Khi sức mạnh địa kinh tế dịch chuyển mạnh mẽ sang châu Á
RCEP được khởi xướng năm 2012 và được ký kết thành công trong năm 2020 là minh chứng cho “Phương thức ASEAN” mang bản sắc riêng của khu vực. Quá trình này chứa đựng các nguyên tắc xã hội hóa, ngoại giao thầm lặng, kín đáo, ra quyết định đồng thuận, thương lượng không đối đầu và bình đẳng chủ quyền. Việc thực hiện các nguyên tắc của ASEAN được thể hiện rõ trong các vấn đề lớn, nhỏ của RCEP. Vấn đề nhỏ là những ưu đãi giảm bớt rào cản thương mại đối với các nền kinh tế ASEAN kém phát triển nhất. Vấn đề lớn là những gì đạt được trong việc hiện thức hóa mối quan hệ thương mại tự do Nhật-Trung-Hàn được mong đợi từ lâu. Trên hết, RCEP giải quyết sự phức tạp của các mối quan hệ thương mại châu Á bằng cách xóa bỏ ngay lập tức thuế quan và hạn ngạch đối với 65% hàng hóa giao dịch trong khối, tăng lên 90% theo thời gian.
Đáng chú ý, việc RCEP cho phép hiện thực hóa thỏa thuận thương mại tự do 3 bên Nhật-Trung-Hàn, vốn được các nước này mong đợi từ lâu, là rất quan trọng vì Nhật Bản và Trung Quốc có lịch sử quan hệ "cơm không lành, canh không ngọt", trong khi Nhật Bản và Hàn Quốc là đồng minh tự nhiên của Mỹ. Các chính sách thương mại đơn phương của Mỹ và tác động của đại dịch Covid-19 đã khiến các nền kinh tế châu Á xích lại gần nhau hơn khi các nhà sản xuất tìm cách ổn định các chuỗi cung ứng khu vực. Thỏa thuận thương mại tự do 3 bên Nhật-Trung-Hàn giúp nâng cao các nền kinh tế mang tính chất bổ sung cho nhau của các nước này. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của cả Nhật Bản và Hàn Quốc, và hai quốc gia này cũng là các đối tác thương mại lớn của Trung Quốc. Nói rộng hơn, RCEP sẽ tăng cường các mối quan hệ thương mại và kinh tế trong khu vực Đông Á vì thương mại tự do và các điều khoản về quy tắc xuất xứ được đơn giản hóa giúp tăng cường mối liên kết giữa sản xuất, công nghệ, tự nhiên và nguồn nhân lực trong khu vực.
Các hệ quả của thỏa thuận này không phải là không thể tránh khỏi. Như được định hình ban đầu, cả CPTPP và RCEP lẽ ra sẽ giúp mở rộng không giới hạn về phạm vi tiếp cận của hiệp định thương mại tự do đối với châu Á. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các lợi ích của phương Tây bị giảm sút nghiêm trọng. Và khi các nhà lãnh đạo dân tộc chủ nghĩa ở Mỹ và Ấn Độ rút khỏi đàm phán, cả CPTPP và RCEP đều lấy châu Á làm trung tâm.
Xét về các tác động có thể xảy ra của RCEP đối với mối quan hệ Mỹ-Trung, phân tích hiện có chỉ ra rằng sự phụ thuộc lẫn nhau ở Đông Á sẽ nâng cao vai trò lãnh đạo của Trung Quốc trong khu vực và khiến nước này được hưởng lợi kinh tế lớn nhất từ RCEP. Các điều khoản về quy tắc xuất xứ tự do của RCEP sẽ tái định hướng mạnh mẽ quan hệ đối tác chuỗi cung ứng sang khu vực hiệp định thương mại tự do Đông Á. Ngoài ra, các nhà xuất khẩu của Mỹ sẽ gặp khó khăn tại khu vực này so với các nhà sản xuất châu Á bởi ít khả năng Mỹ sẽ có các hành động nhằm đảo ngược lập trường bảo hộ và theo đuổi việc gia nhập RCEP hoặc CPTPP trong môi trường chính trị trong nước hiện nay. Về mặt địa kinh tế, RCEP rõ ràng đã tạo lợi thế cho Trung Quốc và có thể kích động Mỹ tiến hành các hành động quyết đoán hơn về thương mại, công nghệ hoặc an ninh nhằm kiềm chế sự phát triển của Trung Quốc.
Có thể sự xáo trộn ngẫu nhiên trong chính sách thương mại của phương Tây và việc hoàn tất RCEP lấy châu Á làm trung tâm đánh dấu thời điểm mà quá trình chuyển đổi sức mạnh địa kinh tế dịch chuyển mạnh mẽ sang châu Á. Một khi được chấp nhận, thực tế đó sẽ đòi hỏi tất cả các quốc gia, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc, phải thúc đẩy điều mà nhà ngoại giao kỳ cựu của Mỹ Henry Kissinger từng gọi là một “mối quan hệ ổn định về mặt chiến lược”. Đạt được kết quả đó sẽ kiểm tra năng lực của các nhà ngoại giao phương Tây, mặc dù “Phương thức ASEAN” cung cấp một phương pháp đàm phán thành công kiểu châu Á.
Tin liên quan
ADB nhận định gì về tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024?
14:06 | 25/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
UOB dự báo tăng trưởng quý 3 và quý 4 sẽ chậm lại do tác động của bão Yagi
16:45 | 24/09/2024 Kinh tế
Hoạt động kinh doanh của Eurozone trong tháng Chín bất ngờ giảm mạnh
09:14 | 24/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nga chuyển hướng xuất khẩu dầu mỏ, sản phẩm dầu mỏ và than đá
08:16 | 27/09/2024 Nhìn ra thế giới
EU và Trung Quốc thảo luận về những thách thức và các mối đe dọa
14:04 | 26/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hải quan Hoa Kỳ siết kiểm soát thông tin mô tả hàng hóa
13:41 | 26/09/2024 Hải quan thế giới
Uzbekistan ký thỏa thuận hợp tác hải quan với Hoa Kỳ
16:16 | 24/09/2024 Hải quan thế giới
EC kiện Trung Quốc lên WTO liên quan các biện pháp phòng vệ thương mại
09:13 | 24/09/2024 Nhìn ra thế giới
Upbit: Lĩnh vực tiền điện tử sẽ tiếp tục phát triển hậu bầu cử Mỹ
10:07 | 22/09/2024 Nhìn ra thế giới
Tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa ASEAN-Mỹ
10:07 | 22/09/2024 Nhìn ra thế giới
Giá dầu thị trường thế giới nối dài đà phục hồi mạnh mẽ
08:02 | 20/09/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát tăng thấp hơn dự báo, BoE có khả năng giữ nguyên lãi suất
08:10 | 19/09/2024 Nhìn ra thế giới
Cục Dự trữ liên bang cắt giảm lãi suất mạnh mẽ
08:09 | 19/09/2024 Nhìn ra thế giới
Ông Trump cùng các đối tác ra mắt mạng giao dịch tiền kỹ thuật số mới
07:47 | 18/09/2024 Nhìn ra thế giới
Những tín hiệu lạc quan về kinh tế Mỹ trước thềm cuộc họp của Fed
07:46 | 18/09/2024 Nhìn ra thế giới
Khai mạc Hội nghị Hội đồng Khu vực mậu dịch tự do ASEAN lần thứ 38
08:20 | 17/09/2024 Nhìn ra thế giới
bawns cas h5
Tin mới
Trái cây Việt Nam còn nhiều dư địa tiến sâu vào thị trường Trung Quốc
Cơ hội cho doanh nghiệp logistics khi Việt Nam nhận quyền tổ chức FWC 2025
Vướng mắc về nguyên liệu thủy sản sẽ được rà soát, tháo gỡ sau kỳ kiểm tra của EC
Thời cơ của công nghiệp bán dẫn
Hải quan cảng Bình Thuận: Đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp phát triển
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics