chúng tôi sẽ cùng với cơ quan thẩm tra tiếp tục rà soát, bổ sung theo hướng càng cụ thể càng tốt”, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nói.
Về thẩm quyền ban hành chức năng nhiệm vụ cụ thể của UBCK, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nêu rõ: Ngoài những quy định cụ thể của Luật Chứng khoán thì cần phải tuân thủ cả các quy định của Luật Tổ chức chính phủ.
Theo đó, Luật Tổ chức chính phủ quy định, Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn cơ cấu tổ chức của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Thủ tướng Chính phủ quyết định chức năng nhiệm vụ quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các tổng cục thuộc bộ. Hiện nay, chức năng nhiệm vụ quyền hạn của UBCKNN do Thủ tướng Chính phủ quy định, do đó, dự thảo Luật quy định “trình Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ của UBCKNN” là phù hợp với Luật Tổ chức chính phủ.
Tin liên quan
Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính là nhiệm vụ cấp bách, quan trọng
16:30 | 20/09/2024 Tài chính
Cần chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau siêu bão số 3
09:37 | 20/09/2024 Kinh tế
Sửa luật nhằm bảo vệ quyền lợi người làm kế toán
07:51 | 23/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
TP Hồ Chí Minh ưu tiên thu hút đầu tư vào lĩnh vực vi mạch bán dẫn
21:12 | 23/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
(PHOTO) Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dự Lễ kỷ niệm 1 năm Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ
09:07 | 23/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Hội nghị Thượng đỉnh tương lai
08:36 | 23/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
"Cơ hội lịch sử để đưa thế giới bước vào thời đại mới, kỷ nguyên phát triển mới"
08:36 | 23/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Cửa khẩu thông minh phải gắn liền với cải cách thủ tục hành chính
20:11 | 22/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đến New York dự tuần lễ cấp cao Đại hội đồng LHQ
10:06 | 22/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Muối, gạo và lương
06:31 | 22/09/2024 Người quan sát
Báo chí giải pháp: Hướng đi cho báo chí truyền thống?
21:12 | 21/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
'Khẩn trương khắc phục hậu quả bão lũ, nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân'
20:57 | 21/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng yêu cầu ngân hàng tăng trưởng tín dụng an toàn, xem xét giảm thêm lãi vay
20:46 | 21/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Chính phủ: Các doanh nghiệp cần phát huy 6 tiên phong
15:04 | 21/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp lớn
10:37 | 21/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phát biểu bế mạc Hội nghị TW 10 khóa XIII của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm
19:28 | 20/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
TP Hồ Chí Minh ưu tiên thu hút đầu tư vào lĩnh vực vi mạch bán dẫn
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 77 phát hành ngày 24/9/2024
Cục Thuế TPHCM dồn lực tập trung giải quyết sớm hồ sơ đất đai
Phối hợp chống buôn lậu trên vùng biển Hải Phòng, Thái Bình
Hải quan Hà Nội: Thuế từ nhóm hàng điện gia dụng, linh kiện điện tử tăng mạnh
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform