Hệ lụy ngầm từ các đòn đáp trả xung quanh vụ đầu độc cựu điệp viên Nga
Vụ đầu độc cựu gián điệp Nga Sergei Skripal ở Anh chỉ càng làm trầm trọng thêm những căng thẳng lâu nay giữa Nga và phương Tây. Hôm 26/3, Mỹ đã ra lệnh trục xuất 60 nhà ngoại giao Nga và đóng cửa lãnh sự quán của Nga tại Seattle, trong khi nhiều quốc gia châu Âu và đồng minh của Anh cũng trục xuất các nhà ngoại giao Nga. Nga đã phản ứng tương thích, trục xuất 60 nhà ngoại giao Mỹ (cũng như một số nhà ngoại giao của các nước khác) và đóng cửa lãnh sự quán Mỹ tại St. Petersburg. Nếu Washington và London thực thi các lệnh trừng phạt mới hoặc yêu cầu xem xét lại thị thực, Moscow cũng sẽ có các biện pháp trả đũa tương tự. Những cú đòn "ăn miếng trả miếng" cũng sẽ gây tác động lớn đến các hoạt động tình báo và phản gián của cả hai bên tranh chấp.
Trên thực tế, các sứ quán không chỉ đảm nhận những hoạt động ngoại giao, thương mại và lãnh sự, mà còn là cơ sở quan trọng cho các tổ chức tình báo. Các quốc gia trên thế giới sử dụng các cơ sở ngoại giao, như là sứ quán, để thực hiện các sứ mệnh tình báo. Ở nước ngoài, các Chính phủ sử dụng các sứ quán để nhân viên tình báo của mình được bảo vệ dưới quyền miễn trừ ngoại giao. Ở trong nước, các Chính phủ tập trung các nỗ lực chống phản gián vào việc giám sát những nhân viên tình báo cài cắm trong các sứ quán đặt tại nước mình.
Do đó, sau một loạt sự kiện gần đây, tất cả các bên liên quan, đặc biệt là Mỹ và Nga do số lượng người liên lụy rất lớn, sẽ chứng kiến tác động đáng kể lên cả hoạt động tình báo lẫn phản gián. Trên thực tế, hầu hết những nhà ngoại giao bị trục xuất đều là những gián điệp đội lốt ngoại giao, và sự thiếu hụt những người sẽ gây sức ép rất lớn lên những nhân viên còn lại. Những nhân viên tình báo không có vỏ bọc chính thức hay không được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao sẽ rơi vào thế đặc biệt bất lợi. Thời gian tới, có khả năng những nhân viên tình báo dạng này ở Nga và Mỹ sẽ phải gia tăng hoạt động để bù đắp cho sự thiếu hụt, tuyển mộ nhân viên mới và chăm sóc những đầu mối cũ.
Xét ở góc độ công tác phản gián, các vụ trục xuất mới đây đã giải phóng những nguồn lực lớn. Các cơ quan phản gián của Mỹ và Nga giờ đây bớt được 60 đối tượng và 1 cơ sở cần phải giám sát, có nghĩa là họ có thể dành những tài sản như nhân viên, êkip do thám và công nghệ, cho những ưu tiên khác; họ có thể giám sát chặt chẽ hơn những mục tiêu đã xác định và săn lùng ráo riết hơn những nhân viên không có vỏ bọc chính thức hay không được hưởng quyền miền trừ ngoại giao.
Những người dân thường, bị mắc kẹt trong cuộc chiến tình báo ngày càng lan rộng, sẽ bị quản lý khắt khe hơn, nhất là những người đi công tác, khách du lịch, nhân viên các tổ chức phi chính phủ và nhà báo. Các lực lượng an ninh ở phương Tây sẽ chú ý hơn tới du khách đến từ Nga, và Nga cũng làm như vậy đối với những du khách phương Tây. Nhưng ngay cả công dân những nước khác cũng trở thành những mục tiêu bị an ninh theo dõi, vì các nhân viên tình báo thường sử dụng hộ chiếu nước thứ ba. Đơn cử như, trong số 11 gián điệp bất hợp pháp của Nga bị Cơ quan Điều tra liên bang Mỹ (FBI) bắt giữ hồi năm 2010, có 4 người mang quốc tịch Canada, 4 người nhận là công dân Mỹ, 2 là công dân Peru và 1 công dân Anh. Những cá nhân bị tình nghi là gián điệp sẽ bị theo dõi và các phương tiện liên lạc điện tử của họ sẽ bị giám sát. Cơ quan phản gián địa phương cũng có thể thẩm vấn trực tiếp những người bị tình nghi nhằm mục đích hăm họa những người này hoặc cảnh báo rằng họ đang nằm trong diện bị theo dõi.
Những thực tế kể trên sẽ tạo thêm khó khăn cho những nhà phụ trách an ninh của những công ty tài trợ cho Giải Bóng đá Thế giới sẽ diễn ra tại Nga. Và những du khách nước ngoài đến Mỹ, Anh và các quốc gia Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sẽ bị giám sát nếu như hồ sơ của họ có chi tiết dính đến người Nga. Những công ty và tổ chức phương Tây hoạt động tại Nga, cũng như những đối tác Nga của họ làm việc tại phương Tây, sẽ phải thích nghi với cuộc chiến tình báo.
Tin liên quan
Tương lai nhiều bất định của thị trường năng lượng thế giới
07:52 | 12/09/2024 Nhìn ra thế giới
Các nền kinh tế trên thế giới chưa thể chiến thắng lạm phát
08:21 | 11/09/2024 Nhìn ra thế giới
EU cần 800 tỷ euro một năm để vực dậy nền kinh tế trì trệ
09:26 | 10/09/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực sản xuất của Nga
10:22 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc nới lỏng hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài
10:21 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
Điện Kremlin phản hồi cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2024
09:01 | 08/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nợ quốc gia của nền kinh tế lớn thứ tư châu Á tăng vọt
09:41 | 06/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hạ viện Thái Lan thông qua dự luật ngân sách hơn 110 tỷ USD cho năm 2025
09:39 | 06/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nga nghiên cứu điều chỉnh học thuyết hạt nhân để phù hợp với tình hình mới
09:32 | 05/09/2024 Nhìn ra thế giới
Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi ngành giáo dục nhân dịp khai giảng
09:31 | 05/09/2024 Nhìn ra thế giới
ASEAN tăng cường hợp tác tình báo quân sự vì hòa bình, an ninh khu vực
09:19 | 04/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nga và Mông Cổ có lập trường tương đồng về nhiều vấn đề toàn cầu
09:19 | 04/09/2024 Nhìn ra thế giới
Khai mạc Diễn đàn Kinh tế Phương Đông lần thứ 9 tại LB Nga
19:36 | 03/09/2024 Nhìn ra thế giới
bawns cas h5
Tin mới
Hà Nội: Cấm tuyệt đối hoạt động bến khách ngang sông, bến thủy nội địa
Nhật Bản sẽ tăng cường hỗ trợ các dự án sản xuất pin xe điện trong nước
Tương lai nhiều bất định của thị trường năng lượng thế giới
(INFOGRAPHICS) Những việc cần làm ngay khi xảy ra lũ, lụt để tránh các nguy cơ, rủi ro
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Doanh nghiệp lớn phải tiên phong giải quyết những bài toán ở tầm quốc gia
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics