Khai thông các dòng vốn, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư
TS. Ngô Công Thành, Ủy viên ban chấp hành Lâm thời của Liên chi hội Tài chính Khu công nghiệp Việt Nam |
Ông nhận định như thế nào về tỷ lệ lấp đầy ở các KCN hiện nay?
Việc thu hút đầu tư phát triển KCN, KKT đang bộc lộ những hạn chế cần được khắc phục. Quy hoạch định hướng phát triển các KCN, KKT còn một số bất cập, thiếu tầm nhìn tổng thể, dài hạn, còn dàn trải theo địa giới hành chính, thiếu liên kết ngành và liên kết vùng. Cùng với đó, chất lượng hiệu quả thu hút đầu tư chưa đáp ứng yêu cầu phát triển theo chiều sâu; liên kết hợp tác trong KCN, KKT, giữa các khu với nhau và giữa KCN, KKT với khu vực bên ngoài còn hạn chế.
Bên cạnh đó, loại hình phát triển chậm được đổi mới, phát triển chưa bền vững và cân bằng về kinh tế, xã hội, môi trường; hiệu quả sử dụng đất, sử dụng lao động chưa cao. Các địa phương và nhà đầu tư phát triển hạ tầng KCN trong nước vẫn ưu tiên tập trung thu hút đầu tư lấp đầy KCN, chưa thực sự chú trọng tới cơ cấu ngành nghề, công nghệ, yếu tố môi trường và xã hội của dự án đầu tư, nên hiệu quả đầu tư phát triển các KCN chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra. Đáng chú ý, chủ đầu tư các dự án kinh doanh hạ tầng KCN Việt Nam do năng lực tài chính hạn chế, có tâm lý chờ đợi tìm được nhà đầu tư thứ cấp rồi mới đầu tư hạ tầng dùng chung trong KCN, trong khi nhà đầu tư nước ngoài lại muốn có mặt bằng, hạ tầng kỹ thuật ngay thì mới quyết định đầu tư. Sự giằng co, chờ đợi này đã khiến nhiều KCN có tỷ lệ lấp đầy thấp.
Ông có nhận định như thế nào về dự báo nhu cầu thu hút đầu tư phát triển các KCN Việt Nam đến năm 2030?
Theo quy hoạch sử dụng đất quốc gia đã được Quốc hội thông qua ngày 13/11/2021, đến năm 2030 diện tích đất phát triển các KCN sẽ đạt khoảng 210.930 ha. Như vậy, từ nay đến năm 2030 sẽ có thêm khoảng 120.000 ha KCN, trong đó diện tích đất công nghiệp cho thuê khoảng 80.000 - 85.000 ha.
Hiện đơn giá đền bù đất, giải phóng mặt bằng và định mức xây dựng hạ tầng KCN đã được điều chỉnh tăng so với giai đoạn trước. Theo khảo sát củaViện Nghiên cứu Đầu tư quốc tế (ISC), ước tính chi phí đầu tư phát triển một ha đất KCN bình quân hiện nay khoảng 600.000 USD/ha. Nhu cầu vốn đầu tư phát triển hạ tầng các KCN đã được quy hoạch đến năm 2030, đang và sẽ triển khai xây dựng vào khoảng 72 tỷ USD.
Nhu cầu thu hút đầu tư vào các dự án sản xuất kinh doanh trong KCN rất lớn. Nếu tính suất đầu tư bình quân 6,5 triệu USD/ha đất công nghiệp thì nhu cầu thu hút vốn đầu tư lấp đầy diện tích còn lại của các KCN của Việt Nam đã được quy hoạch khoảng 600-650 tỷ USD. Như vậy, tổng vốn đầu tư phát triển hạ tầng KCN và vốn đầu tư để lấp đầy các KCN khoảng 670-720 tỷ USD. Ngoài ra, còn phải tính đến nhu cầu vốn đầu tư đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp trong KCN, tái cấu trúc và chuyển đổi 296 KCN hiện hữu thành các KCN sinh thái để thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh theo cam kết của Chính phủ Việt Nam với cộng đồng quốc tế.
Trong một báo cáo gần đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đặt ra mục tiêu thu hút đầu tư vào các KCN, KKT đến năm 2030 như sau: tổng vốn đầu tư đăng ký đạt khoảng 390- 460 tỷ USD, trong đó vốn trong nước khoảng 2,7 triệu – 3,2 triệu tỷ đồng (tương đương 110-130 tỷ USD), vốn FDI khoảng 280-330 tỷ USD; tổng vốn đầu tư thực hiện đạt khoảng 300-370 tỷ USD, trong đó vốn trong nước đạt 1,5 triệu -2 triệu tỷ đồng (tương đương 60-80 tỷ USD), vốn FDI đạt 240-290 tỷ USD…
Trong bối cảnh cần nguồn vốn lớn để đầu tư vào KCN, theo ông, đâu là giải pháp để huy động được nguồn vốn để lấp đầy 210.930 ha KCN theo quy hoạch sử dụng đất quốc gia đã được Quốc hội thông qua?
Chi phí đầu tư phát triển hạ tầng KCN có xu hướng tăng nhanh, đây là một thực tế. Theo tính toán của ISC dựa trên đơn giá đền bù đất của các địa phương, chi phí san lấp mặt bằng và định mức xây dựng bình quân của Bộ Xây dựng thời gian qua, thì tổng vốn đầu tư phát triển hạ tầng KCN đến hết năm 2022 đạt khoảng 28 tỷ USD, trong đó vốn đầu tư nước ngoài 9,3 tỷ USD, vốn đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam đạt khoảng 19 tỷ USD.
Để huy động được nguồn vốn to lớn đầu tư vào các KCN trong những năm tới đòi hỏi phải có những thay đổi căn bản trong việc khai thông các dòng vốn, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tiếp cận các yếu tố sản xuất kinh doanh thuận lợi và đổi mới hoạt động xúc tiến đầu tư. Chúng tôi kỳ vọng sẽ đồng hành cũng các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý trong việc tìm kiếm các giải pháp huy động nguồn lực nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hơn sự phát triển các KCN, KKT của Việt Nam theo đúng định hướng tăng trưởng xanh và bền vững.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Chìa khóa mở cánh cửa mới cho doanh nghiệp nông sản
08:00 | 29/08/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Khơi thông dòng tín dụng hỗ trợ xuất nhập khẩu
07:47 | 03/05/2024 Kinh tế
Lãi suất thấp nhưng cần duy trì đủ lâu để có thể thẩm thấu vào nền kinh tế
21:09 | 05/04/2024 Kinh tế
8 tháng chi gần 100 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
09:37 | 13/09/2024 Xuất nhập khẩu
Nhiều nguyên nhân khiến giá vàng liên tục biến động
17:50 | 12/09/2024 Kinh tế
Đề nghị ngân hàng mạnh dạn cho vay mới để khắc phục thiệt hại sau bão lũ
15:26 | 12/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 71,53 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 8/2024
14:20 | 12/09/2024 Infographics
Sẵn sàng xuất khẩu dừa tươi vào thị trường Trung Quốc
14:00 | 12/09/2024 Kinh tế
Sự cần thiết của chuyển đổi công nghiệp tại TP Hồ Chí Minh
13:49 | 12/09/2024 Kinh tế
Rủi ro cho nền kinh tế khi dòng tiền chưa vào sản xuất, kinh doanh
09:40 | 12/09/2024 Kinh tế
Thúc giục đưa dòng tín dụng vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh
09:38 | 12/09/2024 Kinh tế
8 tháng, xuất nhập khẩu đạt hơn 512 tỷ USD
15:06 | 11/09/2024 Xuất nhập khẩu
Ngành logistics đối mặt yêu cầu chuyển đổi xanh
15:31 | 10/09/2024 Kinh tế
THACO AUTO xuất khẩu body sơn màu và linh kiện xe Kia New Carnival sang Ấn Độ
12:09 | 10/09/2024 Xe - Công nghệ
Từ 9h ngày 10/9, phương tiện chở hàng XK qua cửa khẩu Hữu Nghị được điều tiết vào Khu phi thuế quan
21:07 | 09/09/2024 Kinh tế
Yêu cầu các ngân hàng rà soát thiệt hại, hỗ trợ khách hàng sau bão số 3
19:10 | 09/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Viettel khắc phục gián đoạn thông tin tại các tỉnh miền núi phía Bắc chịu ảnh hưởng lũ lụt
Phòng, chống tham nhũng trong ngành Tài chính: Kiên quyết loại bỏ TTHC rườm rà, gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp
Tiếp tục lấy ý kiến về “xuất nhập khẩu tại chỗ”
8 tháng chi gần 100 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
Thái Lan nêu hàng loạt ưu tiên chính sách của chính phủ
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics