ADB nhận định gì về tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024?
Phát biểu tại buổi họp báo công bố báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) tháng 9, ông Shantanu Chakraborty, Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam nhận định, nền kinh tế Việt Nam đã có sự phục hồi mạnh mẽ trong nửa đầu năm 2024 và tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, bất chấp những bất ổn trên toàn cầu. Theo đó, kinh tế Việt Nam đã có sự phục hồi do sản xuất công nghiệp cải thiện và thương mại gia tăng mạnh mẽ. Lĩnh vực công nghiệp tiếp tục là động lực chính của tăng trưởng, khi cầu bên ngoài đối với các mặt hàng điện tử xuất khẩu chủ lực góp phần gia tăng sản xuất. Kinh tế Việt Nam phục hồi cũng được hỗ trợ bởi sự khôi phục của các ngành dịch vụ và sản lượng nông nghiệp ổn định.
Tuy nhiên, nhu cầu trong nước còn yếu và triển vọng kinh tế toàn cầu vẫn khó khăn vẫn tiềm ẩn một số bất ổn. “Dự báo tăng trưởng kinh tế được giữ nguyên ở mức 6% trong năm nay và 6,2% vào năm 2025. Lạm phát dự kiến vẫn ở mức 4% trong cả hai năm do áp lực kéo dài từ căng thẳng địa chính trị và sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Rủi ro suy giảm—từ cả trong và ngoài nước cho thấy cần có sự cải cách thể chế mạnh mẽ hơn nữa để hỗ trợ nền kinh tế”, ông Shantanu Chakraborty cho biết thêm.
Theo đó, công nghiệp định hướng xuất khẩu vẫn là động lực tăng trưởng chính. Các đơn đặt hàng mới dần quay trở lại và tiêu dùng phục hồi đã khôi phục tăng trưởng sản xuất trong nửa đầu năm 2024 và đà tăng mạnh mẽ hơn được kỳ vọng sẽ tiếp tục trong cả năm.
Các đơn đặt hàng mới dần quay trở lại và tiêu dùng phục hồi đã khôi phục tăng trưởng sản xuất trong nửa đầu năm 2024. Ảnh minh họa: XT |
Công nghiệp được dự báo tăng trưởng 7,3% trong năm 2024 và tiếp tục mở rộng ở mức 7,5% vào năm 2025. Các lĩnh vực khác được dự kiến tăng trưởng ở mức khiêm tốn. Dự kiến dịch vụ sẽ tiếp tục tăng 6,6%, nhờ sự phục hồi của du lịch và các dịch vụ liên quan.
ADB cũng dự báo, ngân sách nhà nước dự kiến sẽ thâm hụt nhẹ vào cuối năm 2024. Chính sách tài khóa mở rộng dự kiến sẽ tiếp tục, các biện pháp kích thích tài khóa nên được ưu tiên trong bối cảnh Việt Nam còn dư địa ngân sách. “Việt Nam cần nỗ lực gấp đôi để tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công. Điều này sẽ hỗ trợ trực tiếp cho các ngành như xây dựng, sản xuất và tạo ra nhiều cơ hội việc làm hơn”, Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam kiến nghị.
Về lạm phát, dù lạm phát có tăng nhẹ trong nửa đầu năm 2024 và căng thẳng địa chính trị, gồm các cuộc xung đột ở Trung Đông và Nga - Ukraine có thể tác động tới giá dầu và có khả năng gia tăng lạm phát nhưng ADB Việt Nam vẫn dự báo lạm phát ở mức 4% trong cả 2 năm 2024 và 2025.
Phân tích cụ thể hơn, đại diện ADB Việt Nam cho biết, các yếu tố như tăng lương và điều chỉnh giá có sự kiểm soát của Chính phủ dự kiến sẽ đẩy lạm phát tăng. Tuy nhiên, việc Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED) nới lỏng chính sách tiền tệ sẽ giúp giảm bớt một số áp lực lên lạm phát. Đến cuối tháng 8 năm 2024, chỉ số giá tiêu dùng đã tăng 3,5% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát trung bình trong 8 tháng đầu năm là 4%, cao hơn mức 3,1% cùng kỳ năm trước. Lạm phát dự kiến sẽ giảm trong nửa cuối năm 2024, bất chấp việc tăng lương cơ bản có hiệu lực từ tháng 7.
"Như vậy, có thể thấy việc phối hợp các chính sách đóng vai trò rất quan trọng, góp phần phục hồi kinh tế, trong bối cảnh giá cả tăng nhẹ và cầu còn yếu. Trong ngắn hạn, chính sách tiền tệ nới lỏng phải được phối hợp chặt chẽ với việc thực hiện chính sách tài khóa nhằm thúc đẩy hiệu quả hoạt động kinh tế. Chính sách tiền tệ sẽ theo đuổi mục tiêu kép là ổn định giá cả và tăng trưởng, cho dù không gian chính sách bị hạn chế. Rủi ro về các khoản nợ xấu gia tăng do chu kỳ suy thoái kinh tế hạn chế khả năng nới lỏng tiền tệ hơn nữa”, ông Shantanu Chakraborty kiến nghị. |
Tin liên quan
UOB dự báo tăng trưởng quý 3 và quý 4 sẽ chậm lại do tác động của bão Yagi
16:45 | 24/09/2024 Kinh tế
Truyền thông là trụ cột quan trọng để quản trị rủi ro trên thị trường trái phiếu
16:37 | 24/09/2024 Chứng khoán
FED cắt giảm lãi suất- cơ hội tốt cho xuất khẩu và đầu tư của Việt Nam
07:35 | 24/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh: Chuyển đổi xanh là động lực, chuyển đổi số là đột phá
11:41 | 25/09/2024 Kinh tế
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc dự khai mạc Không gian triển lãm TP Hồ Chí Minh
11:16 | 25/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đường sắt cao tốc Bắc Nam
09:51 | 25/09/2024 Người quan sát
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp lãnh đạo các nước
08:03 | 25/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Mỗi quốc gia đều có một vai trò quan trọng trong bản giao hưởng lớn của thời đại
07:53 | 25/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng yêu cầu Đồng Nai huy động mọi nguồn lực để phát triển
07:46 | 25/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tín dụng chính sách cùng người dân Yên Bái vượt hậu quả bão lũ
18:51 | 24/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
TP Hồ Chí Minh: Chuyển đổi công nghiệp là yêu cầu cấp thiết
11:08 | 24/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Triển khai các giải pháp bảo đảm cung ứng xăng dầu
10:03 | 24/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Mong muốn doanh nghiệp Hoa Kỳ vươn lên thành nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam
09:13 | 24/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
GAC M8: Đẳng cấp của tiện nghi và an toàn
ADB nhận định gì về tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024?
TP Hồ Chí Minh: Chuyển đổi xanh là động lực, chuyển đổi số là đột phá
HDBank khẳng định vị thế trong quan hệ nhà đầu tư quốc tế
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc dự khai mạc Không gian triển lãm TP Hồ Chí Minh
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform