Không kiểm soát tốt tính hợp pháp gỗ nhập khẩu: Xuất khẩu gỗ chịu rủi ro
Đảm bảo tính hợp pháp gỗ nhập khẩu là vấn đề sống còn của ngành gỗ | |
Kiểm soát chặt gỗ nhập khẩu: “Át chủ bài” phát triển ngành gỗ | |
Đối diện hàng loạt rủi ro về pháp lý, ngành gỗ cần làm gì? |
Giảm rủi ro về tính hợp pháp của gỗ nhiệt đới NK có vai trò sống còn đối với ngành gỗ Việt với trọng tâm ưu tiên vào XK. Ảnh: N.Thanh |
Nhập khẩu gỗ nhiệt đới tăng nhanh
Báo cáo “Việt Nam NK gỗ nhiệt đới và ý nghĩa cho việc thực hiện Nghị định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp VNTLAS” của nhóm nghiên cứu của Tổ chức Forest Trends và Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định, Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TPHCM, Hiệp hội chế biến gỗ tỉnh Bình Dương công bố mới đây đã đưa nhiều góc nhìn đáng chú ý về vấn đề NK gỗ nhiệt đới.
Hiện, nguồn cung gỗ trong nước không đủ cung cấp cho chế biến dẫn đến NK gỗ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của ngành gỗ. Ông Trần Lê Huy, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định cho biết, hàng năm, Việt Nam NK khoảng 4-5 triệu m3 gỗ quy tròn. Lượng NK ngày càng có xu hướng tăng. Lượng nhập gỗ nhiệt đới (hay còn gọi là gỗ rừng tự nhiên) chiếm khoảng 40-50% trong tổng lượng gỗ nhập vào Việt Nam.
Việt Nam NK gỗ nhiệt đới từ các nước châu Phi, một số quốc gia thuộc khu vực Nam Mỹ, Lào, Campuchia và quốc đảo Papua New Guinea (PNG). Năm 2020, lượng gỗ nhiệt đới NK vào Việt Nam từ các quốc gia này đạt 2,7 triệu m3 quy tròn, chiếm 41% trong tổng lượng gỗ tròn và xẻ NK từ tất cả các nguồn. Tỷ trọng của gỗ nhiệt đới trong tổng lượng gỗ NK vào Việt Nam có xu hướng giảm. Năm 2015, gỗ tròn và xẻ là gỗ nhiệt đới chiếm 54% trong tổng lượng NK từ tất cả các nguồn, song năm 2020, con số này chỉ còn 41%. “Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc lượng gỗ nhiệt đới có xu hướng giảm. Lý do là bởi tổng lượng NK tăng nhanh, với tốc độ tăng của các loài gỗ không phải từ vùng nhiệt đới tăng mạnh hơn gỗ từ vùng nhiệt đới”, ông Trần Lê Huy nói.
Đáng chú ý, việc kiểm soát tính hợp pháp của gỗ NK được nhóm nghiên cứu chỉ ra khác xa so với mục tiêu đề ra trong Nghị định 102/2020/NĐ-CP được ban hành vào tháng 9/2020 quy định Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp (Nghị định VNTLAS). Nguy cơ gỗ rủi ro NK vào Việt Nam không tuân thủ được toàn bộ các yêu cầu của quốc gia khai thác và quốc gia XK rất lớn.
Ông Tô Xuân Phúc, chuyên gia của Tổ chức Forest Trends chia sẻ, nghiên cứu mà Forest Trends và Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam đang thực hiện về sử dụng gỗ châu Phi tại Việt Nam cho thấy, chỉ tính riêng cho nguồn gỗ NK từ châu Phi, năm 2020 Việt Nam có khoảng 240 DN trực tiếp tham gia NK. Trong khi hầu hết các DN cho rằng người XK là người phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính hợp pháp của gỗ thì ông Tô Xuân Phúc nhấn mạnh: Thực tế, có nhiều rủi ro trong chuỗi cung XK. Rủi ro này xảy ra ở tất cả các khâu trong chuỗi cung, từ khâu quản lý rừng, khai thác, vận chuyển, chế biến và thương mại. “Theo chia sẻ của một số DN NK gỗ từ châu Phi, trong một số trường hợp một số DN XK tẩy xóa, làm giả giấy tờ như giấy chứng nhận kiểm dịch, nhằm đẩy nhanh tiến trình XK”, ông Tô Xuân Phúc nói.
Ưu tiên số 1 giảm rủi ro trong nhập khẩu gỗ
Ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam đánh giá, thông qua việc ký kết Hiệp định VPA/FLEGT với EU, Chính phủ Việt Nam đã cam kết loại bỏ gỗ bất hợp pháp ra khỏi chuỗi cung. Thực hiện cam kết này giúp duy trì hình ảnh và vị thế của ngành gỗ Việt Nam trên trường quốc tế. Các tổ chức môi trường quốc tế đang theo dõi sát các hành động của ngành gỗ Việt Nam nhằm thực hiện các cam kết này.
Trong bối cảnh hiện tại, giảm rủi ro về tính hợp pháp của gỗ nhiệt đới NK có vai trò sống còn đối với ngành gỗ Việt với trọng tâm ưu tiên vào XK; không những giúp duy trì ổn định thị trường XK mà còn tạo động lực mở rộng thị trường.
Hiện, Hoa Kỳ là thị trường NK lớn nhất các mặt hàng gỗ của Việt Nam. Kim ngạch NK từ thị trường này chiếm trên 60% trong tổng kim ngạch XK của Việt Nam. Chính phủ Hoa Kỳ đang có các cáo buộc Việt Nam NK gỗ bất hợp pháp từ một số quốc gia khu vực nhiệt đới. Các cáo buộc này đưa ra trong bối cảnh Việt Nam đang NK một lượng lớn gỗ tự nhiên từ nhiều quốc gia, trong đó có các nước châu Phi và Campuchia. Chính phủ Hoa Kỳ vẫn đang tiến hành điều tra ngành gỗ Việt Nam dựa trên cáo buộc này. “Với tầm quan trọng của thị trường Hoa Kỳ như hiện nay, điều tra của Chính phủ Hoa Kỳ tiềm ẩn các rủi ro rất lớn cho các hoạt động XK của ngành gỗ Việt Nam sang thị trường này trong tương lai. Nói cách khác, ngành gỗ Việt Nam cần xác định loại bỏ các rủi ro trong khâu NK gỗ nguyên liệu là gỗ nhiệt đới là ưu tiên số 1 của ngành”, ông Đỗ Xuân Lập nhấn mạnh.
Cho rằng giảm rủi ro trong khâu NK gỗ nguyên liệu là gỗ tự nhiên cần thực hiện trên cả khía cạnh chính sách và các hoạt động thực tiễn trong khâu NK và tiêu dùng nội địa, ông Tô Xuân Phúc phân tích: Về khía cạnh chính sách, siết chặt quản lý trong khâu NK đối với nguồn gỗ rủi ro theo tinh thần của Nghị định VNTLAS, đảm bảo tính hợp pháp của gỗ NK cần được tăng cường và thực hiện hiệu quả. Trong ngắn hạn, Chính phủ cần yêu cầu các DN NK thực hiện bổ sung thông tin trong hồ sơ NK nhằm minh chứng cho tính hợp pháp của gỗ rủi ro NK, từ đó thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro. Đây cần được xem là hoạt động bắt buộc đối với các DN NK. Các DN cần đảm bảo, cam kết và chịu trách nhiệm về tính xác thực của các giấy tờ trong bộ hồ sơ NK như hiện nay.
Nhằm tăng cường tính xác thực của hồ sơ giấy tờ trong bộ hồ sơ XK/NK, theo một số chuyên gia ngành lâm nghiệp, Chính phủ Việt Nam nên thiết lập kết nối chính thức với Chính phủ của các quốc gia cung gỗ nguyên liệu rủi ro cho Việt Nam. Kết nối này giúp cho các cơ quan chức năng của Việt Nam nắm rõ được quy trình trong chuỗi cung XK, các yêu cầu pháp lý có liên quan tới các hoạt động của chuỗi và tính xác thực của các giấy phép, tài liệu nằm trong bộ hồ sơ XK. Kết nối này cũng có thể giúp cho Chính phủ Việt Nam tiếp cận đối với nguồn thông tin về các DN được phép khai thác, chế biến và được phép XK tại quốc gia XK.
Hiệp định VPA/FLEGT có hiệu lực ngày 1/6/2019. Triển khai các cam kết trong Hiệp định, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định 102/2020/NĐ-CP quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam (Nghị định VNTLAS), có hiệu lực thực thi từ ngày 30/10/2020. Quản lý tính hợp pháp của gỗ NK là một trong những trọng tâm của Nghị định. Theo Nghị định quản lý gỗ NK được thực hiện thông qua thiết lập cơ chế kiểm soát nguồn gỗ NK và các loài gỗ NK. Nhằm thực hiện các cơ chế này, ngày 27/11/2020 Bộ NN&PTNT đã ban hành Quyết định số 4832/QĐ-BNN-TCLN công bố Danh mục các loài gỗ đã NK vào Việt Nam tại Phụ lục I và Danh sách vùng địa lý tích cực XK gỗ vào Việt Nam tại Phụ lục II. Theo quyết định này, Danh mục các loài gỗ NK bao gồm 322 loài, chưa kể các loài đồng danh. Danh sách các vùng địa lý tích cực bao gồm 51 quốc gia. Trừ Nam Phi, toàn bộ các quốc gia thuộc khu vực châu Phi cung gỗ nguyên liệu cho Việt Nam không nằm trong danh sách vùng địa lý tích cực được quy định trong Quyết định 4832 của Bộ NN&PTNT. Toàn bộ các quốc gia thuộc khu vực Nam Mỹ, Lào, Campuchia và quốc đảo Papua New Guinea (PNG) cũng không nằm trong danh sách này. |
Tin liên quan
Kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng
07:25 | 27/09/2024 Kinh tế
ADB nhận định gì về tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024?
14:06 | 25/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Truyền thông là trụ cột quan trọng để quản trị rủi ro trên thị trường trái phiếu
16:37 | 24/09/2024 Chứng khoán
Xuất khẩu năm 2024 nhắm mốc 400 tỷ USD
08:00 | 27/09/2024 Kinh tế
Máy vi tính, sản phẩm điện tử đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu sang Indonesia
19:45 | 26/09/2024 Kinh tế
Điều tra chống bán phá giá một số sản phẩm ván sợi gỗ nhập từ Thái Lan, Trung Quốc
19:44 | 26/09/2024 Kinh tế
Chung sức hỗ trợ ngành dệt may và da giày phát triển bền vững
16:03 | 26/09/2024 Kinh tế
Chi hàng chục tỷ đô nhập nguyên liệu dệt may, da giày, chất dẻo
15:59 | 26/09/2024 Xuất nhập khẩu
Hỗ trợ tốt hoạt động thanh toán với mô hình ngân hàng mở
15:15 | 26/09/2024 Kinh tế
Bến Tre: Tầm nhìn hướng Đông và tiềm năng phát triển bền vững
14:49 | 26/09/2024 Kinh tế
TPHCM tổ chức 19 phiên livestream kết nối cung cầu hàng hóa của 45 tỉnh, thành phố
14:38 | 26/09/2024 Kinh tế
Thu hơn 2 tỷ USD từ xuất khẩu sầu riêng
09:44 | 26/09/2024 Xuất nhập khẩu
Chính sách đột phá để thu hút FDI thế hệ mới
20:15 | 25/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Chi hơn 100 tỷ USD nhập khẩu 2 nhóm hàng
16:00 | 25/09/2024 Infographics
Ngành công nghiệp chiếm hơn 50% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc
15:15 | 25/09/2024 Kinh tế
39 nhóm hàng nhập khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên
14:38 | 25/09/2024 Xuất nhập khẩu
bawns cas h5
Tin mới
Khởi tố 6 đối tượng liên quan đến hoạt động xuất khẩu đá vôi
Nga chuyển hướng xuất khẩu dầu mỏ, sản phẩm dầu mỏ và than đá
Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Cuba diễn ra trọng thể
Xuất khẩu năm 2024 nhắm mốc 400 tỷ USD
Kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform