Không dùng tồn quỹ ngân sách để chi cho các nhiệm vụ khác
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc phát biểu tại Hội trường. |
Chiều 1/6/2023, phát biểu thảo luận tại hội trường, đại biểu Nguyễn Văn Thân, Đoàn ĐBQH Thái Bình đề cập tới vấn đề tồn dư ngân sách nhà nước lớn để trong ngân hàng mà không được sử dụng, quay vòng, trong khi DN đang thiếu tiền, nhiều dự án đầu tư công thiếu vốn, còn nước ta vẫn phải đi vay. Đại biểu đề nghị cần có giải thích, làm rõ vấn đề này, đồng thời cho rằng cần phải sử dụng nguồn ngân sách tồn dư này trên cơ sở cân đối của Chính phủ.
Trước đó, đại biểu Trần Anh Tuấn, Đoàn đại biểu TPHCM cũng đã đề cập tới vấn đề sử dụng tồn dư ngân quỹ của nhà nước gửi hệ thống ngân hàng. Theo đại biểu, đến nay, tồn dư ngân quỹ của nhà nước còn hơn 1 triệu tỷ đồng, tức là vốn dư thừa rất lớn, nguồn này có thể linh hoạt bố trí ngay, hỗ trợ ngay cho người lao động, người mất việc làm, hay xây dựng ngay những khu nhà ở cho thuê, nhà trọ cho những người lao động ở các khu chế xuất, khu công nghiệp, hỗ trợ đào tạo việc làm, chuyển đổi nghề cho người lao động.
Đại biểu cho rằng nguồn lực này có thể giải quyết ngay và việc có những giải pháp ngay đối với tồn dư ngân quỹ nhà nước sẽ kích hoạt nền kinh tế. Đưa lượng tiền chưa sử dụng vào nền kinh tế thì sẽ giúp nền kinh tế ổn định hơn, có thể kích cầu ngay cho nền kinh tế thay vì chúng ta thực hiện những giải pháp hiện nay.
Liên quan đến vấn đề tồn dư ngân sách 1,043 triệu tỷ đồng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc làm rõ số tiền này đã được bố trí nhiệm vụ chi và đã có trong dự toán ngân sách được Hội đồng nhân dân tỉnh và Quốc hội phê chuẩn, vì vậy không thể lấy nguồn này để chi cho các nhiệm vụ chi khác. Hiến pháp đã quy định các khoản chi đều phải nằm trong dự toán, do đó, muốn thay đổi cơ cấu chi phải trình lại với Quốc hội.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc phát biểu làm rõ một số vấn đề ĐBQH quan tâm. |
Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, đây là nguồn tạm thời nhàn rỗi do vốn đầu tư công, vốn chương trình mục tiêu quốc gia chưa giải ngân được, ngoài ra còn có tiền tích lũy quỹ tiền lương… và trên 90% tồn dư tại ngân sách địa phương.
Lý giải tại sao nguồn tồn dư ngân sách không gửi vào ngân hàng thương mại mà gửi vào Ngân hàng Nhà nước, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết điều này để bảo đảm điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt. Chỉ có khoảng 10% (khoảng hơn 130 nghìn tỷ đồng) được gửi tại 4 ngân hàng thương mại nhà nước và gửi ngắn hạn để đảm bảo an toàn, tránh rủi ro.
Liên quan đến quyết toán ngân sách năm 2021, đại biểu Phạm Thị Thanh Mai, Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội cho rằng cần nhìn nhận lại việc quyết toán ngân sách để rút ra bài học kinh nghiệm, đặc biệt là về những nội dung tồn đọng kéo dài trong nhiều năm, cần có giải pháp chấn chỉnh, xem xét trách nhiệm, thực hiện nghiêm kỷ cương, kỷ luật trong thực hiện chính sách của Nhà nước.
Đại biểu cho biết, năm 2021, trong điều kiện dịch bệnh, quyết toán ngân sách nhà nước đã tăng 17,2% dự toán, chi tăng 0,4% dự toán, dù có những phân tích, đánh giá nguyên nhân trong lập dự toán chưa sát, gây ảnh hưởng đến quá trình điều hành, tuy nhiên, để đạt được kết quả này cũng cần đến sự nỗ lực của các bộ, ban, ngành từ trung ương đến địa phương, sự đồng hành của cả hệ thống chính trị và cộng đồng doanh nghiệp.
Tuy vậy, khi xem xét báo cáo của Chính phủ, vẫn còn một số vấn đề chưa được xử lý, như: giao dự toán còn chậm, bổ sung điều chỉnh vốn nhiều lần, công tác chuẩn bị đầu tư, đảm bảo đúng thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật không được thực hiện một cách đầy đủ, phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản lớn…
Đại biểu đề nghị rà soát kỹ lại số liệu nợ đọng xây dựng cơ bản, phân tích các nguyên nhân làm phát sinh lớn số nợ đọng xây dựng cơ bản, có phương án xử lý cũng như làm rõ trách nhiệm đối với các cơ quan, đơn vị, địa phương khi vi phạm hành vi cấm trong Luật Đầu tư công.
Về quyết toán ngân sách, trước ý kiến của một số đại biểu về giao vốn chậm, bổ sung nhiều lần, chuẩn bị đầu tư dài, chuyển nguồn lớn…, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho rằng cần tư duy thiết kế lại Luật Đầu tư công nếu không năm nào cũng sẽ có chung nhận định giải ngân chậm.
Đồng thời, cần hoàn thiện pháp luật ở một số lĩnh vực như đầu tư công hay ngân sách phải linh hoạt hơn, chủ động hơn. Theo đó có thể giao cho Thủ tướng Chính phủ quyết định các danh mục đầu tư, phân cấp về vấn đề rừng, đất, tách phần đền bù giải phóng mặt bằng ra khỏi dự án, sử dụng dự phòng đầu tư công, dùng ngân sách cấp này để chi cho ngân sách cấp khác…
Liên quan đến công tác hoàn thiện pháp luật, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, trong thời gian qua, Chính phủ rất nỗ lực trong vấn đề hoàn thiện pháp luật. Trong năm 2022, Chính phủ ban hành 103 nghị định, trong đó, số nghị định do Bộ Tài chính tham mưu xây dựng chiếm khoảng 33%. Cụ thể, Bộ Tài chính đã tham mưu cho Chính phủ ban hành 34 nghị định và 77 thông tư.
Bộ trưởng Bộ Tài chính cho rằng, muốn giải quyết các nút thắt phải tập trung hoàn thiện pháp luật, dùng một luật để sửa nhiều luật, dùng một nghị định để sửa nhiều nghị định, nhưng phải tổng hợp hết những khó khăn, vướng mắc từ thực tiễn để hóa giải được những nút thắt, có như vậy, cùng với các giải pháp đồng bộ khác nữa, mới tạo được sự phát triển kinh tế.
Tin liên quan
Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí được bổ sung chức năng thanh tra chuyên ngành
15:47 | 12/09/2024 Tài chính
Bộ Tài chính phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
11:06 | 12/09/2024 Tài chính
Bộ Tài chính ủng hộ 1 tỷ đồng giúp đồng bào khắc phục hậu quả bão số 3
19:24 | 10/09/2024 Tài chính
Tổng cục Hải quan trao học bổng cho 15 sinh viên Khoa Thuế và Hải quan
20:45 | 12/09/2024 Hải quan
Ước tính ban đầu chi trả 7.000 tỷ đồng bồi thường bảo hiểm do bão số 3 và lũ lụt
20:20 | 12/09/2024 Tài chính
Xuất cấp hơn 37 nghìn tấn gạo hỗ trợ học sinh khó khăn học kỳ I
15:23 | 12/09/2024 Tài chính
Chứng khoán có khởi sắc trong tháng 9?
15:46 | 11/09/2024 Tài chính
Bổ sung quy định trách nhiệm của công chức thuế trong giải quyết hồ sơ thuế
14:38 | 11/09/2024 Thuế - Kho bạc
Doanh nghiệp bảo hiểm sẵn sàng chi trả bồi thường thiệt hại do bão số 3
18:18 | 10/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thanh toán vốn đầu tư công qua KBNN bằng 39,4% kế hoạch sau 8 tháng
14:29 | 10/09/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Dự trữ sẵn sàng xuất cấp hàng dự trữ cứu hộ, cứu nạn
10:07 | 10/09/2024 Tài chính
Phấn đấu thu ngân sách vượt trên 10% dự toán
22:27 | 09/09/2024 Tài chính
Khẩn trương bố trí ngân sách hỗ trợ khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra
19:09 | 09/09/2024 Tài chính
VN-Index phục hồi hơn 13% trong 8 tháng, các quỹ mở có lợi nhuận ra sao?
15:55 | 09/09/2024 Tài chính
Đề nghị doanh nghiệp bảo hiểm chủ động tạm ứng, bồi thường thiệt hại do bão số 3
14:34 | 09/09/2024 Tài chính
Nền tài chính vững mạnh là bệ đỡ phát triển đất nước
08:32 | 09/09/2024 Tài chính
bawns cas h5
Tin mới
Tổng cục Hải quan trao học bổng cho 15 sinh viên Khoa Thuế và Hải quan
Doanh nghiệp cảng biển phát triển xứng tầm với khu vực và thế giới
Ước tính ban đầu chi trả 7.000 tỷ đồng bồi thường bảo hiểm do bão số 3 và lũ lụt
Thủ tướng trực tiếp lội xuống đầm lầy, chỉ đạo tìm kiếm nạn nhân tại Làng Nủ
Nhiều nguyên nhân khiến giá vàng liên tục biến động
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics