Khi sản xuất tại chỗ lên ngôi
Hãng xe Solex của Pháp đã chuyển nhà máy tại Quảng Đông, Trung Quốc về lại quê hương |
Trong cuốn sách vừa cho ra mắt độc giả tháng 5/2021, ông Cyrille Coutansais đã ghi nhận 2 điểm then chốt trong quá trình tái dịch chuyển các hoạt động kinh tế toàn cầu.
Trước hết, hiện tượng tái chuyển dịch các hoạt động công nghiệp từ Trung Quốc đã được ghi nhận từ đầu những năm 2000. Đợt sóng ngầm này đã dâng cao vào quãng thời gian 2012-2013, khi xung đột tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Bắc Kinh và Tokyo bùng phát. Trung Quốc một mặt kích động tẩy chay hàng Nhật, mặt khác lại ngừng cung cấp kim loại hiếm và gây xáo trộn không ít trong các dây chuyền sản xuất từ “đất nước Mặt Trời mọc” đến cả những nhà máy của Nhật Bản ở Trung Quốc. Tiếp đó, phải kể đến chính sách "nước Mỹ trước tiên" của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump từ năm 2017 nhằm kêu gọi và khuyến khích các thương hiệu Mỹ “trở về quê hương” để tạo việc làm.
Riêng tại Pháp, từ năm 2012, dưới thời Tổng thống François Hollande, Bộ trưởng đặc trách Công nghiệp Arnaud Montebourg đã đưa ra khẩu hiệu “Made in France” (sản xuất tại Pháp). Từ đó tới nay, thương hiệu trang sức Pháp nổi tiếng Mauboussin đã chia tay với châu Á, đưa về châu Âu toàn bộ các hoạt động của mình, trong đó có 70% các sản phẩm làm ra được thực hiện trên đất Pháp. Không chỉ vậy, sau gần 30 năm bám rễ, tận dụng nguồn nhân công rẻ của Trung Quốc, hãng xe Solex của Pháp vốn nổi tiếng với những chiếc xe đạp đã trở về Pháp và mở nhà máy ở Saint Lo, song thay thế những chiếc xe đạp cổ điển bằng xe đạp điện.
Điểm nổi bật thứ hai là việc hiện thực hóa xu hướng “tái dịch chuyển” các hoạt động kinh tế cả trong lĩnh vực công nghiệp lẫn dịch vụ. Nguyên nhân là do các cơ sở trở lại các nước công nghiệp phát triển nhờ những phát minh, công nghệ mới, trong đó có trí tuệ nhân tạo, robot. Đơn cử nhờ có máy in ba chiều (3D) mà người ta có thể sản xuất cánh quạt của các tàu chiến dò mìn ngay tại Pháp với giá thành tương đương với giá sản xuất từ một nước có nhân công rẻ.
Bên cạnh đó, xu hướng này còn được thúc đẩy bởi thái độ người tiêu dùng. Thực tế, Internet đã làm thay đổi toàn bộ cung cách của người tiêu dùng. Người tiêu dùng có rất nhiều thông tin về mặt hàng mà họ muốn mua như sản phẩm được sản xuất từ đâu, món hàng đó có tôn trọng các chuẩn mực về lao động, về an toàn, môi trường hay không… Không chỉ vậy, người tiêu dùng còn muốn khi đặt hàng sẽ được nhận càng sớm càng tốt, do đó, việc sản xuất tại chỗ nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của khách hàng.
Có thể thấy rõ ràng, thế giới đang có khuynh hướng “sản xuất nơi nào để phục vụ thị trường nơi đó” và thế giới đang hướng đến 1 xu hướng chung là các nhà máy ở châu Á để phục vụ người tiêu thụ châu Á, các hãng ở Mỹ để đáp ứng nhu cầu của thị trường của châu Mỹ trong khi nhà máy tại châu Âu và xung quanh Địa Trung Hải thì phục vụ khách hàng của châu Âu.
Tin liên quan
Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics đề xuất hợp tác chặt chẽ với Hải quan
16:43 | 11/09/2024 Hải quan
Hải quan Yên Bái túc trực thực hiện thủ tục hải quan kịp thời cho doanh nghiệp
14:53 | 11/09/2024 Hải quan
Lào Cai: Cửa khẩu Kim Thành thông quan trở lại từ 11 giờ ngày 11/9
13:48 | 11/09/2024 Hải quan
Các nền kinh tế trên thế giới chưa thể chiến thắng lạm phát
08:21 | 11/09/2024 Nhìn ra thế giới
EU cần 800 tỷ euro một năm để vực dậy nền kinh tế trì trệ
09:26 | 10/09/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực sản xuất của Nga
10:22 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc nới lỏng hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài
10:21 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
Điện Kremlin phản hồi cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2024
09:01 | 08/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nợ quốc gia của nền kinh tế lớn thứ tư châu Á tăng vọt
09:41 | 06/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hạ viện Thái Lan thông qua dự luật ngân sách hơn 110 tỷ USD cho năm 2025
09:39 | 06/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nga nghiên cứu điều chỉnh học thuyết hạt nhân để phù hợp với tình hình mới
09:32 | 05/09/2024 Nhìn ra thế giới
Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi ngành giáo dục nhân dịp khai giảng
09:31 | 05/09/2024 Nhìn ra thế giới
ASEAN tăng cường hợp tác tình báo quân sự vì hòa bình, an ninh khu vực
09:19 | 04/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nga và Mông Cổ có lập trường tương đồng về nhiều vấn đề toàn cầu
09:19 | 04/09/2024 Nhìn ra thế giới
Khai mạc Diễn đàn Kinh tế Phương Đông lần thứ 9 tại LB Nga
19:36 | 03/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hong Kong (Trung Quốc) mở rộng chương trình tạo thuận lợi cho hàng hóa trung chuyển
19:36 | 03/09/2024 Hải quan thế giới
bawns cas h5
Tin mới
Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản ghi nhận lợi ích khi phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
EuroCham thán phục cao công tác cải cách và phương pháp làm việc của cơ quan Hải quan
Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics đề xuất hợp tác chặt chẽ với Hải quan
Phó Tổng thư ký VCCI Đậu Anh Tuấn: Quan hệ đối tác Hải quan – Doanh nghiệp có chuyển biến ngoạn mục
Hải quan Quảng Ninh có nhiều sáng kiến phát triển quan hệ đối tác
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics