Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Bawns Cas H5

Kiểm soát chặt nguồn gốc gỗ nhập khẩu để bảo vệ ngành gỗ

(HQ Online) - Hồ sơ nhập khẩu cần được bổ sung thêm các chứng từ chứng minh nguồn gốc gỗ để đảm bảo gỗ nhập khẩu vào Việt Nam là gỗ rừng trồng hoặc gỗ có chứng chỉ, từ đó bảo vệ ngành gỗ Việt Nam trước các vụ điều tra của nước nhập khẩu về nguồn gốc gỗ.
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang Mỹ tăng tới 95,4%
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ vẫn ghi nhận tăng trưởng 4% giữa đại dịch
nhập khẩu sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam đều  yêu cầu sử dụng gỗ từ rừng trồng hoặc gỗ có chứng chỉ
Hầu hết các thị trường nhập khẩu sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam đều yêu cầu sử dụng gỗ từ rừng trồng hoặc gỗ có chứng chỉ

Loại bỏ gỗ bất hợp pháp ra khỏi nguồn cung

Nhằm thực hiện chiến lược phát triển ngành gỗ bền vững, đạt được mục tiêu xuất khẩu 20 tỷ USD năm 2025, trong bối cảnh ngành gỗ đang đứng trước rất nhiều vấn đề về bảo vệ môi trường và đặc biệt là các rủi ro trong tranh chấp thương mại, Chính phủ Việt Nam đã cam kết loại bỏ gỗ bất hợp pháp ra khỏi nguồn cung. Cam kết này thể hiện qua việc Chính phủ ký kết Hiệp định đối tác tự nguyện VPA/FLEGT với EU từ năm 2019.

Thực hiện Nghị định này, Chính phủ đã ban hàn Nghị định 102/2020/NĐ-CP ngày 1/9/2020 quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định 4831/QĐ-BNN-TCLN ngày 27/11/2020 quy định các tiêu chí xác định gỗ rủi ro nhập khẩu nhằm thiết lập các cơ chế kiểm soát rủi ro.

Theo đó, gỗ rủi ro và gỗ được nhập khẩu từ các quốc gia không thuộc vùng địa lý tích cực thì người nhập khẩu cần hoàn thành Bản kê khai nguồn gốc gỗ nhập khẩu nhằm kiểm soát và giảm rủi ro về nhập khẩu gỗ bất hợp pháp. Bản kê khai này gồm 4 hợp phần: Phần A: Thông tin chung về lô hàng; phần B: Mức độ rủi ro của lô hàng nhập khẩu; Phần C: Tài liệu bổ sung và phần D: các biện pháp bổ sung của chủ gỗ nhập khẩu để giảm thiểu rủi ro liên quan đến tính hợp pháp của gỗ theo quy định pháp luật của quốc gia nơi khai thác.

Tuy nhiên, qua khảo sát nắm bắt thông tin tại một số doanh nghiệp nhập khẩu gỗ từ châu Phi trong thời gian gần đây, Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam (Viforest) cho biết, việc thực hiện Nghị định 102 đang gặp phải một số khó khăn. Nguyên nhân là do chưa quy định cần phải yêu cầu nộp bổ sung giấy tờ cụ thể nào ở phần C và D nêu trên.

Thông tin chia sẻ từ Hiệp hội Gỗ Cameroon cho thấy, chuỗi cung xuất khẩu gỗ từ quốc gia này tiềm ẩn nhiều rủi ro, từ khâu khai thác cho tới khâu xuất khẩu. Một số doanh nghiệp nhập khẩu của Việt Nam từ châu Phi cũng cho biết điều này cũng đúng với nhiều quốc gia khác thuộc châu Phi hiện đang xuất khẩu gỗ nguyên liệu cho Việt Nam.

Giải pháp để kiểm soát tốt hơn

Kiểm soát hiệu quả tính hợp pháp của gỗ rủi ro nhập khẩu có vai trò sống còn với ngành gỗ Việt Nam bởi Chính phủ Việt Nam đã ký kết VPA/FLEGT và đã ban hành và đang thực hiện Nghị định 102 để kiểm soát gỗ nhập khẩu bất hợp pháp. Thêm vào đó, Chính phủ Hoa Kỳ đang tiến hành điều tra ngành gỗ Việt Nam.

Việt Nam hiện là thị trường cung cấp sản phẩm gỗ lớn cho thế giới và chắc chắn kim ngạch xuất khẩu sẽ đạt 15 tỷ USD trong năm 2021, trong đó kim ngạch từ thị trường Hoa Kỳ chiếm trên 50% trong tổng kim ngạch của cả ngành. Trong khâu xuất khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang cam kết tuân thủ chặt chẽ yêu cầu từ các thị trường nhập khẩu như quy định EUTR 995, Luật Lacey của Mỹ, Luật đảm bảo gỗ hợp pháp của Úc, Hàn Quốc, Nhật Bản… Khi xuất khẩu sản phẩm gỗ sang các thị trường này, các doanh nghiệp Việt Nam cam kết và cung cấp đầy đủ các bằng chứng về nguồn gốc gỗ sử dụng làm đổ gõ xuất khẩu.

Đối với gỗ từ rừng trồng theo quy định tại Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNT, chủ lâm sản khi khai thác phải cung cấp các giấy tờ: báo cáo địa danh, diện tích, khối lượng lâm sản dự kiến khai thác; bảng kê lâm sản; hợp đồng mua bán và giấy chứng nhận quyền sở hữu diện tích đất khai thác lâm sản.

Theo ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Viforest, ngành gỗ nhận thức sâu sắc rằng, không có lý do gì để nguồn gỗ rủi ro với nhiều bất ổn có nguồn góc từ nhập khẩu luồn sâu vào thị trường nội địa. Cộng đồng doanh nghiệp gỗ đồng tình và đánh giá cao sự chỉ đạo kịp thời của các Bộ, ngành và với cách làm việc linh hoạt, đúng pháp luật của cơ quan Hải quan trong việc tháo gỡ những khó khăn về thủ tục hành chính để tạo sự thông thoáng trong công tác xuất nhập khẩu gỗ.

Tuy nhiên, để kiểm soát tốt hơn nữa nguồn gỗ nhập khẩu từ vùng địa lý không tích cực và loài gỗ rủi ro, đặc biệt là gỗ rừng tự nhiên, mới đây, Viforest đã có văn bản đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính cần yêu cầu các doanh nghiệp nhập khẩu nghiêm chỉnh chấp hành việc hoàn thiện thông tin trong phần C và D của Bản kê khai nguồn gốc gỗ nhập khẩu trong Nghị định 102. Cùng với đó, cần cung cấp, khai báo bổ sung các giấy tờ: bản photo giấy phép khai thác của đơn vị khai thác, hoặc chứng nhận được phép khai thác lô rừng được cấp cho đơn vị chủ rừng; bản photo giấy chứng nhận đăng ký là cơ sở chế biến gỗ (nếu là gỗ xẻ) và bản photo giấy phép được phép xuất khẩu.

Doanh nghiệp nhập khẩu cũng cần bổ sung tài liệu, chứng từ giải trình nguồn gốc gỗ theo thông tin “quốc gia nơi khai thác” thay vì theo hướng quốc gia xuất khẩu. Bởi trong thực tế có thể xảy ra trường hợp nhà xuất khẩu có địa chỉ tại vùng địa lý tích cực, nhưng nhà xuất khẩu này lại kinh doanh gỗ ở vùng địa lý không tích cực, khi làm thủ tục khai báo hải quan, trên tờ khai ghi xuất khẩu vùng địa lý tích cực, điều này dẫn tới tình trạng có thể bị lợi dụng.

Theo phản ánh của các hội viên Viforest, đa phần các đơn vị nhập khẩu sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam đều yêu cầu sử dụng gỗ từ rừng trồng hoặc gỗ có chứng chỉ. Do đó, Viforest đề nghị, trong tương lai Việt Nam cần hướng tới mục tiêu 100% gỗ nhập khẩu phải có chứng chỉ giống như một số thị trường nhập khẩu thế giới yêu cầu Việt Nam xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ phải đảm bảo 100% là gỗ rừng trồng hoặc từ nguồn gỗ có chứng chỉ.

Nguyễn Hiền

Tin liên quan

Trồng rừng gỗ lớn kéo giảm phụ thuộc gỗ nhập khẩu

Trồng rừng gỗ lớn kéo giảm phụ thuộc gỗ nhập khẩu

(HQ Online) - Giá gỗ nguyên liệu NK tăng cao cộng với cước vận chuyển tăng phi mã đã và đang tạo áp lực không nhỏ cho ngành chế biến, XK gỗ. Đẩy mạnh hỗ trợ các DN, hộ gia đình... trồng rừng gỗ lớn là giải pháp quan trọng nhằm giúp toàn ngành từng bước chủ động nguyên liệu, tiến tới thay thế nguồn gỗ NK trong thời gian tới.
Hướng dẫn về nộp bảng kê khai nguồn gốc gỗ nhập khẩu

Hướng dẫn về nộp bảng kê khai nguồn gốc gỗ nhập khẩu

(HQ Online) - Tổng cục Hải quan vừa có văn bản hướng dẫn cục hải quan các tỉnh, thành phố liên quan đến quy định nộp Bảng kê khai nguồn gốc gỗ nhập khẩu.
Không kiểm soát tốt tính hợp pháp gỗ nhập khẩu: Xuất khẩu gỗ chịu rủi ro

Không kiểm soát tốt tính hợp pháp gỗ nhập khẩu: Xuất khẩu gỗ chịu rủi ro

(HQ Online) - Gỗ nhiệt đới đang chiếm tỷ trọng trên 40% tổng lượng gỗ NK hàng năm của Việt Nam. Tuy nhiên, hàng loạt vấn đề khó khăn, bất cập trong kiểm soát tính hợp pháp của gỗ nhiệt đới NK đã và đang đặt ngành chế biến, XK gỗ vào tình thế khó khăn, thậm chí không kiểm soát tốt có thể đe dọa tới mục tiêu XK đặt ra trong dài hạn.
Nhiều tín hiệu tốt cho doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu thủy sản

Nhiều tín hiệu tốt cho doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu thủy sản

(HQ Online) - Xuất khẩu thủy sản trong 8 tháng mang về gần 6,3 tỷ USD, với nhiều lợi thế từ thị trường, cùng với sự năng động của doanh nghiệp, xuất khẩu thủy sản dự kiến sẽ tăng hơn năm trước.
(INFOGRAPHICS) Hơn 473 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tính đến 15/8

(INFOGRAPHICS) Hơn 473 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tính đến 15/8

(HQ Online) - Từ đầu năm hết ngày 15/8/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 473,33 tỷ USD, tăng 16,9%, tương ứng tăng 68,58 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2023.
Xuất khẩu điện thoại và linh kiện sang Ấn Độ tăng 102%

Xuất khẩu điện thoại và linh kiện sang Ấn Độ tăng 102%

(HQ Online) - Ấn Độ là một trong những thị trường xuất khẩu chủ lực mà nhóm hàng điện thoại và linh kiện đạt được tăng trưởng ấn tượng.
3 nhóm hàng xuất khẩu mang về hơn 100 tỷ USD

3 nhóm hàng xuất khẩu mang về hơn 100 tỷ USD

(HQ Online) - Tính đến 15/8, top 3 nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất của nước ta mang về kim ngạch hơn 100 tỷ USD.
Xuất nhập khẩu đạt hơn 473 tỷ USD tính đến trung tuần tháng 8

Xuất nhập khẩu đạt hơn 473 tỷ USD tính đến trung tuần tháng 8

(HQ Online) - Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong kỳ 1 tháng 8/2024 (1-15/8) đạt 32,93 tỷ USD, giảm 11,4% (tương ứng giảm 4,24 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 7/2024.
TPHCM: Hàng hóa XNK tăng hơn 6 tỷ USD

TPHCM: Hàng hóa XNK tăng hơn 6 tỷ USD

(HQ Online) - Hàng hóa XNK qua các cửa khẩu TPHCM trong 8 tháng năm 2024 đạt trên 78 tỷ USD, tăng hơn 6 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu tôm đạt kỷ lục trong tháng 7

Xuất khẩu tôm đạt kỷ lục trong tháng 7

(HQ Online) - Xuất khẩu (XK) tôm trong tháng 7/2024 đạt kỷ lục, đưa trị giá tôm XK trong 7 tháng đầu năm nay đạt hơn 2 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Sầu riêng đông lạnh xuất khẩu sang Trung Quốc cần đảm bảo những quy định gì?

Sầu riêng đông lạnh xuất khẩu sang Trung Quốc cần đảm bảo những quy định gì?

(HQ Online) - Để xuất khẩu sầu riêng đông lạnh từ Việt Nam sang Trung Quốc, các cơ sở đóng gói sầu riêng đông lạnh phải đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, quy trình đóng gói, truy xuất nguồn gốc và quy trình kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm (HACCP). Đi kèm với đó, là một số yêu cầu về năng lực cấp đông và kho lạnh bảo quản.
Kim ngạch xuất nhập khẩu 7 tháng đạt hơn 440 tỷ USD

Kim ngạch xuất nhập khẩu 7 tháng đạt hơn 440 tỷ USD

(HQ Online) - So với cùng kỳ năm ngoái, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước tăng gần 65 tỷ USD, theo thông tin Tổng cục Hải quan mới công bố.
Lần đầu tiên xuất nhập khẩu đạt hơn 70 tỷ USD/tháng trong năm 2024

Lần đầu tiên xuất nhập khẩu đạt hơn 70 tỷ USD/tháng trong năm 2024

(HQ Online) - Tháng 7 là tháng đầu tiên trong năm 2024 kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt mốc 70 tỷ USD/tháng.
Campuchia là thị trường xuất khẩu xăng dầu lớn nhất của Việt Nam

Campuchia là thị trường xuất khẩu xăng dầu lớn nhất của Việt Nam

(HQ Online) - Dù lượng xuất khẩu sang Campuchia giảm mạnh so với cùng kỳ 2023 nhưng quốc gia này vẫn là thị trường lớn nhất của mặt hàng xăng dầu nước ta.
3 nhóm hàng nhập khẩu có kim ngạch tăng thêm hơn 16 tỷ USD

3 nhóm hàng nhập khẩu có kim ngạch tăng thêm hơn 16 tỷ USD

(HQ Online) - Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng; sắt thép các loại là 3 nhóm hàng có kim ngạch nhập khẩu tăng nhiều nhất.
4 nhóm hàng xuất khẩu có kim ngạch tăng thêm hơn 17 tỷ USD

4 nhóm hàng xuất khẩu có kim ngạch tăng thêm hơn 17 tỷ USD

(HQ Online) - Từ đầu năm đến 15/7, có 4 nhóm hàng xuất khẩu có kim ngạch tăng thêm từ 1 tỷ USD trở lên, theo thông tin mới nhất từ Tổng cục Hải quan.
Xem thêm
peugeot-viet-nam
cty-toan-phat
banner-hd-bank-300x250
acecook-tra-quyen-loi-talkshow-2-thang

Tin mới

Kiểm soát cổ đông lớn tại các ngân hàng

Kiểm soát cổ đông lớn tại các ngân hàng

Các ngân hàng đã công khai danh sách thông tin cổ đông sở hữu tỷ lệ cổ phần từ 1% trở lên. Việc này được kỳ vọng sẽ chặn “vòi bạch tuộc” sở hữu chéo.
Sầu riêng đông lạnh - dư địa tăng trưởng mới của ngành sầu riêng

Sầu riêng đông lạnh - dư địa tăng trưởng mới của ngành sầu riêng

Sầu riêng đông lạnh được xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc sẽ giúp tối ưu hóa nguồn nguyên liệu cho các DN, ổn định giá cả và nâng cao giá trị xuất khẩu...
Bão Yagi làm 1 người chết, 3 người bị thương, 2.500 cây đổ, 17 trạm bơm mất điện tại Hà Nội

Bão Yagi làm 1 người chết, 3 người bị thương, 2.500 cây đổ, 17 trạm bơm mất điện tại Hà Nội

Thủ đô có gió mạnh cấp 5, cấp 6, sau tăng lên giật cấp 10. Đã có 4 người thương vong, 2.500 cây đổ, 17 trạm bơm mất điện; 14 ô tô bị hư hỏng.
Bão số 3 quần thảo Hà Nội, gây thiệt hại nặng nề

Bão số 3 quần thảo Hà Nội, gây thiệt hại nặng nề

Vào lúc 21h ngày 7/9, bão số 3 gây mưa to, gió giật mạnh làm nhiều tuyến phố Hà Nội ngập cục bộ, cây cối gãy đổ hàng loạt.
Bão số 3 hoành hành, gây nhiều thiệt hại tại Quảng Ninh và Hải Phòng

Bão số 3 hoành hành, gây nhiều thiệt hại tại Quảng Ninh và Hải Phòng

Sau khi đổ bộ với gió giật mạnh kèm theo mưa lớn trong ngày 7/9, bão số 3 đã gây nhiều thiệt hại cho tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng.
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan

(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan

Trải qua 79 năm xây dựng và trưởng thành, Hải quan Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt trong giai đoạn phát triển kinh tế và hội nhập.
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại

(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại

Hợp tác hải quan đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng, phát triển và duy trì Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) khi Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (gọi tắt là ASEAN) trở thành một thị trường đơn nhất, một cơ sở sản xuất và phân phối chung.
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế

(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế

Với 126 km bờ biển và hơn 4.000 km2 diện tích mặt biển nội hải, TP Hải Phòng có nhiều tiềm năng, thế mạnh và giữ vị trí trọng yếu trong phát triển kinh tế - xã hội của miền Bắc và giao thương quốc tế của cả nước.
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ

(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ

Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ nhiệm có thời hạn Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước

(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước

Ngay sau khi kết thúc hội đàm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã chứng kiến lễ ký 14 văn kiện giữa các ban, bộ, ngành, trung ương và địa phương.
Phiên bản di động