Giảm tải thể hiện trách nhiệm của các bệnh viện
Ông đánh giá thế nào về tính khả thi trong cam kết giảm tải của 13 bệnh viện tuyến Trung ương vừa qua về việc không để bệnh nhân nằm ghép?
Hiện tại đã có 13 bệnh viện Trung ương ký cam kết sau 24 giờ hoặc chậm nhất sau 48 giờ nhập viện sẽ bố trí mỗi người một giường bệnh. Đa số bệnh viện cam kết không để bệnh nhân nằm ghép trong khi điều trị nội trú. Để dũng cảm đứng ra cam kết, các bệnh viện đã có nỗ lực lớn và chuẩn bị nhất định, do vậy tôi cho rằng đây là những cam kết có trách nhiệm của các bệnh viện.
Tuy nhiên có nhiều ý kiến cho rằng những cam kết này chỉ mang tính hình thức, nhiều người lo ngại các cơ sở y tế vì cố thực hiện cam kết mà đẩy bệnh nhân ra điều trị ngoại trú, khiến bệnh nhân tăng chi phí điều trị, thưa ông?
Để có được những cam kết này của các bệnh viện, lãnh đạo Bộ và cục, vụ chuyên môn đã họp nhiều phiên với các bệnh viện. Trước khi công bố cam kết giảm tải, các bệnh viện đã bàn bạc kỹ lưỡng trong ban giám đốc, Đảng ủy và toàn thể công nhân viên chức trong bệnh viện để khẳng định quyết tâm giảm tải. Kết quả này là sự khẳng định những nỗ lực của lãnh đạo và cán bộ các bệnh viện đã xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết để thực hiện nhiệm vụ.
Điển hình là tại Bệnh viện Nhi Trung ương, từ thực tế nhiều năm quá tải, hiện nay lãnh đạo bệnh viện đã bàn bạc và đưa ra biện pháp khắc phục kịp thời như: Bệnh nhân đến khám bệnh được khám, sàng lọc, xem xét kỹ về tình trạng bệnh tật. Người bệnh nào cần thiết vào nội trú, người bệnh nào chỉ cần điều trị ngoại trú và tăng cường khâu điều trị ngoại trú… Khi các bệnh nhân đến quá đông, bệnh viện sẽ có sự điều phối giường bệnh giữa các khoa, phòng nhằm đảm bảo giường bệnh cho người bệnh.
Hay đối với Bệnh viện Việt Đức, hiện đã triển khai hệ thống bệnh viện vệ tinh, đồng thời thực hiện quyết liệt các giải pháp để chẩn đoán sớm, để người bệnh được mổ sớm. Các bộ phận hậu cần cũng rất tích cực để triển khai các giải pháp như khi cần có thể kê thêm cáng, chuẩn bị sẵn giường đẩy cho người bệnh nằm, sau đó khám sàng lọc, tổ chức phẫu thuật, phân về các khoa…
Trong trường hợp không may có đợt dịch lớn xảy ra, các bệnh viện sẽ có phương án đối phó thế nào khi có rất đông bệnh nhân cùng nhập viện, mà vẫn phải thực hiện cam kết là không nằm ghép, thưa ông?
Mục đích giảm quá tải bệnh viện là nhằm giúp cho người bệnh được tiếp cận với dịch vụ y tế chất lượng ngày càng cao, đem lại sự hài lòng và thoải mái cho người bệnh. Tuy nhiên, nếu không may có dịch bệnh, thảm họa xảy ra, với lưu lượng người mắc bệnh tăng nhanh chóng thì chắc chắn trong từng lúc, từng giai đoạn, các bệnh viện sẽ phải nỗ lực, bằng các biện pháp tích cực hơn nữa, từ công tác kiểm tra, đánh giá, giám sát, phân loại, chỉ đạo tuyến, phân tuyến tới các bệnh viện trong khu vực để giải quyết sớm nhất tình trạng trên.
Ngoài ra, Bộ Y tế đã có những chuẩn bị tích cực công tác diễn tập cho phòng chống các dịch bệnh lớn từ những chi tiết nhỏ như đón người bệnh ở sân bay, ở bệnh viện, phân loại hay kiểm soát nhiễm khuẩn.
Vì vậy nếu không may có tình huống dịch bệnh, thảm họa diễn ra thì chúng ra đã có những kinh nghiệm nhất định, hy vọng rằng sẽ sớm giải quyết những khó khăn gây ảnh hưởng đến chất lượng điều trị người bệnh.
Vậy với bệnh viện không thực hiện đúng cam kết, Bộ Y tế sẽ xử lý ra sao, thưa ông?
Nếu bệnh viện nào chưa thực hiện cam kết, Bộ Y tế sẽ tiến hành kiểm tra công tác chuyên môn nghiệp vụ tại các khoa phòng trong bệnh viện, xem cơ sở có thực hiện đúng quy định về chuyên môn hay không; nếu chưa thực hiện đúng, Bộ Y tế sẽ xem xét xử lý cán bộ có liên quan.
Tuy nhiên tôi cho rằng việc bảo đảm các cam kết chính là minh chứng rõ nhất thể hiện năng lực của người lãnh đạo đơn vị, do vậy tôi tin rằng lãnh đạo bệnh viện sẽ quyết tâm thực hiện bằng danh dự của bản thân nói riêng và uy tín của cơ sở nói chung.
Vậy trong thời gian tới, Bộ Y tế sẽ tổ chức các hoạt động kiểm tra, giám sát như thế nào để những nỗ lực giảm tải của các bệnh viện được duy trì hiệu quả, thưa ông?
Bộ Y tế sẽ thường xuyên tổ chức các đoàn đi kiểm tra giám sát hoạt động giảm quá tải tại các bệnh viện; đồng thời căn cứ vào các bộ tiêu chí đánh giá các chỉ số để chấm điểm.
Ngoài ra, hệ thống đường dây nóng sẽ là một công cụ hữu hiệu giúp người dân trực tiếp giám sát tình trạng quá tải cũng như hoạt động chuyên môn, thái độ ứng xử của các nhân viên y tế với người bệnh. Trong bất kỳ thời điểm nào, người bệnh nhận thấy cán bộ bệnh viện không thực hiện đúng những cam kết với Bộ Y tế, với người dân, họ có thể sử dụng đường dây nóng để phản ánh đến Giám đốc bệnh viện. Trong trường hợp Giám đốc bệnh viện không giải quyết được thì có thể gọi về Bộ Y tế. Hiện nay, hệ thống đường dây nóng đã hoạt động rất hiệu quả, đã tiếp nhận rất nhiều những thông tin phản ánh từ bệnh nhân, người nhà bệnh nhân về chất lượng khám, chữa bệnh, về công tác chuyên môn, tinh thần thái độ của thầy thuốc…
Bên cạnh đó, các bệnh viện sẽ phải thường xuyên cập nhật tình hình và báo cáo tình hình quá tải bệnh viện lên phần mềm trực tuyến để Bộ Y tế nắm được, có hướng giải quyết kịp thời.
Hiện nay nhiều người bệnh phàn nàn cơ sở y tế không giải quyết cho bệnh nhân ra viện vào ngày cuối tuần khiến họ thêm chi phí và mệt mỏi. Vậy theo ông các bệnh viện có nên mềm hóa quy định này để tạo thuận lợi cho bệnh nhân?
Về mặt nguyên tắc, việc người bệnh được ra viện hay không phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của họ. Tôi cho rằng hiện nay các bệnh viện đang cố gắng thực hiện mục tiêu giảm số ngày điều trị bình quân, để thực hiện mục tiêu giảm tải bệnh viện nên sẽ không có tình trạng cơ sở y tế sẽ kéo dài thời gian nằm viện của bệnh nhân.
Với cương vị là lãnh đạo bệnh viện, việc tạo thuận lợi cho bệnh nhân là tối cần thiết, nếu để bệnh nhân và người bệnh phản ánh nhiều, không hài lòng thì bản thân lãnh đạo bệnh viện phải chịu trách nhiệm.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
AI và cảm xúc
09:00 | 15/10/2024 Người quan sát
Du lịch Việt Nam tăng trưởng ấn tượng nhờ chính sách đột phá
08:32 | 15/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam-Trung Quốc thúc đẩy hợp tác về hạ tầng, kinh tế số, tài chính
08:34 | 14/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm về chống lãng phí
07:46 | 14/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lý Cường chứng kiến trao văn kiện hợp tác giữa hai nước
16:02 | 13/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Trung Quốc “luôn coi Việt Nam là ưu tiên trong chính sách ngoại giao láng giềng”
15:52 | 13/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường
15:52 | 13/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tiếp vốn cho nông nghiệp
15:21 | 13/10/2024 Người quan sát
Sôi động thị trường lao động cuối năm
09:00 | 13/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xóa nhà tạm, dột nát
08:41 | 13/10/2024 Người quan sát
Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường thăm Việt Nam
19:23 | 12/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam
19:14 | 12/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Thúc đẩy chuyển đổi số để Việt Nam bắt kịp, tiến cùng, vượt lên
18:23 | 12/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Xuất khẩu rau quả liên tục ghi nhận mức cao kỷ lục mới
Bàn giải pháp phát triển hợp đồng điện tử an toàn
Gần 8 triệu tờ khai miễn kiểm tra hải quan
Tạm giữ ô tô tải chở bia nghi nhập lậu, trị giá gần 1 tỷ đồng
Lợi nhuận quý III Masan được dự báo tăng 1250%
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics