Khi Iran bị “dồn vào chân tường”
Giới phân tích cho rằng bước đi “ăn miếng, trả miếng” này có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với khu vực Trung Đông, vốn lâu nay vẫn được coi là "chảo lửa" của thế giới.
Trong một tuyên bố, Tổng thống Iran Hassan Rouhani khẳng định Tehran sẽ tái khởi động việc làm giàu urani ở mức độ cao nếu trong vòng 60 ngày, các cường quốc thế giới không bảo vệ những lợi ích của Tehran trước lệnh trừng phạt của Mỹ. Bên cạnh đó, Iran sẽ tạm ngừng chuyển urani đã làm giàu và nước nặng ra nước ngoài theo thỏa thuận hạt nhân, nhằm bảo đảm các đối tác còn lại cũng thực hiện đúng những cam kết trong thỏa thuận này. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Iran nhắc lại quan điểm nước Cộng hòa Hồi giáo không rút khỏi thỏa thuận hạt nhân như Mỹ đã làm và sẵn sàng đối thoại để giải quyết bất đồng.
Tối hậu thư của Iran dành cho Mỹ (HQ Online) - Tổng thống Iran nêu rõ sau 60 ngày, Iran sẽ "thu hẹp" việc thực hiện các cam kết trong thỏa thuận hạt ... |
Dư luận không quá bất ngờ khi Iran đưa ra các biện pháp cứng rắn trên bởi một lẽ khi bị "dồn đến chân tường", họ sẽ buộc phải đáp trả. Trên thực tế, trong suốt 1 năm qua, Mỹ không ngừng siết chặt "gọng kìm" đối với Iran bất chấp các cuộc thanh sát của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) cho tới thời điểm này đều khẳng định Iran tuân thủ nghiêm chỉnh các điều khoản của thỏa thuận hạt nhân lịch sử. 3 tháng sau khi "xé bỏ" thỏa thuận hạt nhân, Mỹ khởi động lại một loạt lệnh trừng phạt nhằm vào lĩnh vực phi năng lượng của Iran như tài chính, khoáng sản và ô tô. Tháng 11/2018, Mỹ tái áp đặt lệnh trừng phạt đối với ngành năng lượng, giao dịch dầu mỏ và giao dịch của Ngân hàng trung ương Iran để cắt nguồn thu nhập chính của chính quyền Iran. Gọng kìm cô lập Iran đã siết chặt ở mức tối đa, hầu như không để cho Iran một “con đường sống” khi Mỹ ngừng miễn trừ trừng phạt 8 đối tác mua dầu của Iran gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Hy Lạp, Italy, Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc) từ ngày 2/5 vừa qua. Ngay trong quý I/2019, khi Mỹ chưa áp đặt quy chế ngừng miễn trừ trừng phạt, Trung Quốc cũng đã giảm 28% và Ấn Độ giảm 40% lượng dầu thô nhập khẩu từ Iran so với cùng kỳ năm trước. Các biện pháp này đã khiến nền kinh tế Iran phải hứng chịu hậu quả nặng nề. Theo số liệu của Cơ quan Thống kê Iran, lạm phát trong tháng từ 21/3 đến 20/4 đã tăng lên 51,4% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó giá thực phẩm và dịch vụ tăng vọt tương ứng là 85% và 37%. Kinh tế suy giảm dẫn tới tình trạng bất ổn trong nước và các cuộc biểu tình liên miên.
Các biện pháp trừng phạt Iran của Mỹ có thành công? Các nhà phân tích tin rằng, các lệnh trừng phạt của Mỹ và bãi bỏ miễn giảm mua dầu từ Iran không có nghĩa là ... |
Trong khi đó, các nước còn lại trong thỏa thuận, mặc dù đưa ra nhiều hứa hẹn, song lại tỏ ra chậm chạp trong việc thực thi các cam kết đối với quốc gia Trung Đông này. Nga và Trung Quốc, dù ủng hộ Iran, song không có khả năng gây sức ép để buộc Mỹ thay đổi chính sách, trong khi “bộ ba” Liên minh châu Âu (EU) chịu ràng buộc bởi quan hệ đồng minh quá chặt chẽ với Mỹ, không có hành động thực tế và hiệu quả để bảo đảm lợi ích của Iran theo thỏa thuận hạt nhân, và cũng là để bảo vệ lợi ích của chính các công ty châu Âu đang làm ăn với Iran. Tính tới năm 2016, EU đã đầu tư hơn 20 tỷ USD vào các dự án ở Iran. Có thể nói, suốt 1 năm qua, EU mới chỉ dừng lại ở "những lời hứa suông" mà chưa đưa ra được bất kỳ bảo đảm nào để Tehran có thể tin tưởng.
Mỹ gây khó, Iran chuyển sang 'chợ xám' để xuất khẩu dầu Sau khi Mỹ cảnh cáo nhiều quốc gia không được mua dầu mỏ của Iran, Iran đã quyết định chuyển mọi nguồn lực sang bán ... |
Rõ ràng là Iran đang ở tình thế "không còn gì để mất" và việc viện tới "quân át chủ bài" là thỏa thuận hạt nhân cũng là điều khó tránh khỏi. Nói cách khác, quyết định của Iran bắt nguồn từ hành động “thiếu trách nhiệm” của Mỹ khi rút khỏi một thỏa thuận từng là nỗ lực ngoại giao của cả cộng đồng quốc tế nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng hạt nhân Iran. Những thông điệp mà Iran đưa ra rõ ràng vừa để thể hiện lập trường cứng rắn, vừa tạo áp lực với các nước còn lại trong thỏa thuận. Tuy nhiên, việc Iran đưa ra khoảng thời gian 60 ngày và cũng chỉ tạm dừng thực hiện hai điều khoản 26 và 36 của thỏa thuận hạt nhân, cũng được cho là “để lại một khe cửa thương lượng” và không để mọi chuyện vượt tầm kiểm soát.
Mỹ kiên quyết chấm dứt 6 tháng miễn trừ trừng phạt nhập dầu của Iran Chính phủ Mỹ yêu cầu các đối tác ngừng mọi hoạt động trao đổi với Iran trước ngày 2/5 nếu không sẽ phải đối mặt ... |
Tình thế trên đòi hỏi các bên cần tính toán kỹ lưỡng các bước đi của mình trong tương lai, nhằm tránh đẩy khu vực rơi vào vòng xoáy của một cuộc khủng hoảng hạt nhân mới cũng như nguy cơ nổ ra một cuộc đối đầu quân sự giữa Mỹ và Iran.
Tin liên quan
Ông Mohammad Eslami được tái bổ nhiệm đứng đầu Tổ chức Năng lượng nguyên tử Iran
08:48 | 12/08/2024 Nhìn ra thế giới
Iran phê chuẩn hiệp định thương mại tự do với Liên minh kinh tế Á-Âu
08:24 | 20/06/2024 Nhìn ra thế giới
Iran ấn định thời điểm tổ chức bầu cử Tổng thống sau khi ông Raisi tử nạn
07:49 | 21/05/2024 Nhìn ra thế giới
Tương lai nhiều bất định của thị trường năng lượng thế giới
07:52 | 12/09/2024 Nhìn ra thế giới
Các nền kinh tế trên thế giới chưa thể chiến thắng lạm phát
08:21 | 11/09/2024 Nhìn ra thế giới
EU cần 800 tỷ euro một năm để vực dậy nền kinh tế trì trệ
09:26 | 10/09/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực sản xuất của Nga
10:22 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc nới lỏng hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài
10:21 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
Điện Kremlin phản hồi cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2024
09:01 | 08/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nợ quốc gia của nền kinh tế lớn thứ tư châu Á tăng vọt
09:41 | 06/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hạ viện Thái Lan thông qua dự luật ngân sách hơn 110 tỷ USD cho năm 2025
09:39 | 06/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nga nghiên cứu điều chỉnh học thuyết hạt nhân để phù hợp với tình hình mới
09:32 | 05/09/2024 Nhìn ra thế giới
Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi ngành giáo dục nhân dịp khai giảng
09:31 | 05/09/2024 Nhìn ra thế giới
ASEAN tăng cường hợp tác tình báo quân sự vì hòa bình, an ninh khu vực
09:19 | 04/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nga và Mông Cổ có lập trường tương đồng về nhiều vấn đề toàn cầu
09:19 | 04/09/2024 Nhìn ra thế giới
Khai mạc Diễn đàn Kinh tế Phương Đông lần thứ 9 tại LB Nga
19:36 | 03/09/2024 Nhìn ra thế giới
bawns cas h5
Tin mới
Nhật Bản sẽ tăng cường hỗ trợ các dự án sản xuất pin xe điện trong nước
Tương lai nhiều bất định của thị trường năng lượng thế giới
(INFOGRAPHICS) Những việc cần làm ngay khi xảy ra lũ, lụt để tránh các nguy cơ, rủi ro
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Doanh nghiệp lớn phải tiên phong giải quyết những bài toán ở tầm quốc gia
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp xây dựng một luật để sửa nhiều luật
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics