Giám sát, phản biện: Hết “cửa” cho người bất lương che mắt dân
Năm 2015, được xem là một dấu mốc quan trọng trong công tác Mặt trận. Năm 2015, mặc dù Mặt trận mới thực hiện nhiệm vụ giám sát và phản biện xã hội. MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội triển khai mạnh mẽ nhất các hoạt động giám sát, trọng tâm là việc triển khai 8 chương trình phối hợp giám sát. Mặt trận đã chọn lọc đi thẳng vào những vấn đề mà người dân bức xúc.
Trong lĩnh vực kinh tế, Mặt trận đã trực tiếp tham gia giải quyết những vấn đề bức xúc của đất nước và bước đầu đã đề xuất được những giải pháp cụ thể như tháo gỡ khó khăn cho doanh trong thủ tục thuế, hải quan, xây dựng HTX kiểu mới, an toàn thực phẩm…
Những kết quả đạt được trong công tác giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận đã để lại những ấn tượng đối với Đảng, Nhà nước và uy tín trong lòng nhân dân. Phóng viên VOV.VN phỏng vấn ông Nguyễn Túc, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về Văn hóa-Xã hội Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.
Vẫn còn tình trạng né tránh, sợ mang vạ vào thân
Là một người gắn bó với công tác Mặt trận nhiều năm, trực tiếp tham gia nhiều hoạt động của Mặt trận, ông đánh giá thế nào về công tác giám sát và phản biện của Mặt trận trong thời gian qua?
Có thể nói rằng, trong năm 2015, Mặt trận đã ngày càng thực hiện tốt hơn chức năng phối hợp và thống nhất hành động vì phối hợp và thống nhất hành động là nhiệm vụ chủ yếu, chức năng bẩm sinh của Mặt trận. Đảng sinh ra Mặt trận để phối hợp các tổ chức thành viên tạo thành sức mạnh tổng hợp.
Mừng nhất là năm 2015, Mặt trận đã đẩy mạnh hơn nữa chức năng phối hợp, thống nhất hành động nên trong năm vừa qua, khi Mặt trận thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội bước đầu cho kết quả tốt đẹp. Kết quả đó đã động chạm đến toàn xã hội vì bên cạnh Nhà nước đã có một tổ chức Liên minh chính trị là Mặt trận bắt đầu vào cuộc. Những người làm ăn bất chính, những người thiếu trách nhiệm bắt đầu cảm thấy rằng không thể che mắt được dân nhất là khi Mặt trận đã vận động các tầng lớp nhân dân tham gia vào giám sát và phản biện xã hội.
Đặc biệt, những người đi giám sát phần lớn là những người am hiểu về lĩnh vực mình giám sát vì họ đã từng đã làm công việc đó hoặc đã từng quản lý, phụ trách những lĩnh vực đó. Công tác giám sát và phản biện mới chỉ đang làm bước đầu nên kinh nghiệm chưa nhiều, điều kiện làm việc còn khó khăn nhưng Mặt trận đạt được kết quả bước đầu như vậy là rất tốt.
Theo ông, trong thời gian qua Mặt trận đã tập trung giám sát vào những vấn đề người dân thực sự bức xúc chưa hay mới chỉ dừng lại ở việc giám sát theo đơn đặt hàng?
Tôi phải nói rằng, hiện nay tại nhiều địa phương, nhiều người có tâm huyết đã mạnh dạn nói lên sự thật ở địa phương mình hoặc trong lĩnh vực mà mình phụ trách.
Tuy nhiên, nhìn chung tiếng nói của Mặt trận chưa mạnh, không ít nơi, không ít bộ phận vẫn còn nể nang, né tránh, vẫn còn sợ “đấu tranh tránh đâu”, đặc biệt một số người trong cấp ủy được phân công sang làm Chủ tịch Mặt trận ở một số tỉnh, thành phố thì thấy rất rõ điều đó. Thậm chí, nhiều cán bộ ở địa phương cho rằng việc đấu tranh với các cán bộ cấp ủy rất khó khăn. Khi chúng tôi đề cập đến vấn đề này thì nhận được câu trả lời rằng, ở Trung ương về chỉ đạo thì dễ chứ ở địa phương nếu đưa vấn đề ra không khéo hại vào thân. Những câu nói này khiến những chúng ta cảm thấy day dứt.
Nhiều người chỉ quan tâm tới Mặt trận trước khi bầu cử
Ông vừa nói, trong quá trình hoạt động Mặt trận còn có những hạn chế nhất định trong quá trình hoạt động. Vậy, phải chăng những hạn chế đó nguyên nhân là do chất lượng của đội ngũ cán bộ Mặt trận?
Những năm gần đây, việc điều chỉnh cán bộ Mặt trận có khá hơn. Tình trạng cán bộ không làm được việc, cán bộ sắp về hưu hoặc cán bộ có vấn đề đưa về Mặt trận thì những năm gần đây đã giảm dần. Nhưng vấn đề chính hiện nay, cán bộ có làm được việc hay không là vấn đề dân chủ trong các cấp ủy, đa phần họ ngại cấp ủy đánh giá mình.
Có một thực tế, khi chuẩn bị bầu cử HĐND, nhiều cán bộ cấp ủy rất quan tâm đến Mặt trận nhưng bầu xong rồi thì lại… quên. Nhiều người vẫn ngại nếu trong quá trình góp ý vào quá trình hiệp thương mà có ý kiến thì sau này người trúng cử sẽ quyết số phận của mình. Đó là thực tế vẫn tồn tại ở một số địa phương.
Chúng ta cần phải nói thẳng điều đó để những nơi nào, cán bộ nào vẫn còn tình trạng này thì nên nhìn nhận lại vì xã hội ngày càng dân chủ chứ giữ mãi thái độ đó sẽ là không ổn trong thời kì hiện nay.
Hiện nay Mặt trận có tiến hành giám sát và phản biện và đã có những kết quả bước đầu. Tuy nhiên việc chưa có chế tài cụ thể nên hiệu quả chưa được như mong muốn, thưa ông?
Hiện nay chúng ta mới giám sát bước đầu, kinh nghiệm chưa có nhiều. Hơn nữa, phương tiện, điều kiện để tiến hành giám sát chưa đầy đủ, nhận thức trong nhiều cấp ủy còn chưa đúng như yêu cầu của Bộ Chính trị.
Do Mặt trận mới làm lĩnh vực này nên đội ngũ chuyên sâu tham gia vào giám sát cũng chưa nhiều, nhưng tôi tin chắc rằng với đà này trong những năm tới, nhiệm vụ giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận sẽ đạt được nhiều kết quả khả quan hơn.
Thưa ông, năm 2016, Mặt trận đưa ra nhiều nội dung công tác, trong đó các hoạt động giám sát và phản biện xã hội được kì vọng rất lớn?
Hiện nay, phải nói rằng hoạt động của Mặt trận phần lớn còn tùy thuộc vào người đứng đầu. Nếu người đứng đầu là Ủy viên Bộ chính trị hoặc thường vụ Thường trực Bộ Chính trị như thời nguyên Chủ tịch Phạm Thế Duyệt hoặc những người đứng đầu như các cụ là những người khai quốc công thần thì khác.
Nhưng người đứng đầu mà không phải Bộ Chính trị mà là Ủy viên Trung ương mà không năng động, sáng tạo thì rất khó cho hoạt động Mặt trận. Vì vậy, trong năm 2016, Mặt trận cũng đang đứng trước nhiều thách thức lớn đòi hỏi cần phải đổi mới…
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
AI và cảm xúc
09:00 | 15/10/2024 Người quan sát
Du lịch Việt Nam tăng trưởng ấn tượng nhờ chính sách đột phá
08:32 | 15/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam-Trung Quốc thúc đẩy hợp tác về hạ tầng, kinh tế số, tài chính
08:34 | 14/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm về chống lãng phí
07:46 | 14/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lý Cường chứng kiến trao văn kiện hợp tác giữa hai nước
16:02 | 13/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Trung Quốc “luôn coi Việt Nam là ưu tiên trong chính sách ngoại giao láng giềng”
15:52 | 13/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường
15:52 | 13/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tiếp vốn cho nông nghiệp
15:21 | 13/10/2024 Người quan sát
Sôi động thị trường lao động cuối năm
09:00 | 13/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xóa nhà tạm, dột nát
08:41 | 13/10/2024 Người quan sát
Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường thăm Việt Nam
19:23 | 12/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam
19:14 | 12/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Thúc đẩy chuyển đổi số để Việt Nam bắt kịp, tiến cùng, vượt lên
18:23 | 12/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Xuất khẩu rau quả liên tục ghi nhận mức cao kỷ lục mới
Bàn giải pháp phát triển hợp đồng điện tử an toàn
Gần 8 triệu tờ khai miễn kiểm tra hải quan
Tạm giữ ô tô tải chở bia nghi nhập lậu, trị giá gần 1 tỷ đồng
Lợi nhuận quý III Masan được dự báo tăng 1250%
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics