Hướng tới kết nối chương trình bình ổn thị trường vào chuỗi cung ứng toàn cầu
Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ hướng tới chuỗi sản xuất toàn cầu | |
Hỗ trợ doanh nghiệp để tăng độ phủ của chương trình bình ổn thị trường |
Chương trình bình ổn thị trường đã góp phần quan trọng trong việc ổn định giá cả hàng hoá trên thị trường TPHCM suốt 20 năm qua. Ảnh: N.H |
Ngày 29/12, UBND TPHCM tổ chức hội nghị Tổng kết 20 năm chương trình bình ổn thị trường trên địa bàn TPHCM giai đoạn 2002-2022, định hướng triển khai giai đoạn 2022-2032.
Điều tiết thị trường, ổn định giá cả
Theo báo cáo của UBND TPHCM, qua 20 năm triển khai, quy mô của chương trình bình ổn thị trường ngày càng được mở rộng. Từ mức doanh thu 344 tỷ đồng năm 2002, đến năm 2022, doanh thu của chương trình dự kiến đạt tới 22.355 tỷ đồng. Sản lượng hàng bình ổn ngày càng lớn, chiếm lĩnh thị phần cao, đủ sức điều tiết thị trường và sẵn sàng can thiệp, bổ sung nguồn cung khi có hiện tượng khan hàng, sốt giá. Cụ thể, năm 2022, lượng hàng trứng gia cầm bình ổn thị trường chiếm 79% thị phần, thịt gia cầm chiếm 33,8%, dầu ăn chiếm 28,2%, đường chiếm 21,3%, thịt gia súc chiếm 18,6%...
Phát biểu tại hội nghị, bà Phan Thị Thắng, Thứ trưởng Bộ Công Thương đánh giá rất cao công tác chuẩn bị nguồn hàng của chương trình bình ổn thị trường tại TPHCM với 3 hình thức tham gia là tham gia cung ứng; tham gia phân phối hàng hóa và tham gia hỗ trợ tín dụng. Từ mô hình triển khai có hiệu quả của TPHCM, đến nay, có khoảng 36 tỉnh, thành trên cả nước đã thực hiện hoặc có kế hoạch thực hiện chương trình bình ổn thị trường với đa dạng các phương thức, đặc biệt phát huy vai trò của các nguồn lực xã hội.
Bên cạnh đó, mạng lưới phân phối hàng bình ổn thị trường cũng không ngừng mở rộng và hiện đã đạt gần 11.000 điểm bán. Theo bà Thắng, đây là một kết quả rất đáng khích lệ nhằm bảo đảm an sinh xã hội cho người dân, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh.
Phó bí thư thường trực Thành uỷ, Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi cũng đánh giá chương trình bình ổn thị trường đã có những tác động xã hội quan trọng, góp phần tạo kênh mua sắm hàng hóa thiết yếu. Từ nhóm mặt hàng đầu tiên là lương thực thực phẩm, chương trình đã mở rộng them các nhóm mặt hàng phục vụ mùa tựu trường, sữa, y tế và linh hoạt điều chỉnh, cập nhật Chương trình trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 phát sinh. Qua 20 năm triển khai, Chương trình đã góp phần giữ chỉ số giá tiêu dùng CPI của TPHCM được ổn định và luôn thấp hơn cả nước.
Kết nối vào chuỗi cung ứng toàn cầu
Bên cạnh việc biểu dương những kết quả tích cực đã đạt được, Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng cũng chỉ ra rằng, hạ tầng thương mại của TPHCM tuy đã có nhiều chuyển biến nhưng vẫn còn một số khu vực chưa đáp ứng yêu cầu mua sắm của người dân. Đặc biệt tại các quận ven, huyện ngoại thành, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu lưu trú công nhân, khu dân cư tập trung đông người lao động thu nhập thấp.
TPHCM tri ân các doanh nghiệp bình ổn thị trường đã có quá trình gắn bó, đồng hành cùng chương trình trong 20 năm qua. Ảnh: N.H |
Do đó, thời gian tới chương trình cần tập trung phát triển hệ thống phân phối, phủ rộng mạng lưới điểm bán hàng. Qua đó gia tăng hiệu quả lưu thông hàng hóa, giảm tối đa chi phí trung gian từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng.
Các doanh nghiệp cũng cần tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng cường ứng dụng thương mại điện tử trong vận hành chuỗi cung ứng sản phẩm bình ổn thị trường; hỗ trợ lẫn nhau nhằm tạo mối liên kết chặt chẽ, phát huy khai thác thế mạnh và tiềm năng của từng doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, TPHCM cần tiếp tục phát triển các doanh nghiệp đầu đàn trong nước có khả năng dẫn dắt thị trường, tạo sức lan tỏa đối với các doanh nghiệp vệ tinh và hạn chế sự phụ thuộc, chi phối của các doanh nghiệp nước ngoài, các tập đoàn đa quốc gia.
Về dài hạn, Thứ trưởng Bộ Công Thương đề nghị TPHCM thực hiện cơ cấu lại lĩnh vực thương mại trong nước theo hướng đổi mới sáng tạo và số hóa, công nghệ hóa phương thức kinh doanh. Đặc biệt, cần tăng cường kết nối, tham gia vào chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị, các hệ sinh thái toàn cầu và khu vực.
Ở góc độ địa phương, Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi cũng thẳng thắn chỉ ra rằng, đến nay chương trình vẫn chưa hình thành được nhiều vùng chuyên canh gắn kết với quá trình tiêu thụ sản phẩm tại các tỉnh, thành địa phương.
Bên cạnh đó, việc bắt kịp, đón đầu các xu hướng phát triển cũng như ứng dụng khoa học công nghệ, thương mại điện tử trong vận hành chuỗi cung ứng sản phẩm bình ổn thị trường cũng như trong hoạt động của từng doanh nghiệp tham gia chương trình vẫn còn chậm; các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tuy được triển khai tích cực nhưng khả năng tiếp cận của doanh nghiệp vào một số thời điểm còn chưa kịp thời.
Để tiếp tục phát huy những giá trị thành công của Chương trình trong thời gian tới, Chủ tịch UBND TPHCM đề nghị Sở Công Thương và các Sở, ban, ngành TPHCM cần tiếp tục phối hợp với các tỉnh, thành địa phương trong quá trình liên kết phát triển, hình thành các vùng chuyên canh đảm bảo các tiêu chuẩn, điều kiện về an toàn thực phẩm gắn với sản xuất, lưu thông hàng hóa. Đồng thời, cần tham mưu các giải pháp hình thành cộng đồng liên kết bền vững trong xây dựng các tiêu chuẩn cho sản phẩm bình ổn thị trường mang giá trị thương hiệu đặc trưng của Chương trình bình ổn thị trường, đó chính là “Giá cả hợp lý - Chất lượng nâng cao”;
“Những khó khăn, thách thức đã vượt qua sẽ là nền tảng để cộng đồng doanh nghiệp phát huy hơn nữa tính chủ động, sáng tạo, bắt kịp các xu hướng phát triển mới để xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp, thực hiệu hiệu quả chương trình trong thời gian tới” - Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhấn mạnh.
Tin liên quan
Nâng vị thế, tạo cơ hội hợp tác cho doanh nghiệp qua các hoạt động của ASEAN BAC
21:07 | 06/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tăng tốc phát triển du lịch bền vững thông qua ESG
19:29 | 06/09/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp tận dụng thời cơ vàng để ứng dụng khoa học công nghệ
19:42 | 06/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Sầu riêng đông lạnh - dư địa tăng trưởng mới của ngành sầu riêng
07:40 | 08/09/2024 Kinh tế
Phó Thống đốc NHNN: Tăng trưởng tín dụng năm 2024 có khả năng đạt 15%
20:09 | 07/09/2024 Kinh tế
Vì sao trúng đấu giá đất cao gấp nhiều lần giá khởi điểm?
19:50 | 07/09/2024 Kinh tế
Lựa chọn chính sách kinh tế để “cất cánh” thành công
10:20 | 07/09/2024 Kinh tế
Đẩy mạnh liên kết vùng để đưa hàng hóa ĐBSCL vươn xa
19:44 | 06/09/2024 Kinh tế
Bảo đảm nguồn cung hàng hóa tại các địa phương chịu ảnh hưởng của bão số 3
19:23 | 06/09/2024 Kinh tế
Nhiều tín hiệu tốt cho doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu thủy sản
14:51 | 06/09/2024 Xuất nhập khẩu
Việt Nam xuất siêu 19,07 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm
14:12 | 06/09/2024 Kinh tế
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 8/2024 ước đạt 526,6 nghìn tỷ đồng
10:34 | 06/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 473 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tính đến 15/8
09:25 | 06/09/2024 Infographics
Huy động tài chính cho chuỗi giá trị lúa gạo phát thải thấp
07:47 | 06/09/2024 Kinh tế
Dư nợ cho vay nhà ở xã hội tại TPHCM tăng trưởng 78%
19:12 | 05/09/2024 Kinh tế
Phát triển trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu để gỡ nút thắt ngành dệt may, da giày
16:43 | 05/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Cảnh giác trước chiêu lừa “Hải quan bán xe thanh lý”
Khẩn trương cấp điện trở lại khi bão Yagi đi qua
Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão số 3
Bí thư Thành ủy Hà Nội: Khẩn trương giúp người dân ảnh hưởng bão số 3 vượt khó
Thông tin về đề xuất bỏ quy định miễn thuế GTGT đối với hàng hóa có trị giá nhỏ
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Hải quan
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics