Khơi thông điểm nghẽn cho giao dịch ví điện tử
Agribank chính thức kết nối thanh toán với Ví điện tử Moca | |
Siết quản lý hoạt động thanh toán qua POS, ví điện tử | |
BIDV triển khai chương trình mua sắm với ví điện tử ngân lượng |
Trong những năm vừa qua, lĩnh vực trung gian thanh toán đã có những bước tăng trưởng vượt bậc. Ảnh: Internet |
Nhằm giảm thiểu rủi ro
Sáng nay, 10/5, tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức hội thảo: “Lấy ý kiến Thông tư về dịch vụ trung gian thanh toán”.
Đây là dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 39/2014/TT-NHNN hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán (Thông tư 39). Dự thảo này đưa ra các nội dung mới như quy định hồ sơ mở ví điện tử; giới hạn giao dịch của một ví điện tử của cá nhân tối đa là 20 triệu đồng một ngày và 100 triệu đồng một tháng, tổng hạn mức giao dịch của một ví điện tử của tổ chức tối đa 100 triệu đồng một ngày và 500 triệu đồng một tháng... Đồng thời, Dự thảo cũng giữ nguyên quy định yêu cầu tất cả các giao dịch nạp - rút tiền của ví điện tử phải thực hiện thông qua tài khoản ngân hàng. Bên cạnh đó, các tổ chức cung ứng dịch vụ phải có công cụ cho phép NHNN theo dõi hệ thống và các số liệu giao dịch.
Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế VCCI cho biết, dịch vụ trung gian thanh toán đã giúp giảm thiểu việc thanh toán bằng tiền mặt. Vì thế, việc sửa đổi Thông tư 39 cần đảm bảo các mục tiêu quản lý nhà nước cũng như định hướng của NHNN về đảm bảo tính bền vững, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp tài chính.
Đồng quan điểm, ông Phạm Tiến Dũng, Vụ trưởng Vụ Thanh toán, NHNN cho rằng, ví điện tử và dịch vụ thanh toán trung gian có nhiều cơ hội để phát triển, nhưng hiện tại có mới khoảng 60 triệu giao dịch, trong đó, giá trị giao dịch lớn nhất là 5 triệu còn lại phần lớn chỉ dao động trong ngưỡng trên dưới 200.000 đồng.
Về bản chất, ví điện tử là dịch vụ thu hộ, chi hộ, hỗ trợ thu hộ chi hộ và để giao dịch qua ví điện tử thì bắt buộc phải có tài khoản thanh toán liên kết tại ngân hàng. Ông Dũng cho hay, hiện nay chưa có dịch vụ hỗ trợ chuyển tiền điện tử vì ngân hàng không có nhu cầu. Nên trong dự thảo sửa đổi Thông tư 39 lần này, một số nội dung được sửa đổi khá nhiều nhằm giảm thiểu rủi ro các dịch vụ này bị lợi dụng để thực hiện các hoạt động bất hợp pháp.
Khuyến khích thay vì hạn chế
Nhận xét về sự phát triển của dịch vụ thanh toán qua ví điện tử, chuyên gia tài chính – ngân hàng, TS. Cấn văn Lực cho hay, tốc độ tăng trưởng của dịch vụ thanh toán qua ví điện tử tại Việt Nam trong vòng 7 năm qua đã tăng lên 17,6%. Trong khối ASEAN, Việt Nam thuộc nhóm trung bình về tốc độ thanh toán điện tử, về cả số tiền lẫn giao dịch thanh toán, thanh toán bằng tiền mặt vẫn còn lớn.
Rào cản vấn đề trên nằm ở thói quen dùng tiền mặt của người dân, độ bao phủ của dịch vụ ngân hàng còn thấp, khu vực kinh tế phi chính thức còn lớn, hành lang pháp lý chưa đầy đủ, chưa hoàn thiện và thiếu đồng bộ nên chưa tạo được sự tin tưởng cao từ người tiêu dùng.
Góp ý về những thay đổi của dự thảo, TS. Cấn Văn Lực cho rằng, đối với yêu cầu về hồ sơ mở ví điện tử phải có căn cước công dân hoặc CMND, hộ chiếu còn thời hạn… nên xem xét trường hợp đã có tài khoản ngân hàng sẽ được miễn trừ và cần tính đến khả năng xác thực số (sinh trắc học). Đồng thời, cũng cần làm rõ khái niệm liên kết ví điện tử với tài khoản thanh toán hoặc thẻ ghi nợ của khách hàng.
Đặc biệt, vấn đề nổi lên nhất tại hội thảo là những góp ý về hạn mức giao dịch của ví điện tử, hầu hết ý kiến đều kiến tỏ ra băn khoăn về cơ sở pháp lý và thực tế để NHNN quy định hạn mức tại dự thảo; đồng thời đề nghị nâng hạn mức cho giao dịch của cá nhân hoặc không có hạn mức đối với giao dịch của tổ chức, doanh nghiệp.
Theo TS. Cấn Văn Lực, cơ quan soạn thảo cần tính đến thực tế thu nhập bình quân đầu người tăng, tiêu dùng cá nhân cũng gia tăng rất nhanh, để đặt ra hạn mức không kìm hãm thanh toán điện tử. Còn ông Trần Quang Huy, Chủ nhiệm CLB Công nghệ tài chính thuộc Hiệp hội Ngân hàng cho rằng, về bản chất ví điện tử là tài sản của người dùng, do đó họ cần có quyền định đoạt đối với tài sản của mình.
Vì thế, đại diện Công ty Cổ phần Dịch vụ Di Động Trực tuyến (Momo) cho hay, nếu áp dụng hạn mức như trên thì chỉ khoảng 2-3 năm nữa, mức giao dịch có thể tăng lên gấp đôi. Ngoài ra, vị này cũng đề xuất không nên áp dụng hạn mức ví điện tử cho tổ chức, doanh nghiệp, vì đối tượng này cần thu, chi nhiều.
Đánh giá về tác động của quy định mới đến thương mại điện tử, ông Nguyễn Thành Hưng, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử cho biết, mặc dù thương mại điện tử có những tăng trưởng vượt bậc trong thời gian gần đây, thanh toán điện tử đang là điểm nghẽn, do đó cần có cơ chế khuyến khích thay vì hạn chế.
Lấy ví dụ về lĩnh vực du lịch, các giao dịch đặt vé máy bay hay tour du lịch sẽ có giá trị lớn hơn nhiều so với hạn mức đề xuất tại dự thảo. Ngoài ra, vị này cũng lo ngại quy định hạn chế mỗi người dùng chỉ được sử dụng 1 ví điện tử tại một tổ chức cung ứng, vì trên thực tế người dùng có thể cần nhiều tài khoản kết nối ví điện tử khác nhau để phục vụ các nhu cầu tiêu dùng, giao dịch khác nhau.
Kết luận hội thảo, đại diện VCCI cho biết sẽ tổng hợp các ý kiến tại Hội thảo và nhận được trong thời hạn để gửi cho cơ quan soạn thảo nghiên cứu đánh giá để tiếp thu. Thay mặt cơ quan soạn thảo, ông Phạm Tiến Dũng cũng cam kết sẽ nghiên cứu các nội dung góp ý, đặc biệt trong vấn đề hạn mức giao dịch, và khẳng định mong muốn của NHNN trong việc xây dựng chính sách để khuyến khích các giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt.
Tin liên quan
Công nghệ giúp gia tăng nền tảng ngân hàng, số vụ lừa đảo giảm 50%
20:16 | 26/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Khẩn trương ban hành Thông tư hướng dẫn cơ cấu lại nợ bị ảnh hưởng bởi bão số 3
14:57 | 26/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hỗ trợ tốt hoạt động thanh toán với mô hình ngân hàng mở
15:15 | 26/09/2024 Kinh tế
Tây mà là… của ta
06:12 | 29/09/2024 Người quan sát
Duy trì thông suốt hoạt động Hải quan, Thuế, Kho bạc... để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị thiệt hại do bão số 3
20:17 | 28/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phấn đấu tăng trưởng sau bão, Thủ tướng kêu gọi "mỗi người làm việc bằng hai"
19:28 | 28/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cuba trao tặng Huân chương Jose Marti cho Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm
20:17 | 27/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
TP Hồ Chí Minh thí điểm thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công
19:26 | 27/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước hội đàm với Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba
14:34 | 27/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Cuba diễn ra trọng thể
08:15 | 27/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng kỳ vọng Bình Dương bứt phá, sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
21:29 | 26/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu đồng loạt tăng, xăng RON95-III đã vượt mốc 20.000 đồng/lít
15:20 | 26/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cuba
14:04 | 26/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden
14:04 | 26/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khánh thành Trung tâm Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tại TP Hồ Chí Minh
15:43 | 25/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
ADB nhận định gì về tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024?
14:06 | 25/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ: Học tiêu chuẩn, hiểu cơ hội
Tây mà là… của ta
Bộ Y tế đồng tình tăng thuế để giảm tác hại của rượu, bia, thuốc lá
Tạm giữ gần 9.000 bao thuốc lá khi kiểm tra căn nhà tại thành phố
Bối cảnh càng nhiều thay đổi, văn hoá doanh nghiệp càng phải vững vàng
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics