Giá trị vô hình của FTA trong ngành gỗ còn vượt cả tác động thuế quan
Hàng xuất khẩu dùng C/O ưu đãi theo FTA đạt trên 30%/năm | |
Xuất khẩu sang thị trường EVFTA, CPTPP, UKVFTA đều tăng mạnh | |
Điểm khác biệt về cơ chế tự chứng nhận xuất xứ của các FTA thế hệ mới |
Ông Trần Lê Huy |
Ông đánh giá như thế nào về tác động tích cực của các FTA, đặc biệt là những FTA thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, UKVFTA tới ngành chế biến, XK gỗ Việt Nam?
Trưởng Ban kinh tế Trung ương, Trần Tuấn Anh: Cần sự phối hợp chặt chẽ trong tận dụng FTA Cơ hội lớn nhất mà các FTA mang lại là mở rộng thị trường XK nhờ các cam kết về cắt giảm thuế quan và dỡ bỏ rào cản thương mại, tạo cơ hội để DN tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, việc tham gia các FTA nói riêng và hội nhập kinh tế quốc tế nói chung cũng đặt ra không ít thách thức. Đầu tiên là sự gia tăng áp lực cạnh tranh đối với hàng hóa và DN Việt Nam trên chính thị trường “sân nhà”, đặc biệt trong những lĩnh vực còn yếu của Việt Nam. Bên cạnh đó, hạn chế về trình độ nguồn nhân lực trong các DN của Việt Nam cũng ảnh hưởng nhiều đến khả năng cạnh tranh với các DN nước ngoài. Những bất cập, thiếu sót chưa kịp hoàn thiện của hệ thống pháp luật; chính sách kinh tế-xã hội, văn hóa, đặc biệt là về minh bạch hóa, cải cách hành chính, cải cách tư pháp cũng gây không ít khó khăn cho việc thực thi cam kết và tận dụng các FTA của Việt Nam. Việc ký kết và tham gia các FTA đồng nghĩa với việc hội nhập, bước vào “sân chơi” lớn, chấp nhận đương đầu với khó khăn, thách thức mới. Để hội nhập quốc tế thành công, tận dụng được những lợi ích mang lại và vượt qua thách thức đặt ra, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, giữa Trung ương và địa phương và với cộng đồng DN. Bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI): Tập trung vào các hoạt động thực chất Về việc tận dụng ưu đãi thuế quan trong FTA, lấy ví dụ với Hiệp định CPTPP, khảo sát của VCCI cho thấy, với các DN đã từng có giao dịch XNK với các thị trường CPTPP, mới chỉ có 29% từng có lô hàng được ưu đãi thuế quan theo Hiệp định này. Mặc dù thực tế này không quá bất ngờ nếu nhìn từ lộ trình cam kết thuế quan còn khiêm tốn của CPTPP trong giai đoạn đầu, nhưng đây vẫn là con số gây ít nhiều thất vọng, nhất là ở các thị trường mới, nơi Việt Nam chưa từng có FTA nào trước CPTPP như Canada hay Mexico. Điều này cho thấy, sự hiểu biết của DN và kể cả của các cơ quan tổ chức thực thi về các FTA nói chung, CPTPP nói riêng đã được nhắc đến lâu nay và vẫn luôn nổi cộm. Do đó, các chương trình, hoạt động hỗ trợ DN cần tập trung vào các hoạt động thực chất, cũng cần được thiết kế theo các nhóm đối tượng riêng, với ưu tiên đặc biệt dành cho các DN nhỏ, siêu nhỏ. Lợi ích từ thuế quan vẫn là lợi ích sát sườn nhất với nhiều DN, vì thế việc phổ biến thông tin cần chú trọng vào khía cạnh này, đặc biệt là hướng dẫn về các cam kết thuế quan (với các lưu ý cho DN về các lựa chọn ưu đãi thuế quan khác nhau và các cơ hội XNK từ FTA; phổ biến hướng dẫn về quy tắc xuất xứ, về thủ tục chứng nhận xuất xứ). Thanh Nguyễn-Lã Dịu (ghi) |
- Tôi nghĩ các FTA có tác động tích cực khá lớn. Khi tham gia các FTA giống như "chơi thân", mọi thứ sẽ dễ dàng hơn. Khách hàng, người tiêu dùng tại các thị trường Việt Nam có ký kết FTA sẽ biết đến hàng hoá Việt Nam, có nhu cầu mua hàng nhiều hơn; từ đó các nhà NK cũng quan tâm hơn tới thị trường Việt Nam.
Về mặt thuế quan, hiện nay XK mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ vào nhiều thị trường vốn đã thấp. Thông thường, các quốc gia phát triển thường có một hệ thống hỗ trợ toàn cầu về mặt thuế quan cho các quốc gia đang phát triển như Việt Nam; ví dụ cơ chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU đang áp dụng. Tuy nhiên, nếu một quốc gia vượt lên, ví dụ nếu thu nhập bình quân đầu người tăng lên ở mức độ nhất định thì nước NK sẽ bỏ đi quy chế ưu đãi về thuế, ví dụ EU bỏ đi GSP. Cách đây khoảng vài năm, Malaysia, Trung Quốc, Ấn Độ đã bị EU nâng thuế lên, bỏ áp dụng GSP, dẫn tới sản phẩm mất cạnh tranh với sản phẩm của Việt Nam tại thị trường EU. Mức thuế chỉ 3%, 5% đã là rất lớn.
Tuy nhiên, khi Việt Nam ký kết các FTA thế hệ mới, thuế hầu như bằng 0% hoặc giảm xuống còn 0% trong vòng 4 năm hoặc 6 năm sẽ tạo nhiều thuận lợi, giúp hàng Việt cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ sản xuất cùng mặt hàng. Dù kinh tế Việt Nam có phát triển tăng trưởng lên, song các FTA vẫn cam kết duy trì mức thuế. Đó là thuận lợi đáng kể.
Một số ý kiến cho rằng, bên cạnh vấn đề thuế quan, các giá trị về thương hiệu, niềm tin hay tác động lan toả trong thị trường XK là những yếu tố quan trọng khác mà các FTA đem lại cho ngành chế biến, XK gỗ. Quan điểm của ông như thế nào?
- Nếu đánh giá EVFTA hay các FTA thế hệ mới nói chung giúp XK gỗ và sản phẩm gỗ tăng trưởng bao nhiêu phần trăm thì cần đặt trong bối cảnh nhất định. Ở thời điểm hiện tại khi XK đang bị tác động bởi nhiều yếu tố ví dụ dịch Covid-19… việc “cân, đong, đo, đếm” con số cụ thể khó chính xác. Tôi cho rằng những giá trị vô hình như giá trị về thương hiệu, niềm tin, mức độ lan toả… lớn hơn nhiều là trị giá XK tăng hay giảm bao nhiêu phần trăm.
Ví dụ hiện nay Việt Nam đang tăng tốc XK đồ gỗ sang Mỹ. Việt Nam không có FTA với Mỹ nhưng tại sao XK sang thị trường này tăng trưởng nhiều? Đó là bởi Chính phủ có những cam kết minh bạch chuỗi cung, hỗ trợ cho chuỗi cung, đảm bảo an ninh an toàn sản phẩm. Bên cạnh đó, khi Việt Nam đã tham gia FTA với các thị trường, phía Mỹ cũng tham khảo. Trong trường hợp này là Việt Nam được các đối tác tiềm năng cũng công nhận, tạo ra tác động lan tỏa rộng hơn, lớn hơn.
Ông đánh giá ra sao về sức cạnh tranh của gỗ Việt tại các thị trường XK lớn, đặc biệt là các thị trường Việt Nam có ký kết FTA?
- Không thể nói là sản phẩm gỗ Việt chất lượng cao hay thấp mà tôi muốn đề cập tới góc độ chất lượng sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng. Với mức giá đó, khách hàng đưa ra yêu cầu chất lượng đó và nhà sản xuất đáp ứng được.
Ví dụ, hàng của Ý có thương hiệu, có thiết kế tốt, có giá cao. Hàng Việt Nam yêu cầu mức giá thấp hơn thì sẽ không có các yếu tố khác như thị trường hàng cao cấp. Giá trị XK đồ gỗ Việt Nam tăng lên, thể hiện người tiêu dùng quan tâm nhiều đến sản phẩm gỗ của doanh nghiệp Việt. Các tập đoàn NK cũng dành nhiều sự quan tâm đến các DN XK của Việt Nam.
Thị trường và đối tác XK đều rất đa dạng, phong phú. Có những DN đối tác lớn đầu tư tại Việt Nam, sau đó kiếm tìm những vệ tinh cung cấp sản phẩm cho họ hoặc đầu tư trực tiếp nhà máy sản xuất tại Việt Nam. Tuy nhiên, cũng có nhiều DN Việt Nam phải chủ động mẫu mã sản phẩm, thị trường, nguyên vật liệu...
Việc phát triển thì có DN đạt mức bán cả thương hiệu, cả thiết kế; nhưng cũng có DN chỉ bán sản phẩm thôi, cả phạm vi thị trường rất đa dạng, phong phú chứ không phải ngành gỗ Việt chỉ sản xuất gia công. Việt Nam hiện nay là quốc gia có trị giá XK đồ gỗ đứng thứ 5, thứ 6 trên thế giới. Các quốc gia cạnh tranh với Việt Nam như Indonesia, Malaysia đánh giá Việt Nam rất cao. Giá trị XK ngày càng tăng; công nghệ, quy mô, chất lượng… của sản phẩm, DN ngày càng được nâng tầm.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Xuất khẩu giảm mạnh trong nửa đầu tháng 9
14:03 | 18/09/2024 Xuất nhập khẩu
Hải quan Hải Phòng thu ngân sách đạt gần 73% chỉ tiêu năm
13:53 | 17/09/2024 Hải quan
Dư địa tăng trưởng mới của ngành gỗ, thủ công mỹ nghệ
08:40 | 18/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Những nông sản triệu đô xuất khẩu qua Hải quan cửa khẩu Lào Cai
15:29 | 13/09/2024 Infographics
8 tháng chi gần 100 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
09:37 | 13/09/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 71,53 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 8/2024
14:20 | 12/09/2024 Infographics
8 tháng, xuất nhập khẩu đạt hơn 512 tỷ USD
15:06 | 11/09/2024 Xuất nhập khẩu
Nhiều tín hiệu tốt cho doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu thủy sản
14:51 | 06/09/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Hơn 473 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tính đến 15/8
09:25 | 06/09/2024 Infographics
Xuất khẩu điện thoại và linh kiện sang Ấn Độ tăng 102%
10:57 | 27/08/2024 Xuất nhập khẩu
3 nhóm hàng xuất khẩu mang về hơn 100 tỷ USD
09:08 | 24/08/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất nhập khẩu đạt hơn 473 tỷ USD tính đến trung tuần tháng 8
13:46 | 23/08/2024 Xuất nhập khẩu
TPHCM: Hàng hóa XNK tăng hơn 6 tỷ USD
13:45 | 23/08/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu tôm đạt kỷ lục trong tháng 7
17:06 | 20/08/2024 Xuất nhập khẩu
Sầu riêng đông lạnh xuất khẩu sang Trung Quốc cần đảm bảo những quy định gì?
10:36 | 20/08/2024 Xuất nhập khẩu
Tin mới
VNVC tiêm nhiều nhất trong ngày đầu chiến dịch tăng cường vắc xin sởi cho trẻ em TPHCM
Vinamilk cùng trẻ em vùng khó khăn, sau bão lũ vui đón trung thu
8 tháng chi hơn 246 tỷ USD nhập chủ yếu là máy móc thiết bị
Xuất khẩu giảm mạnh trong nửa đầu tháng 9
Một chạm để thanh toán với thẻ MSB trên Apple Pay
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform