Hạn chế phương tiện cá nhân: Cần thiết nhưng phải có lộ trình
Ông đánh giá như thế nào về động thái mới của Chính phủ nhằm giảm áp lực giao thông đang gia tăng hiện nay?
Tôi rất ủng hộ quyết định này. Vấn đề hạn chế phương tiện cá nhân tại các đô thị lớn để giảm áp lực giao thông không mới, trước đây đã được đề cập và cũng là xu thế chung của thế giới. Tuy nhiên, việc hạn chế cần có lộ trình phù hợp chứ không thể nhanh chóng, nóng vội.
Trên thực tế, các quốc gia có quy hoạch thành phố, đô thị cách đây khoảng 100 năm thì tình hình đỡ hơn, còn các quốc gia quy hoạch trước đó cũng phải đối mặt với tình trạng ùn tắc giao thông nghiêm trọng. Đối với Việt Nam, trước đây quy hoạch chỉ dành cho dân số khoảng 30 triệu dân. Đặc biệt là Thủ đô Hà Nội sau khi sáp nhập Hà Tây vào, hạ tầng giao thông trở nên quá chật hẹp, quá tải thường xuyên xảy ra.
Thực ra quy hoạch giao thông đô thị tại nhiều thành phố lớn cũng đã có song công tác quản lý quy hoạch lại khá kém. Thậm chí, tình trạng có quy hoạch nhưng không thực hiện theo quy hoạch mà lại triển khai theo chỉ thị của lãnh đạo từng nhiệm kỳ diễn ra khá phổ biến. Nếu quy hoạch được thực hiện thì lại rơi vào tình trạng không đồng bộ nên hiệu quả không cao. Ví dụ, TP. Hà Nội cho phép di chuyển nhà máy, xí nghiệp ra khỏi khu vực trung tâm thì lại sử dụng “đất vàng” để xây đô thị, dồn dân vào nội đô.
Theo Đề án về việc hạn chế phương tiện cá nhân đã được Bộ Giao thông vận tải trình Chính phủ cuối năm 2013, Bộ Giao thông vận tải dự kiến thời điểm hạn chế phương tiện cá nhân từ năm 2020. Trong bối cảnh hiện tại, phương tiện cá nhân chủ yếu vẫn là xe máy, mục tiêu này liệu có khả thi, thưa ông?
Đối với hạn chế phương tiện cá nhân, đặc biệt là xe máy, mốc thời gian 2020 đưa ra chưa thể thực hiện được. Để người dân tự động từ bỏ việc đi xe máy thì phải nâng cao ý thức tự chấp hành, đồng thời có phương tiện giao thông thuận lợi thay thế. Trong 5 năm tới chưa đủ thời gian để làm được tất cả vấn đề này. Vì vậy, mốc năm 2020 chỉ là bắt đầu, khởi động vấn đề hạn chế phương tiện. Nếu muốn thực sự hạn chế xe máy tại các đô thị lớn phải bắt đầu từ năm 2030.
Trước mắt, khi chưa thể hạn chế ngay phương tiện cá nhân, theo ông đâu là giải pháp tình thế để giải quyết hiệu quả “bài toán” quá tải giao thông đô thị?
Thực tế, thời gian qua nhiều địa phương cũng đã áp dụng các giải pháp tạm thời khá hiệu quả. Điển hình như việc xây cầu vượt, cầu vượt tạm; dẹp bớt hàng quán vỉa hè giúp đường thông hè thoáng; tổ chức phân luồng giao thông…
Ở đô thị, ô tô bao giờ cũng chiếm lòng đường nhiều nhất. Vì vậy, để hạn chế ô tô tham gia giao thông, có thể nghiên cứu thu phí hạ tầng giao thông theo tuyến đường, theo giờ. Ví dụ, mỗi ô tô có thẻ tín dụng riêng, khi đi qua những khu vực cần hạn chế lưu thông thì sẽ mất chi phí lớn, bị tự động trừ tiền. Giả sử, khi xe ô tô cần đi vào khu vực Nhà hát lớn Hà Nội thì xe đi lướt qua sẽ không mất tiền nhưng nếu dừng xe lâu sẽ bị trừ tiền trong thẻ. Các biện pháp này đánh vào “túi tiền” và ý thức của người lái xe để họ tự động chấp hành.
Việc đánh vào túi tiền của người dân để giảm ùn tắc giao thông là cách mà nhiều quốc gia đã thực hiện hiệu quả. Singapore là đất nước rất phát triển, song cũng không xảy ra ùn tắc giao thông. Cách mà đất nước này triển khai khá phong phú như trong giờ cao điểm nếu đi xe ô tô vào khu vực nội đô người dân sẽ bị thu phí cao hoặc xe đi nhà hàng, khách sạn chật hẹp thì cũng bị trừ tiền trong tài khoản. Từ thực tế trên, nhiều người dân Singapore đã lựa chọn bố trí thời gian hợp lý, buổi sáng dậy sớm tranh thủ đưa con tới trường, rồi quay về cơ quan, tránh giờ cao điểm. Thậm chí, nhiều người dân Singapore còn cho rằng, có thể đủ tiền mua nhà nhưng mua ô tô phải cân nhắc vì mọi khoản chi phí khi xe lưu thông trên đường khá lớn.
Xin ông cho biết, muốn hạn chế phương tiện cá nhân hiệu quả, đâu là giải pháp căn cơ?
Điều quan trọng là phải đầu tư hạ tầng, phát triển các phương tiện giao thông công cộng tốc độ cao và chở được nhiều người. Có hai hướng, một là đường sắt đô thị và hai là tàu điện ngầm. Ngoài ra, còn cần phát triển các phương tiện khác như xe bus, taxi, xe bus nhanh…
Khi đã có hệ thống phương tiện giao thông công cộng tốt, các phương tiện cần có sự kết nối hợp lý. Ví dụ như xe bus, taxi kết nối với các phương tiện tốc độ cao, chở nhiều người. Tại Nhật Bản, khi lên một chuyến xe taxi mà khách hàng cần di chuyển quãng đường xa, người lái xe sẽ không trực tiếp chạy cả quãng đường mà sẽ chở khách tới cửa tàu điện ngầm.
Bên cạnh việc đầu tư cho hạ tầng giao thông, phát triển giao thông công cộng, công tác tuyên truyền để nâng cao ý thức người dân cũng rất quan trọng. Trong những năm tới, cần làm cho người dân thấy được rõ những thiệt hại mà ùn tắc giao thông đem lại cho bản thân, gia đình và xã hội, từ đó có trách nhiệm góp phần giảm ùn tắc giao thông, chủ động, tích cực hạn chế phương tiện giao thông cá nhân. Để đạt được điều này, cần vận động các tổ chức chính trị xã hội cùng tham gia tuyên truyền.
Xin cảm ơn ông!
Tại Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương ngày 28-12-2015, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết: Trên địa bàn TP. Hà Nội, bình quân hàng tháng, lượng đăng ký mới với xe máy là 18.000- 22.000 chiếc, ô tô là 6.000-8.000 chiếc. Với tốc độ này, chưa tính đến yếu tố các dòng thuế liên quan đến ô tô được miễn giảm sẽ tăng lên vào năm 2018 thì dự kiến, Hà Nội sẽ có gần 1 triệu ô tô (không tính ô tô của các lực lượng vũ trang và các tỉnh vào Hà Nội) và sẽ có 7 triệu xe máy vào năm 2020. Hà Nội đề xuất với Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành Trung ương phối hợp với TP. Hà Nội xây dựng lộ trình hạn chế phương tiện giao thông cá nhân, giảm ùn tắc giao thông. Chỉ cần với tốc độ như hiện nay nếu không có ngay giải pháp thì khoảng 4-5 năm nữa, vấn đề giao thông sẽ rất phức tạp. |
Tin liên quan
AI và cảm xúc
09:00 | 15/10/2024 Người quan sát
Du lịch Việt Nam tăng trưởng ấn tượng nhờ chính sách đột phá
08:32 | 15/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam-Trung Quốc thúc đẩy hợp tác về hạ tầng, kinh tế số, tài chính
08:34 | 14/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm về chống lãng phí
07:46 | 14/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lý Cường chứng kiến trao văn kiện hợp tác giữa hai nước
16:02 | 13/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Trung Quốc “luôn coi Việt Nam là ưu tiên trong chính sách ngoại giao láng giềng”
15:52 | 13/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường
15:52 | 13/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tiếp vốn cho nông nghiệp
15:21 | 13/10/2024 Người quan sát
Sôi động thị trường lao động cuối năm
09:00 | 13/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xóa nhà tạm, dột nát
08:41 | 13/10/2024 Người quan sát
Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường thăm Việt Nam
19:23 | 12/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam
19:14 | 12/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Thúc đẩy chuyển đổi số để Việt Nam bắt kịp, tiến cùng, vượt lên
18:23 | 12/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Xuất khẩu rau quả liên tục ghi nhận mức cao kỷ lục mới
Bàn giải pháp phát triển hợp đồng điện tử an toàn
Gần 8 triệu tờ khai miễn kiểm tra hải quan
Tạm giữ ô tô tải chở bia nghi nhập lậu, trị giá gần 1 tỷ đồng
Lợi nhuận quý III Masan được dự báo tăng 1250%
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics