Khống chế tuổi đại biểu Quốc hội là một sự lãng phí
Trả lời phỏng vấn của Báo Hải quan, TS. Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp của Quốc hội khẳng định: Hiệu quả, trình độ, năng lực của đại biểu là quan trọng hơn cả, phải đáp ứng được vai trò là người đại biểu của nhân dân.
Trong hoạt động của Quốc hội khóa XIII, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội cho rằng, hiện tại, 2/3 số đại biểu kiêm nhiệm là khá lớn, có ảnh hưởng nhất định tới chất lượng hoạt động của Quốc hội. Quan điểm của ông như thế nào về vấn đề này?
Theo Luật Tổ chức Quốc hội, tỷ lệ đại biểu chuyên trách được “khống chế” ở mức 35%. Có nhiều ý kiến cho rằng, tỷ lệ này nên tiến lên ở mức 49 hay 50%. Thực tế khi nâng số lượng đại biểu chuyên trách lên cũng phải đổi mới phương thức hoạt động của Quốc hội. Hiện tại, nhiều hoạt động liên quan đến bên hành pháp như cơ quan hành pháp làm luật trong khi cũng có nhiều đại biểu đang công tác tại các cơ quan Chính phủ, còn bên này (Quốc hội - PV) ngồi chờ, không có việc mà làm thì cũng lãng phí, do đó, việc tăng số lượng đại biểu chuyên trách là cần thiết nhưng phải có lộ trình. Tỷ lệ đại biểu chuyên trách hơn 35% cũng có cái tốt, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban đông hơn sẽ tập trung đầu tư tốt hơn cho công tác xây dựng pháp luật cũng như thực hiện giám sát.
Như vậy, theo quy định của Luật Tổ chức Quốc hội hiện hành, số lượng đại biểu chuyên trách là không thay đổi được, vậy muốn nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động của Quốc hội chỉ còn cách nâng cao chất lượng nhân sự hay nói cách khác là chất lượng đại biểu, thưa ông?
Đúng rồi. Đây cũng là một điều lo lắng vì số đại biểu tái cử như thực tế mấy khóa trước và khóa XIII này cho thấy, tỷ lệ đại biểu tái cử không được nhiều, thông thường mấy khóa vừa rồi chỉ có 20% đại biểu tái cử. Đối với Quốc hội không quy định số lượng khóa mà đại biểu được tham gia, ứng cử, bầu cử nhưng thực tế mấy kỳ vừa rồi số lượng tái cử chỉ như vậy.
Việc thứ hai nữa là vấn đề khống chế tuổi. Lẽ ra đối với đại biểu Quốc hội, không nên hành chính hóa độ tuổi theo Luật Cán bộ công chức vì đây là chức danh mang tính chính trị. Những người không nằm trong cơ quan Nhà nước, tổ chức hội nghề nghiệp hơn 70 tuổi vẫn có thể tham gia và thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm của đại biểu Quốc hội. Còn đối với những người trong cơ quan Nhà nước thì khống chế nam 60 tuổi và nữ 55 tuổi. Hiện nay có một số đại biểu đang là ủy viên thường trực hay phó chủ nhiệm các ủy ban rất có kinh nghiệm, đã làm một, hai khóa nhưng nếu theo Luật Cán bộ công chức, họ không đủ tuổi nữa thì nghỉ. Nhiều ủy ban trong khóa tới sẽ còn lại rất ít thành viên. Do đó, cần đưa người mới vào danh sách đại biểu Quốc hội nhưng cũng cần nhiều thời gian nữa các đại biểu mới mới tiếp cận được với yêu cầu.
Trong Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân cũng không quy định rõ việc này, đáng lẽ nên có nghiên cứu thì tốt hơn. Ngay cả kinh nghiệm các nước cũng khuyến nghị mình thế, nếu quy định cứng chuyện tuổi đối với các đại biểu Quốc hội như vậy là một lãng phí về nguồn lực, đó là những người có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động nghị trường.
Trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, tỷ lệ đại biểu trẻ đã được nâng lên đáng kể, tuy nhiên, không nhiều đại biểu có những phát biểu, góp ý, chất vấn, thể hiện vai trò giám sát rõ ràng, chất lượng. Ông thấy vấn đề này như thế nào?
Cái này phải kết hợp. Thực ra trẻ có thế mạnh của trẻ, có những người trẻ có thế mạnh về khoa học công nghệ, giao thương quốc tế, thương trường nhưng kinh nghiệm tổng thể để đáp ứng yêu cầu của các tầng lớp nhân dân thì người nhiều tuổi có kinh nghiệm hơn, như vậy là cần kết hợp. Việc tham gia một khóa Quốc hội như một trường đại học, người nào cũng là thầy mà người nào cũng là trò, mọi người tự học hỏi lẫn nhau, kết hợp giữa độ tuổi và lĩnh vực, bổ sung cho nhau sẽ tốt hơn.
Để chuẩn bị cho nhân sự của một kỳ Quốc hội, quan điểm của ông như thế nào khi có ý kiến cho rằng, cần hài hòa giữa cơ cấu và tiêu chuẩn trong công tác giới thiệu nhân sự?
Bao giờ cũng phải kết hợp giữa hai tiêu chí cơ cấu và tiêu chuẩn. Cơ cấu cũng cần thiết nhưng phải ưu tiên tiêu chuẩn hàng đầu. Trong trường hợp đáp ứng cả cơ cấu và tiêu chuẩn càng tốt nhưng nếu xét theo tiêu chuẩn, phần cơ cấu phải để lại vì mục tiêu của mình là hoạt động phải có chất lượng. Hiệu quả, trình độ, năng lực của đại biểu phải đáp ứng được vai trò là người đại biểu của nhân dân. Điều này quan trọng hơn.
Trong kỳ họp thứ 10 vừa qua, Quốc hội đã thành lập Hội đồng Bầu cử Quốc gia. Ông có thể nói rõ hơn sự khác nhau khi có Hội đồng Bầu cử?
Nếu so sánh với kỳ bầu cử trước đây, thành phần tổ chức bầu cử Trung ương và địa phương cơ bản giống nhau. Điểm khác chính là trước đây việc tổ chức do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội chủ trì với sự giúp việc của Hội đồng bầu cử Trung ương thì nay có Hội đồng Bầu cử Quốc gia.
Vai trò tổ chức bầu cử của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội vẫn quan trọng, tuy nhiên, một số chức năng trước đây do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thực hiện nay chuyển sang cho Hội đồng Bầu cử Quốc gia như việc tiếp nhận hồ sơ của các ứng cử viên, hướng dẫn lên danh sách cử tri, đưa ra mẫu phiếu bầu, phối hợp với Mặt trận Tổ quốc để hiệp thương...
Trước đây, cơ cấu đại biểu do Ủy ban Thường vụ Quốc hội đưa ra và quyết định, tức hai trong một nhưng nay Ủy ban dự kiến và Hội đồng Bầu cử Quốc gia xem xét lại, khi phát hiện dự kiến nào chưa thật hợp lý có quyền kiến nghị để điều chỉnh.
Một điểm nữa là trước đây Ủy ban Thường vụ Quốc hội với Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sau năm bước và ba lần hiệp thương chọn ra ứng cử viên, nay sẽ có sự phối hợp chặt chẽ giữa ba bên: Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Bầu cử Quốc gia và Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Tuy nhiên, đầu mối chung là Hội đồng Bầu cử Quốc gia và như thế việc chuẩn bị sẽ khách quan, kỹ càng và chặt chẽ hơn.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
AI và cảm xúc
09:00 | 15/10/2024 Người quan sát
Du lịch Việt Nam tăng trưởng ấn tượng nhờ chính sách đột phá
08:32 | 15/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam-Trung Quốc thúc đẩy hợp tác về hạ tầng, kinh tế số, tài chính
08:34 | 14/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm về chống lãng phí
07:46 | 14/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lý Cường chứng kiến trao văn kiện hợp tác giữa hai nước
16:02 | 13/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Trung Quốc “luôn coi Việt Nam là ưu tiên trong chính sách ngoại giao láng giềng”
15:52 | 13/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường
15:52 | 13/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tiếp vốn cho nông nghiệp
15:21 | 13/10/2024 Người quan sát
Sôi động thị trường lao động cuối năm
09:00 | 13/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xóa nhà tạm, dột nát
08:41 | 13/10/2024 Người quan sát
Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường thăm Việt Nam
19:23 | 12/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam
19:14 | 12/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Thúc đẩy chuyển đổi số để Việt Nam bắt kịp, tiến cùng, vượt lên
18:23 | 12/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Xuất khẩu rau quả liên tục ghi nhận mức cao kỷ lục mới
Bàn giải pháp phát triển hợp đồng điện tử an toàn
Gần 8 triệu tờ khai miễn kiểm tra hải quan
Tạm giữ ô tô tải chở bia nghi nhập lậu, trị giá gần 1 tỷ đồng
Lợi nhuận quý III Masan được dự báo tăng 1250%
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics