EVFTA-sức bật thương mại Việt Nam-EU hậu đại dịch
Đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng EVFTA qua thương mại điện tử | |
Phòng vệ thương mại trong EVFTA được triển khai như thế nào? | |
EVFTA với công tác quản lý hải quan và tạo thuận lợi thương mại |
Dệt may là một trong những ngành hàng đã tận dụng cơ hội từ EVFTA để XK vào EU. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Cơ hội vàng để ký kết hợp đồng
Theo tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính), trao đổi thương mại hai chiều giữa Việt Nam và EU sau một năm thực thi Hiệp định EVFTA đạt 54,87 tỷ USD, tăng 12,1% so với giai đoạn cùng kỳ. Trong đó, kim ngạch XK đạt 38,48 tỷ USD, tăng 11,3% và kim ngạch NK đạt 16,39 tỷ USD, tăng 14,04%. 9 tháng năm 2021, thương mại 2 chiều giữa Việt Nam và EU vẫn ghi nhận sự tăng trưởng khả quan, kể cả so với thời kỳ trước đại dịch, với kim ngạch đạt 41,3 tỷ USD, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, XK đạt 28,85 tỷ USD, tăng 11,7% và NK đạt 12,4 tỷ USD, tăng 17,6% so với cùng kỳ năm 2020. Việt Nam hiện đã vươn lên trở thành đối tác thương mại hàng hóa lớn nhất của EU trong khu vực ASEAN và xếp trong “Top” 10 các nước cung ứng hàng hóa lớn nhất vào thị trường EU. |
Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2020. Từ đó đến nay, ngày càng nhiều DN tận dụng được ưu đãi từ Hiệp định qua việc sử dụng Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O) ưu đãi. Thống kê mới nhất của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho thấy, trong năm đầu tiên thực thi Hiệp định, các cơ quan, tổ chức được uỷ quyển cấp C/O mẫu EUR.1 đã cấp khoảng 207.682 chứng nhận C/O mẫu EUR.1 với kim ngạch đạt khoảng 7,71 tỷ USD đi 27 nước EU. Ngoài ra, các DN XK hàng hóa sang EU còn thực hiện tự chứng nhận xuất xứ cho 6.115 lô hàng được hưởng ưu đãi thuế quan theo EVFTA.
Đáng chú ý, cơ hội đang dần mở ra khi “bức tranh” kinh tế toàn cầu xuất hiện nhiều điểm sáng sau một thời gian sụt giảm bởi tác động nghiêm trọng của dịch bệnh. Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An phân tích, từ phía thị trường EU, nhiều chỉ số kinh tế bắt đầu phục hồi tích cực, nhu cầu NK và tiêu thụ hàng hoá có xu hướng gia tăng. GDP của EU quý 2/2021 tăng 13,7% so với cùng kỳ năm 2020 và tăng 2% so với quý trước. Ủy ban châu Âu (EC) dự báo, GDP của EU dự kiến sẽ tăng trưởng 4,8% trong năm 2021 và 4,5% trong năm 2022.
“Thế giới đang trải qua những biến động nhanh chóng và sâu sắc chưa từng có dưới tác động của đại dịch Covid-19. Quá trình chuyển dịch kinh tế toàn cầu tiếp tục được thúc đẩy mạnh mẽ, đòi hỏi Việt Nam – một nền kinh tế có độ mở cao, phải nhanh chóng thích ứng, chủ động tham gia vào quá trình tái cấu trúc chuỗi cung ứng mới, trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu mới đang được hình thành”, Thứ trưởng Đặng Hoàng An nhấn mạnh.
Tham tán thương mại Trần Ngọc Quân, Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và EU cho biết, kinh tế EU đang trong thời kỳ phục hồi, quan hệ thương mại Việt Nam-EU có nhiều cơ hội tăng cường hơn nữa trong thời gian tới. Việt Nam là số ít thị trường có FTA với EU, đây là lợi thế rất lớn. “Từ tháng 6/2022, dự báo kinh tế EU sẽ phục hồi như trước đại dịch. Như vậy, giai đoạn từ nay đến hết năm 2021 và đầu năm 2022 là cơ hội vàng để ký kết các hợp đồng cho giai đoạn sau đó”, ông Trần Ngọc Quân đánh giá.
Một số chuyên gia kinh tế nhận định, trước bối cảnh kinh tế phục hồi, cùng sự nổi lên của những xu hướng thương mại, đầu tư mới, Hiệp định EVFTA sẽ tạo điều kiện thuận lợi, khả năng cạnh tranh để Việt Nam tham gia vào quá trình tái cấu trúc chuỗi cung ứng mới với các đối tác EU. Đồng thời, đây là cơ hội để Việt Nam cơ cấu lại nền kinh tế theo xu hướng mới, hướng đến kinh tế số và kinh tế xanh, thân thiện môi trường, chuyển đổi sang công nghệ mới tiêu chuẩn cao hơn, giúp hàng hóa Việt Nam có thêm ưu thế về chất lượng, đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật ngày càng cao từ thị trường EU.
Đòi hỏi nỗ lực lớn từ Chính phủ và doanh nghiệp
Trong tận dụng cơ hội thúc đẩy giao thương từ EVFTA, từ góc độ địa phương, bà Phan Thị Thắng, Phó Chủ tịch UBND TPHCM cho biết, EU là đối tác XK lớn thứ ba của TPHCM (sau Hoa Kỳ, Trung Quốc) và là đối tác NK lớn thứ hai (sau Trung Quốc). Năm 2020, kim ngạch XK của TPHCM sang EU đạt 5,1 tỷ USD. Con số này trong 9 tháng năm 2021 là 3,5 tỷ USD. EU là thị trường xuất siêu truyền thống của TPHCM. Tuy nhiên, từ thời điểm Hiệp định có hiệu lực đến nay tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp trên phạm vi toàn cầu, việc tận dụng các ưu đãi từ Hiệp định để tăng cường hoạt động XNK của các DN TPHCM chưa đạt như kỳ vọng ban đầu.
Thời gian tới, nhằm tăng cường quan hệ hợp tác thương mại, đầu tư giữa TPHCM và EU, lãnh đạo UBND TPHCM kiến nghị, Bộ Công Thương phối hợp với các bộ, ngành Trung ương và các cơ quan liên quan của EU xây dựng cơ chế, chính sách theo hướng đơn giản hóa thủ tục XNK, nhất là thủ tục về chứng nhận xuất xứ hàng hóa phù hợp với điều kiện thực tiễn, tình hình phức tạp của dịch bệnh Covid-19, tạo điều kiện thuận lợi cho các DN đẩy mạnh hoạt động XNK giữa Việt Nam và EU. ”Bên cạnh đó, Bộ Công Thương quan tâm phối hợp với TPHCM để tổ chức các hoạt động nghiên cứu thị trường, xúc tiến XK các mặt hàng có ưu thế của TPHCM sang thị trường EU”, bà Phan Thị Thắng nói.
Ông Nguyễn Trung Kiên, Đại sứ Việt Nam tại Áo chia sẻ, hiện nay an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường là những vấn đề người dân EU ngày càng coi trọng, đòi hỏi cao. Bởi vậy để tận dụng tốt cơ hội từ EVFTA thúc đẩy XK hàng hoá sang EU, đặc biệt là hàng nông sản, rau quả rất cần lưu ý yếu tố này. “Các vùng trồng ở Việt Nam như Bắc Ninh, Bắc Giang… đang đối mặt thách thức lớn trong bảo quản thực phẩm. Ở Việt Nam, xu hướng cơ bản vẫn là sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật. Việc sử dụng phương pháp bảo vệ cây trồng, chống côn trùng phi hoá chất là vấn đề lâu dài cần chú trọng thúc đẩy hơn trong thời gian tới”, ông Nguyễn Trung Kiên nói.
Ở tầm vĩ mô hơn, Thứ trưởng Đặng Hoàng An cho rằng, nhằm tận dụng hiệu quả EVFTA, đón đầu những cơ hội mới mở ra hậu đại dịch đòi hỏi nỗ lực rất lớn từ cả phía Chính phủ và cộng đồng DN. Việt Nam cần xây dựng các kịch bản phù hợp để thích ứng linh hoạt và hiệu quả với tình hình mới; khơi thông mọi nguồn lực cho phục hồi và phát triển kinh tế, đảm bảo chuỗi cung ứng; đồng thời tích cực hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho DN, ổn định môi trường đầu tư kinh doanh, không để nền kinh tế bị lỡ nhịp trong xu hướng phục hồi kinh tế thế giới. “Trước những thời cơ và thách thức đan xen giai đoạn bình thường mới, các DN cũng cần chủ động đổi mới chính mình, nâng cao năng lực nội tại, điều chỉnh chiến lược sản xuất kinh doanh phù hợp, nhanh chóng thích nghi với điều kiện mới, tham gia sâu vào tái cấu trúc chuỗi cung ứng và giá trị toàn cầu”, lãnh đạo Bộ Công Thương nói.
Tin liên quan
Liên minh châu Âu đề xuất số hóa hộ chiếu và thẻ căn cước
11:50 | 09/10/2024 Nhìn ra thế giới
9 tháng qua, kinh tế tiếp đà tăng trưởng tích cực
14:54 | 06/10/2024 Kinh tế
Quan điểm trái chiều về việc EU tăng thuế đối với xe điện Trung Quốc
08:57 | 04/10/2024 Xe - Công nghệ
Kỳ vọng nhịp phục hồi tích cực trên thị trường bất động sản
16:54 | 10/10/2024 Kinh tế
Thị trường bất động sản đã có sự hồi phục nhất định
16:40 | 10/10/2024 Kinh tế
Phòng ngừa rủi ro trong hợp đồng xây dựng
15:48 | 10/10/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh giới thiệu loạt chính sách thu hút đầu tư
19:13 | 09/10/2024 Kinh tế
Năm 2025, xuất khẩu qua thương mại điện tử hướng tới tăng trưởng bền vững
14:56 | 09/10/2024 Kinh tế
Dư địa để đạt mục tiêu kiểm soát lạm phát cả năm vẫn còn khá nhiều
14:06 | 09/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm gì tại thị trường Việt Nam?
19:35 | 08/10/2024 Kinh tế
Mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15% có khả thi?
16:38 | 08/10/2024 Kinh tế
Tiết kiệm năng lượng là chìa khóa giúp doanh nghiệp Việt Nam phát triển bền vững
13:30 | 08/10/2024 Kinh tế
Chuyển đổi xanh- thách thức của doanh nghiệp trong phát triển bền vững
13:15 | 08/10/2024 Kinh tế
Kinh tế đạt mục tiêu tăng trưởng GDP khoảng 7% là khả thi
09:02 | 08/10/2024 Kinh tế
Động lực chính cho tăng trưởng kinh tế cả nước từ 2 "đầu tàu" Hà Nội và TPHCM
19:32 | 07/10/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh: Phối hợp quản lý chặt sản xuất vàng trang sức
18:50 | 07/10/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Công an TPHCM điều tra vụ tàng trữ thuốc lá lậu quy mô lớn
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 82 phát hành ngày 11/10/2024
Việt Nam – Australia chia sẻ kinh nghiệm xây dựng sàn giao dịch tín chỉ carbon
Sửa đổi các vấn đề cần thiết, cấp bách trong lĩnh vực tài chính, ngân sách
Kỳ vọng nhịp phục hồi tích cực trên thị trường bất động sản
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics