“Không vì một vài tháng âm Quỹ Bình ổn giá xăng dầu mà DN kêu ầm ĩ”!
Bộ Công Thương nói gì về lo ngại khan hiếm xăng dầu? | |
Xăng dầu nhập khẩu giảm mạnh | |
Chi đậm Quỹ Bình ổn, giá xăng dầu đứng yên | |
Xăng dầu tăng giá hơn 900 đồng/lít |
Ông Trần Duy Đông |
Thời gian qua, khi nguồn cung xăng dầu từ Nhà máy lọc hoá dầu Nghi Sơn gặp trục trặc, nguồn xăng dầu đã được bù đắp như thế nào, thưa ông?
Sau khi nguồn cung từ Nhà máy lọc hoá dầu Nghi Sơn gặp trục trặc, Bộ Công Thương đã họp với các DN đầu mối tìm cách nhập khẩu để bù đắp. Thông thường phải ký hợp đồng trước 45 ngày nhưng xảy ra đột xuất nên nhiều lô hàng phải nhập từ Hàn Quốc với giá cao hơn, thậm chí là nhập từ thị trường khác với thuế suất cao hơn. Thuế NK xăng dầu từ Hàn Quốc là 10%, để đảm bảo lượng hàng cung ứng cho thị trường trong nước, đồng thời đảm bảo nguồn xăng dầu dự trữ trong vòng 30 ngày theo Nghị định 83.
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Tổng công TY Dầu Việt Nam-CPTP (PVOil) giai đoạn này lỗ nhưng thực hiện nhiệm vụ chính trị nên họ vẫn phải nhập để bán hàng ra.
Nhiều quan điểm cho rằng, DN bị lỗ là do điều hành. Ông nghĩ sao về điều này?
Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nguyên tắc điều hành giá xăng dầu là đảm bảo tôn trọng nguyên tắc thị trường và có sự điều hành của Nhà nước, hài hòa lợi ích của người dân, DN và Nhà nước. DN ở đây có DN sản xuất và DN phân phối, tức các đầu mối. Trong khi điều hành thì bám sát các mục tiêu vĩ mô của nhà nước như Chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Chúng tôi làm việc thế này đều có xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ và Thủ tướng xem xét quyết định việc điều hành giá xăng dầu.
Quan điểm của chúng tôi là làm gì cũng đặt lợi ích của đất nước lên trên hết, đặt lợi ích cuả người dân, người tiêu dùng lên trên hết chứ không phải chỉ vì lợi ích DN. Tất nhiên, lợi ích của DN chúng ta cũng phải cân đối, đảm bảo hài hòa lợi ích người dân, DN và Nhà nước. Có thời điểm ưu tiên lợi ích của đất nước, của người tiêu dùng hơn lợi ích DN; có thời điểm lợi ích DN được ưu ái hơn nhưng về tổng thể bao giờ cũng phải điều hành. Làm chính sách bao giờ cũng ưu tiên số đông và đảm bảo các mục tiêu vĩ mô của Chính phủ.
Trong kỳ điều hành giá xăng dầu mới nhất ngày 18/3 có đặc thù là giá điện hơn 2 năm mới tăng và tăng 8,36% từ ngày 20/3 nên Bộ Công Thương báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Phó Thủ tướng chính phủ quyết định. Lẽ ra 3h chiều là có thông tin điều hành giá xăng dầu nhưng ngày 18/3 phải 8h tối mới có vì 5h30 Phó Thủ tướng còn chủ trì 1 cuộc họp với Bộ Công Thương. Bộ quyết định giữ giá xăng dầu.
Các vấn đề DN phản ánh Bộ Công Thương đều rõ, cũng đúng nhưng chỉ một phần. Không chỉ vì lợi ích một vài DN mà vì người dân, lợi ích của quốc gia, đất nước, không phá vỡ mục tiêu của Nhà nước là kiểm soát CPI dưới 4%. Riêng chuyện xăng dầu, điện, nước còn tác động vòng 1, vòng 2. Bộ Công Thương cũng phối hợp với Tổng cục thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư); Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) tính CPI.
Bộ Công Thương khẳng định đảm bảo nguồn cung ứng xăng dầu. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Trong điều hành giá xăng dầu, Bộ Công Thương có tính đến CPI tháng 4 không, thưa ông?
Chúng tôi có tính toán đến. Quan trọng là nhìn đến tổng thể CPI của cả năm chứ không chỉ nhìn 1 tháng. Bình quân cả năm là quan trọng nhất.
Các chuyên gia kinh tế cũng nhìn tác động cộng hưởng dẫn đến CPI lớn hơn rất nhiều nếu kỳ điều hành giá trước tăng. Nếu xăng tăng, điện tăng thì tác động giá của các mặt hàng trong “rổ” CPI. Bộ đã có nhiều phương án và tính toán hết các yếu tố đó và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét chứ không thể tự mình quyết được.
Chúng tôi là cơ quan tham mưu cùng với Cục Quản lý giá, Tổng cục Thống kê cùng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) đưa ra các giải pháp, các phương án, các thông số cho Chính phủ xem xét, quyết định.
Thời gian tới đây khi giá xăng dầu thế giới tăng, trong khi Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đang khá “mỏng”, thậm chí âm, xin ông cho biết, Bộ Công Thương có phương án điều hành giá xăng dầu thế nào để tránh tăng giá “sốc”?
Thực ra trong tất cả phương án điều hành chúng tôi đã tính, kể cả báo cáo lại lãnh đạo Bộ và lãnh đạo Chính phủ xem xét lại cách điều hành Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, cách trích lập quỹ.
Ví dụ với xăng E5, trong một thời gian dài chúng ta không trích lập nhưng vẫn bù chéo để khuyến khích tiêu dùng xăng E5, trong khi đó phải sử dụng các biện pháp hỗ trợ E5 hợp lý hơn để giữ được Quỹ bình ổn giá chứ vừa rồi có nhiều bất cập. Chúng tôi đang trao đổi lại với Bộ Công Thương, Cục Quản lý giá, báo cáo lãnh đạo 2 bộ, báo cáo Chính phủ về cách điều hành Quỹ Bình ổn giá xăng dầu.
Tất cả các phương án đã lường hết và ở góc độ điều hành đã tính đến phương án rủi ro nhất. Suy cho cùng, Quỹ Bình ổn (là tiền của người tiêu dùng) có lúc DN dương cho nên bản thân các DN cũng phải chia sẻ với cơ quan quản lý nhà nước. Tiền không phải của DN mà là tiền người tiêu dùng nên giả sử có âm một chút thì DN chia sẻ chung với Nhà nước. Tất nhiên, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính đã tính đến phương án để Quỹ Bình ổn giá xăng dầu an toàn hơn, cao hơn con số hiện tại trong thời gian tới.
Trên thực tế, thời gian qua xuất phát từ việc chi "mạnh tay" Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, không ít DN xăng dầu kêu lỗ. Ngoài ra, trên thị trường hiện còn xuất hiện lo ngại khan hiếm nguồn xăng dầu. Ông có thể chia sẻ rõ hơn quan điểm về điều này?
Các DN bao giờ cũng phải có trách nhiệm xã hội, nhất là DN đầu mối lớn là PVOil và Petrolimex là 2 DN Nhà nước nắm cổ phần chi phối. DN nhà nước còn là công cụ của nhà nước thực hiện chính sách vĩ mô, đôi lúc thực hiện nhiệm vụ chính trị đảm bảo an sinh xã hội, mục tiêu vĩ mô của Chính phủ, DN. Có thể tại thời điểm này DN lỗ, nhưng thời điểm khác lãi và cả năm có thể lãi. Không thể vì lỗ ở thời điểm này mà đổ cho điều hành nhà nước.
Lợi ích của DN là của cả năm. Điều hành của nhà nước hài hòa lợi ích DN, người dân, Nhà nước. Nguyên tắc xuyên suốt làm chính sách vĩ mô là phải ưu tiên lợi ích đám đông, đôi khi ưu tiên lợi ích đất nước, người dân, mọi chính sách hướng đến người tiêu dùng, người dân nhiều nhất.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
TPHCM: Tuyển dụng nhiều lao động những tháng cuối năm
20:24 | 17/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
“Mảnh ghép” quan trọng cho chuyển đổi xanh
16:36 | 17/09/2024 Kinh tế
Sản xuất công nghiệp tiếp tục xu hướng tăng trưởng sau 8 tháng
14:51 | 17/09/2024 Kinh tế
Nửa cuối tháng 8 xuất nhập khẩu tăng hơn 5 tỷ USD
10:32 | 17/09/2024 Xuất nhập khẩu
Giảm tác động tiêu cực từ thiên tai bằng hành động từ doanh nghiệp
09:41 | 17/09/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp hiểu chưa đầy đủ về CBAM
09:41 | 17/09/2024 Kinh tế
Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh là nhiệm vụ cấp bách của doanh nghiệp cảng biển
09:19 | 17/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh đồng hành với doanh nghiệp trong sản xuất, xuất khẩu xanh
10:41 | 15/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 54 tỷ USD: Nhiệm vụ khả thi
08:48 | 14/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS): Những nông sản triệu đô xuất khẩu qua Hải quan cửa khẩu Lào Cai
15:29 | 13/09/2024 Infographics
Kiểm soát tình trạng tăng giá bất động sản
15:01 | 13/09/2024 Kinh tế
8 tháng chi gần 100 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
09:37 | 13/09/2024 Xuất nhập khẩu
Nhiều nguyên nhân khiến giá vàng liên tục biến động
17:50 | 12/09/2024 Kinh tế
Đề nghị ngân hàng mạnh dạn cho vay mới để khắc phục thiệt hại sau bão lũ
15:26 | 12/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Ông Trump cùng các đối tác ra mắt mạng giao dịch tiền kỹ thuật số mới
Những tín hiệu lạc quan về kinh tế Mỹ trước thềm cuộc họp của Fed
TPHCM: Tuyển dụng nhiều lao động những tháng cuối năm
Các tập đoàn, tổng công ty nhanh chóng khôi phục sản xuất sau bão lũ
Sữa đậu nành Soya Canxi kết nối các thế hệ cùng chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp toàn diện
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform