Giá phân bón cao chót vót, 2 Bộ họp khẩn bàn cách bình ổn
Giá phân bón tăng mạnh: Cần thanh tra toàn diện? | |
Phạt gần 400 triệu đồng vì bán phân bón không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật | |
Giá phân bón trong nước tăng cao, vì sao chưa tạm dừng xuất khẩu? |
Toàn cảnh cuộc họp |
Giá tăng không phải do thiếu hàng
Phát biểu tại cuộc họp trực tuyến về đề xuất giải pháp bình ổn thị trường phân bón trong trước diễn ra sáng nay 11/8/2021 do Bộ Công Thương và Bộ NN&PTNT phối hợp tổ chức, ông Nguyễn Văn Thanh, Cục trưởng Cục Hóa Chất (Bộ Công Thương) cho biết, sau thời gian tăng giá kỷ lục vào cuối năm 2018, giá phân bón đã liên tục giảm và chạm đáy vào tháng 7/2020.
Từ tháng 7/2020 đến nay, giá phân bón bắt đầu phục hồi và có chiều hướng tăng cao trong những tháng gần đây.
Vì sao giá phân bón lại tăng cao? Giải đáp cho câu hỏi này, lãnh đạo Cục Hoá chất phân tích, giá phân bón tăng là do giá nông sản trên thế giới liên tục tăng trong thời gian qua (điển hình là giá gạo), kết hợp với tình hình thời tiết thuận lợi đã thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, gia tăng nhu cầu phân bón.
"Bên cạnh đó, nhiều nguyên liệu đầu vào tăng là nguyên nhân chính khiến giá phân bón tăng; ngoài ra còn là các vấn đề về vận chuyển, logistics... Nhiều doanh nghiệp đã có hàng nhưng không vận chuyển được khiến giá tăng cao”, ông Nguyễn Văn Thanh nói.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh bổ sung thêm, hiện nay, giá một số mặt hàng nông sản (như cà phê, hồ tiêu, cao su, cây ăn quả…) phục hồi, được giá nên bà con đầu tư, chăm sóc kỹ hơn, kéo theo nhu cầu sử dụng phân bón tăng.
Thông tin thêm về tình hình sản xuất phân bón trong nước, ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ NN&PTNT) nhấn mạnh, trong khoảng 5 năm trở lại đây, Việt Nam cơ bản tự chủ được mặt hàng phân bón. Nhu cầu sử dụng phân bón trong nước không tăng trong những năm gần đây.
Thống kê mới nhất từ Bộ NN&PTNT cho thấy, cả nước hiện có 841 nhà máy sản xuất phân bón, với công suất gần 30 triệu tấn/năm. Như vậy, công suất sản xuất của Việt Nam gấp 3 lần so với nhu cầu tiêu thụ.
7 tháng đầu năm, các nhà máy trong nước đã sản xuất được 2,5 triệu tấn phân bón, tăng gần 200 triệu tấn so với cùng kỳ năm trước. Năm 2020, Việt Nam nhập khẩu 3,97 triệu tấn phân bón. Tiếp đó, chỉ 7 tháng đầu năm 2021, lượng nhập khẩu đã là 3,1 triệu tấn, tăng 6.700 tấn so với cùng kỳ năm trước.
“Số liệu trên cho thấy, năng lực sản xuất và nhập khẩu đều tăng và không có chuyện cung-cầu đứt gãy khi nguồn cung phân bón còn dư”, ông Hoàng Trung khẳng định.
Ưu tiên phân bón cho sản xuất trong nước
Từ góc độ doanh nghiệp, ông Bùi Thế Chuyên, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Hóa Chất Việt Nam (Vinachem) khẳng định, nguồn cung phân bón không thiếu so với nhu cầu. Tuy nhiên, do giá thế giới biến động tác động lớn đến chi phí giá thành sản xuất làm tăng giá bán sản phẩm.
Tương tự, ông Văn Tiến Thanh, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau chia sẻ thêm, trong nước đã hạn chế xuất khẩu từ đầu năm, nhà máy đã gia tăng tất cả năng lực sản xuất, duy trì 100 - 110% công suất.
Dù vậy, quy luật về giá không thể khác được với thị trường thế giới. Thực tế, giá phân bón trong nước không phải do nhà sản xuất quyết định mà do thị trường thế giới đã ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp.
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh, Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương đã nhận thức rõ tác động của việc tăng giá phân bón. Do vậy, ngay quý 1/2021, liên Bộ đã làm việc với các doanh nghiệp, tập đoàn sản xuất phân bón trong nước và đề nghị giảm xuất khẩu, ưu tiên phân bón phục vụ cho nhu cầu trong nước.
Để bình ổn thị trường phân bón, liên Bộ đã thống nhất nhiều giải pháp, trong đó tập trung hỗ trợ, chia sẻ khó khăn với bà con nông dân bằng nhiều hình thức như giảm giá thành sản phẩm; bình ổn giá nguyên vật liệu đầu vào.
Ông Trần Quốc Khánh đề nghị, các doanh nghiệp sản xuất tiếp tục cố gắng, bảo đảm chạy đúng công suất trên cơ sở bảo đảm an toàn cho công nhân, bảo đảm các biện pháp phòng chống dịch Covid-19, với mục tiêu cung cấp đầy đủ nhu cầu phân bón cho thị trường.
“Các doanh nghiệp cố gắng hợp lý hóa các chi phí, giữ ổn định giá thành, đặt mục tiêu phân bón Việt Nam được bán giá thấp hơn phân bón nhập vào, đưa phân bón đến tay người nông dân với giá thấp nhấp; ưu tiên dành phân bón cho sản xuất nông nghiệp trong nước”, lãnh đạo Bộ Công Thương nhấn mạnh.
Về khâu lưu thông, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh đề nghị, tất cả các doanh nghiệp sản xuất phân phải chủ động các giải pháp đảm bảo lưu thông, đưa phân bón đến với các khu vực cần để đảm bảo cho vụ Đông-Xuân sắp tới.
Theo số liệu của Bộ NN&PTNT, hàng năm, Việt Nam sử dụng trên 10 triệu tấn phân bón. Năm 2020, Việt Nam sử dụng 10,23 triệu tấn, trong đó 7,6 triệu tấn phân bón vô cơ và 2,63 triệu tấn phân bón hữu cơ. Hiện nay, tổng công suất đăng ký của các nhà máy phân bón trong nước là 29,25 triệu tấn. 6 tháng đầu năm 2021, sản lượng sản xuất phân bón các loại đạt khoảng 4,69 triệu tấn phân bón vô cơ các loại, tăng 11,7% so cùng kỳ 2020. Trong đó, lượng phân bón nhập khẩu đạt khoảng 2,31 triệu tấn, tăng gần 15% so với cùng kỳ năm 2020. Lượng phân bón xuất khẩu khoảng 667.000 tấn, tăng 44,7% so với cùng kỳ năm 2020. |
Tin liên quan
Bộ Công Thương khuyến cáo người dân dự trữ nhu yếu phẩm đủ dùng
13:45 | 11/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cần rõ nguyên tắc áp dụng danh mục mặt hàng kiểm tra an toàn thực phẩm
09:45 | 27/08/2024 Chính sách và Cuộc sống
Bộ Công Thương điều tra chống bán phá giá thép cán nóng nhập khẩu từ Ấn Độ và Trung Quốc
16:48 | 29/07/2024 Kinh tế
Đề nghị ngân hàng mạnh dạn cho vay mới để khắc phục thiệt hại sau bão lũ
15:26 | 12/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 71,53 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 8/2024
14:20 | 12/09/2024 Infographics
Sẵn sàng xuất khẩu dừa tươi vào thị trường Trung Quốc
14:00 | 12/09/2024 Kinh tế
Sự cần thiết của chuyển đổi công nghiệp tại TP Hồ Chí Minh
13:49 | 12/09/2024 Kinh tế
Rủi ro cho nền kinh tế khi dòng tiền chưa vào sản xuất, kinh doanh
09:40 | 12/09/2024 Kinh tế
Thúc giục đưa dòng tín dụng vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh
09:38 | 12/09/2024 Kinh tế
8 tháng, xuất nhập khẩu đạt hơn 512 tỷ USD
15:06 | 11/09/2024 Xuất nhập khẩu
Ngành logistics đối mặt yêu cầu chuyển đổi xanh
15:31 | 10/09/2024 Kinh tế
THACO AUTO xuất khẩu body sơn màu và linh kiện xe Kia New Carnival sang Ấn Độ
12:09 | 10/09/2024 Xe - Công nghệ
Từ 9h ngày 10/9, phương tiện chở hàng XK qua cửa khẩu Hữu Nghị được điều tiết vào Khu phi thuế quan
21:07 | 09/09/2024 Kinh tế
Yêu cầu các ngân hàng rà soát thiệt hại, hỗ trợ khách hàng sau bão số 3
19:10 | 09/09/2024 Kinh tế
Dệt may kiên trì vượt khó, đón cơ hội từ thị trường
14:15 | 09/09/2024 Kinh tế
Trái cây Việt Nam có cơ hội đi sâu hơn nữa vào thị trường Trung Quốc
10:13 | 09/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Thiết lập các kênh thông tin trao đổi giữa cơ quan Hải quan và doanh nghiệp
Hải quan TPHCM mong doanh nghiệp đồng hành thực hiện phương châm “5 cùng”
Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí được bổ sung chức năng thanh tra chuyên ngành
Giá xăng dầu giảm mạnh, xăng RON95-III xuống dưới 20.000 đồng/lít
Đề nghị ngân hàng mạnh dạn cho vay mới để khắc phục thiệt hại sau bão lũ
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics