G20 vượt qua thách thức vì con người, hành tinh và thịnh vượng
G20 vượt qua thách thức vì con người, hành tinh và thịnh vượng |
Sau chuỗi 175 sự kiện, 20 hội nghị cấp bộ trưởng, 62 cuộc họp nhóm làm việc, 60 phiên họp tài chính, 2 phiên họp về tình hình Afghanistan và khủng hoảng sức khỏe, Hội nghị thượng đỉnh G20 là hội nghị cuối cùng trong năm Italy đảm nhận chức Chủ tịch luân phiên G20 kể từ tháng 12/2020. Hội nghị đã thông qua tuyên bố cuối cùng, khẳng định: “Chúng tôi, các nhà lãnh đạo G20, với tư cách là diễn đàn hàng đầu về hợp tác kinh tế quốc tế, cam kết vượt qua khủng hoảng kinh tế và sức khỏe toàn cầu do đại dịch, đại dịch đã ảnh hưởng đến hàng tỷ sinh mạng, cản trở nghiêm trọng tiến độ đạt được các Mục tiêu phát triển bền vững và gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu”.
Trên cương vị Chủ tịch G20, Italy đã nỗ lực thu hút lãnh đạo các nền kinh tế lớn cùng thảo luận để hướng tới một đường lối chung ứng phó với các thách thức toàn cầu, với trọng tâm 3 trụ cột “Con người, Hành tinh, và Thịnh vượng”. Đối với “Con người”, đại dịch đã gây ra với sự mất cân bằng kinh tế và xã hội trên toàn thế giới. Mục tiêu của hội nghị nhằm giảm bất bình đẳng toàn cầu do khủng hoảng đại dịch gây ra, bảo vệ tầng lớp yếu thế: phụ nữ, trẻ em và người lao động; giải quyết các vấn đề như tiếp cận giáo dục, bất bình đẳng về cơ hội và điều kiện sống. Theo đó, G20 đã hướng đến phục hồi công bằng, tất cả các nhà lãnh đạo G20 đều cho rằng cần phải giải quyết sự bất bình đẳng giữa các nước thu nhập cao và thấp trong việc cung cấp và phân phối vắc xin, để thúc đẩy phục hồi bền vững, giảm rủi ro.
Các nhà lãnh đạo cam kết đạt mục tiêu tiêm chủng 40% dân số toàn cầu trong năm 2021 và 70% vào năm 2022, theo đúng mục tiêu mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đặt ra. G20 cho rằng ngoài việc hỗ trợ vắc xin cho các nước thu nhập thấp, cần tìm kiếm giải pháp thúc đẩy năng lực sản xuất vắc xin và chuyển giao công nghệ ở các khu vực như châu Phi, cũng như tăng năng lực ứng phó với bất kỳ trường hợp khẩn cấp nào về y tế trong tương lai.
Về yếu tố “Hành tinh”, các nhà lãnh đạo G20 cam kết hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu dưới 1,5 độ C, như đã quy định trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, thông qua hành động tức thời và cam kết trung hạn, song tránh đưa ra những cam kết nghiêm ngặt với các nước thành viên. Các nhà lãnh đạo cam kết thực hiện “hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C thông qua các hành động tích cực và hiệu quả”. Ngoài ra, G20 cũng đã đạt được quyết định lịch sử “loại bỏ than đá và ngừng cấp vốn cho các nhà máy than trong năm 2021”.
Liên quan chủ đề “Thịnh vượng”, sau nhiều năm thảo luận căng thẳng, các nhà lãnh đạo G20 đã nhất trí áp mức thuế 15% với các công ty đa quốc gia có thu nhập từ 750 triệu euro trở lên và sẽ bắt đầu triển khai từ năm 2023, không phụ thuộc vào trụ sở pháp lý và lợi nhuận.
Hội nghị thượng đỉnh G20 năm nay diễn ra trong bối cảnh đặc biệt, khi mà nhân loại đứng trước một loạt thách thức mới do đại dịch COVID-19 gây ra. Trên cương vị chủ tịch luân phiên G20, với uy tín quốc tế cao của Thủ tướng Mario Draghi, Italy đã tổ chức thành công một loạt hội nghị trong khuôn khổ G20 và hội nghị thượng đỉnh cuối cùng mang đậm dấu ấn “sự trở lại của chủ nghĩa đa phương” trong giải quyết mọi thách thức toàn cầu hiện nay. Việc khẳng định vai trò của chủ nghĩa đa phương trong việc vượt qua những thách thức mà thế giới đang đối mặt với mục tiêu "con người, hành tinh và thịnh vượng" cũng củng cố vị thế hàng đầu của G20. trên trường quốc tế.
Tin liên quan
Khai mạc Khóa họp lần thứ 56 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc
08:33 | 19/06/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vốn ODA của Hàn Quốc năm 2024 dự kiến tăng lên mức lớn nhất từ trước đến nay
08:46 | 15/04/2024 Nhìn ra thế giới
Thuế GTGT đối với sản phẩm nhân tạo dùng thay thế bộ phận con người
17:17 | 26/02/2024 Chính sách và Cuộc sống
WCO và ESA hợp tác ứng phó khủng hoảng và an ninh thông qua công nghệ không gian
15:50 | 04/10/2024 Hải quan thế giới
IMF quan ngại về chính sách thuế quan của Mỹ
14:01 | 03/10/2024 Nhìn ra thế giới
Nước Nga chuẩn bị cho một cuộc đối đầu lâu dài với Mỹ
08:43 | 02/10/2024 Nhìn ra thế giới
Châu Âu giảm dần sự phụ thuộc vào khí đốt Nga
08:41 | 02/10/2024 Nhìn ra thế giới
Khả năng Ngân hàng Trung ương châu Âu cắt giảm lãi suất trong tháng 10
07:59 | 01/10/2024 Nhìn ra thế giới
Phá vụ buôn lậu bạch kim trị giá gần 32 tỷ đồng
08:23 | 30/09/2024 Hải quan thế giới
Hàn-Trung nhất trí hợp tác, thúc đẩy quan hệ song phương
08:01 | 30/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nga chuyển hướng xuất khẩu dầu mỏ, sản phẩm dầu mỏ và than đá
08:16 | 27/09/2024 Nhìn ra thế giới
EU và Trung Quốc thảo luận về những thách thức và các mối đe dọa
14:04 | 26/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hải quan Hoa Kỳ siết kiểm soát thông tin mô tả hàng hóa
13:41 | 26/09/2024 Hải quan thế giới
Uzbekistan ký thỏa thuận hợp tác hải quan với Hoa Kỳ
16:16 | 24/09/2024 Hải quan thế giới
Hoạt động kinh doanh của Eurozone trong tháng Chín bất ngờ giảm mạnh
09:14 | 24/09/2024 Nhìn ra thế giới
EC kiện Trung Quốc lên WTO liên quan các biện pháp phòng vệ thương mại
09:13 | 24/09/2024 Nhìn ra thế giới
bawns cas h5
Tin mới
Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Diễn đàn Doanh nghiệp Pháp ngữ
Bình Dương: Các ngành hàng xuất khẩu chủ lực hồi phục
Hải quan Nội Bài phát hiện vụ vận chuyển lậu 3kg vàng qua đường hàng không
Vì sao Công ty TNHH Western City bị dừng làm thủ tục hải quan?
Kiểm tra, rà soát phân loại mặt hàng đồng xuất khẩu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics