"Không châm chước trong việc lựa chọn dự án FDI"
Bộ Chính trị vừa ban hành Nghị quyết về định hướng thu hút FDI đến 2030. Theo ông, điểm mới đáng chú ý của Nghị quyết này là gì?
Bao trùm lên Nghị quyết là việc đánh giá thành quả chúng ta đạt được rất quan trọng, đồng thời vạch ra khiếm khuyết của thu hút FDI. Đảng và Nhà nước luôn coi trọng chất lượng và số lượng thu hút FDI, nhưng hơn bao giờ hết, bây giờ vấn đề chất lượng trở nên quan trọng nhất. Cả một thời gian dài chúng ta nói đến mô hình tăng trưởng mới, nói đến cơ cấu kinh tế hiện đại nhưng chuyển đổi mô hình tăng trưởng và cơ cấu kinh tế đều chậm nên muốn tăng tốc thì rõ ràng chất lượng và hiệu quả theo định hướng thực hiện mô hình tăng trưởng mới, tức là chuyển đổi sang mô hình kinh tế số là quan trọng nhất. Do đó, Bộ Chính trị quyết định, khi nền kinh tế chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng mới thì FDI cũng phải chuyển đổi theo. Như vậy chúng ta coi trọng những dự án công nghệ cao, công nghệ tương lai, thân thiện môi trường, đem lại hiệu quả cao không chỉ về tăng trưởng mà còn về công nghệ, dịch vụ hiện đại để làm cho nền kinh tế nước ta thay đổi nhanh, theo hướng hiện đại hơn, đuổi kịp trình độ phát triển của thế giới. Nghị quyết cũng khẳng định cần tăng quyền lựa chọn nhà đầu tư và dự án đầu tư, bởi nếu không làm vậy thì không thể thực hiện được mục tiêu thu hút FDI để góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế theo mô hình tăng trưởng mới.
Ông có đánh giá như thế nào với những mục tiêu được đặt ra trong Nghị quyết?
Nghị quyết này đặt ra 2 mục tiêu. Thứ nhất là về số lượng. Bộ Chính trị quyết định từ 2021 – 2025 vốn đầu tư đăng ký bình quân mỗi năm từ 30 – 40 tỷ USD/năm, vốn thực hiện trung bình từ 20-30 tỷ USD. Giai đoạn 2026 - 2030 vốn đầu tư khoảng 40 - 50 tỷ USD/năm và vốn thực hiện từ 30-40 tỷ USD/năm.
Đây là con số rất quan trọng, bởi chúng ta chỉ nói đến chất lượng mà không nói đến số lượng vốn đăng ký thì không được, đầu tư trước tiên là phải nói đến vốn. Nếu như năm 2019 làm tốt thì vốn thực hiện có thể đạt xấp xỉ 20 tỷ USD. Từ năm 2021 – 2025 vốn thực hiện từ 20 – 30 tỷ USD, bình quân 25 tỷ USD/năm. Từ 2025-2030 là 30-40 tỷ USD, có nghĩa là bình quân mỗi năm phải cao hơn 5 tỷ USD so với vốn thực hiện 2019. Đây là vấn đề rất lớn mà nếu các Bộ không lưu ý, chỉ nói chung chung thì không thể thực hiện được Nghị quyết. Tôi cho rằng con số đó hợp lý, cần thực hiện, không nên thấp hơn.
Thứ hai là chất lượng. Lần này Nghị quyết đưa ra định hướng rõ là hướng đến dự án chất lượng cao, đặc biệt là dự án công nghệ cao, công nghệ tương lai, thân thiện môi trường, hướng đến CMCN 4.0. Đó là cơ hội lớn để chúng ta thể hiện khát vọng dân tộc. Ba cuộc cách mạng trước chúng ta không có cơ hội tham gia nhiều, nhưng lần này chúng ta có điều kiện tham gia tích cực hơn vào CMCN 4.0, cho nên không châm chước trong việc lựa chọn dự án mà phải bảo đảm theo định hướng Nghị quyết của Bộ Chính trị để bảo đảm chất lượng và số lượng, không có tình trạng như Nghị quyết nói là dự án chui, vốn mỏng, chuyển giá...
Nghị quyết nhấn mạnh rà soát yếu tố an ninh quốc phòng trong các dự án cũng như nhấn mạnh đến chất lượng vốn đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ liệu có làm nhà đầu tư nước ngoài dè dặt, e ngại đầu tư vào Việt Nam?
Tâm lý nhà đầu tư ai cũng muốn ưu đãi, được chọn lựa, nhưng đã đến lúc chúng ta phải đứng lên và suy nghĩ theo cách của mình. Chúng ta cũng nên tham khảo ý kiến của ADB, WB, IMF nhưng tất cả các ý kiến chỉ tham khảo thôi, người quyết định phải là chúng ta. Tại Nghị quyết, Bộ Chính trị vẫn ưu tiên FDI, bảo hộ quyền của nhà đầu tư, còn phần sau của Nghị quyết là giải pháp cụ thể trong thu hút. Tôi cho rằng, những nhà đầu tư chân chính, có chiến lược đầu tư rõ ràng, muốn tìm kiếm lợi nhuận và gắn bó với Việt Nam sẽ không sợ gì cả. Về công nghệ, tôi vẫn giữ ý kiến, đánh giá về chuyển giao công nghệ nên thận trọng. Ví dụ: nếu không có FDI Việt Nam sẽ không có ngành dầu khí Việt Nam hiện làm chủ được thăm dò, đóng mới; có FDI thì ngành công nghệ thông tin chúng ta mới có 3G, 4G và 5G; ngành điện tử hiện nay xuất khẩu 27,2 tỷ USD... Tất nhiên, chúng ta không nên đánh giá chung chung, chúng ta cần đánh giá riêng từng ngành để có giải pháp phù hợp.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tháng 8 ước đạt 62,1 nghìn tỷ đồng
10:48 | 06/09/2024 Tài chính
Giải ngân đầu tư công của Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa chuyển biến tích cực
18:40 | 28/08/2024 Tài chính
Hơn 241 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư công đã được thanh toán qua KBNN
10:30 | 22/08/2024 Thuế - Kho bạc
Xuất khẩu sang EU sẽ có nhiều khởi sắc trong 2021
07:47 | 29/12/2020 Kinh tế
Doanh nghiệp Việt Nam luôn có lợi thế “sân nhà” trong cuộc cạnh tranh từ FTA
08:17 | 28/12/2020 Đối thoại
Yếu tố nào tác động đến tăng trưởng kinh tế giai đoạn năm 2021-2025?
14:42 | 20/12/2020 Đối thoại
Gói hỗ trợ 4.000 tỷ đồng là tin vui lớn của doanh nghiệp
08:37 | 15/12/2020 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Năm 2021, doanh nghiệp dệt may phải thúc đẩy chuỗi sản xuất
07:40 | 13/12/2020 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Mở đường cho "cây trăm tỷ" thạch đen xuất khẩu sang Trung Quốc
08:05 | 08/12/2020 Đối thoại
Người phát ngôn Bộ Công an: Cần phân biệt pháo hoa và pháo hoa nổ để tránh vi phạm
10:22 | 04/12/2020 Đối thoại
Ngân hàng cung cấp thông tin cho cơ quan Thuế: Hiểu đúng, hiểu đủ để tránh hoang mang
08:25 | 04/12/2020 Đối thoại
Nên công khai những người sử dụng bằng giả
09:20 | 01/12/2020 Đối thoại
Ngành Hải quan tập trung cao điểm ngăn hàng lậu dịp tết Tân Sửu 2021
09:13 | 27/11/2020 Hải quan
Hải quan chủ động sát cánh cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn
06:32 | 24/11/2020 Hải quan
Mức độ hài lòng của DN, sự tín nhiệm của người dân đối với ngành Hải quan đã tăng lên nhiều lần
14:49 | 21/11/2020 Hải quan
Doanh nghiệp trong nước cũng có hoạt động chuyển giá
07:38 | 13/11/2020 Tài chính
Tin mới
Phấn đấu thu ngân sách vượt trên 10% dự toán
Giải quyết kịp thời, đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT sau bão Yagi
Từ 9h ngày 10/9, phương tiện chở hàng XK qua cửa khẩu Hữu Nghị được điều tiết vào Khu phi thuế quan
Yêu cầu các ngân hàng rà soát thiệt hại, hỗ trợ khách hàng sau bão số 3
Bộ Công Thương "hỏa tốc" yêu cầu đảm bảo an toàn trong vận hành công trình thuỷ điện
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics