Kinh tế báo chí là con đường sống còn của các cơ quan báo chí
PGS.TS. Nguyễn Thành Lợi (ảnh), Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng biên tập Tạp chí Người làm báo. |
Trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay đã buộc một số cơ quan báo chí phải đưa ra các quyết sách “thắt chặt hầu bao”. Câu hỏi đặt ra là hướng đi nào để tồn tại trong giai đoạn hiện nay cũng như hướng phát triển thời kỳ sau dịch. Vậy theo ông, các cơ quan báo chí cần hoạt động theo hướng nào để tồn tại và phát triển?
- Theo tôi việc các cơ quan báo chí “thắt chặt hầu bao” không phải là hướng đi để phát triển trong tương lai. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 ảnh hưởng lớn tới mọi lĩnh vực, trong đó có báo chí truyền thông, hơn lúc nào hết, các cơ quan báo chí cần phải có chiến lược phát triển lâu dài, để có thể đứng vững trước những “cơn bão” càn quét mang tính toàn cầu. Vấn đề sống còn là nội dung là “vua” và công nghệ là “nữ hoàng”. Trong bất cứ giai đoạn nào, nhất là trong kỷ nguyên 4.0, các cơ quan báo chí ngoài việc chú trọng phát triển nội dung, rất cần quan tâm đến yếu tố kỹ thuật. Trong thời gian khá dài, các cơ quan báo chí vẫn phát triển chiến lược lấy công chúng làm trọng tâm, tuy nhiên, giờ đây câu chuyện đã khác, công nghệ thay đổi nhanh đến mức báo chí truyền thống không biết nền tảng nào là quan trọng nhất trong việc tiếp cận công chúng.
Quang cảnh một buổi giải đáp trực tuyến do Báo Hải quan tổ chức. |
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Tổng Biên tập Tạp chí Nhà đầu tư: Cần để thuế về 0% trong hoạt động báo chí. Bởi đóng góp của các cơ quan báo chí vào tổng thu nhập quốc dân không đáng kể và nên có sự hỗ trợ từ Chính phủ. Đồng thời có sự phân biệt rạch ròi giữa cơ quan báo chí tự chủ hoàn toàn, cơ quan báo chí tự chủ một phần và cơ quan báo chí bao cấp để từ đó đưa các chính sách hỗ trợ phù hợp. Ông Phạm Anh Tuấn, Tổng Biên tập Báo Điện tử Vietnamnet: Từ xu thế truyền thông quốc tế, chúng ta thấy rõ rằng độc giả rồi sẽ phải quen với việc trả tiền cho nội dung. Do vậy, thay vì viết nội dung nhiều “view” (lượt xem) để có quảng cáo, báo chí trong nước nên bắt đầu suy nghĩ về việc thay đổi phương thức kinh doanh sang mô hình đăng ký thuê bao. Đi liền với đó là yêu cầu cải thiện chất lượng nội dung. Ông Nguyễn Ngọc Hiển, Tổng Biên tập Báo Lao Động: Cần có chính sách chia sẻ lợi nhuận giữa nhà mạng và báo chí. Hiện nay, các nhà mạng đang thu lợi nhuận lớn từ việc người dùng truy cập internet để đọc báo điện tử. Bạn đọc đang đọc báo điện tử miễn phí, chỉ phải trả tiền mạng, trong khi đó các cơ quan báo chí vẫn phải chịu tiền mạng và không được thu lợi gì từ nhà mạng. Xuân Thảo (lược ghi tại Diễn đàn Tổng biên tập "Báo chí và bài toán phát triển nguồn thu") |
Ngoài ra, xã hội càng phát triển, quảng cáo không còn bị “nhốt” trong quan niệm “kiếm thêm”, mà là nguồn thu chính để báo chí tồn tại phù hợp với sự phát triển chung của xã hội. Do đó, hơn lúc nào hết các cơ quan báo chí truyền thông cần xây dựng bộ phận và đội ngũ những người làm truyền thông, quảng cáo chuyên nghiệp, tránh hiện tượng núp bóng nhà báo để “xin” quảng cáo. Thực tế cho thấy, ngay từ những năm 1990, một số cơ quan báo chí đã yêu cầu phóng viên “tỏa” đi “chạy” quảng cáo, dựa trên mối quan hệ và lĩnh vực mình theo dõi, đồng thời kiếm “hoa hồng” từ nguồn đó. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, các tòa soạn nên thay đổi chiến lược, xây dựng các bộ phận truyền thông – quảng cáo một cách bài bản và chuyên nghiệp mới có thể phát triển kinh tế báo chí ổn định và bền vững lâu dài, tránh gặp những rủi ro không đáng có.
Như ông đã nói ở trên, đại dịch Covid-19 cũng chính là cơ hội để báo chí nhìn lại mình?
- Một thời gian khá dài, báo in luôn là loại hình truyền thông chủ yếu của bạn đọc, cũng là sự lựa chọn chủ yếu của doanh nghiệp khi họ có nhu cầu quảng cáo. Nhưng ngày nay, do báo in đang bị “thế lực” mạng xã hội tấn công và khiến số lượng phát hành giảm mạnh, các nhóm công chúng mới, nhất là giới trẻ đã chuyển sang đọc trực tuyến, do đó, “miếng bánh” quảng cáo bị xé lẻ, nhiều nhà quảng cáo đã dịch chuyển sang quảng cáo trực tuyến.
Do đó, hơn lúc nào hết, các cơ quan báo chí cần xây dựng một mạng lưới quảng cáo mới. Cụ thể hơn, diện tích quảng cáo trên báo chí điện tử cần phải được bán trực tiếp cho các nhà quảng cáo, tránh bị phụ thuộc vào các “thế lực” truyền thông xã hội hay như các công ty truyền thông hoặc Google Adsense. Trên thực tế, doanh thu quảng cáo của các cơ quan báo chí thông qua Google Adsense khá thấp, hơn nữa quảng cáo của Google đôi lúc hiện thị các loại quảng cáo trái phép, thậm chí vi phạm pháp luật, ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của tờ báo.
Đồng thời, việc chuyển hướng “điện tử hóa” báo chí là rất cần thiết. Bởi trong bối cảnh khó khăn ngày càng gia tăng hiện nay, các tòa soạn cố gắng tận dụng lợi thế của internet, tăng doanh thu nhờ sự đa dạng về thông tin trên môi trường internet, một số tờ báo lớn trên thế giới đã áp dụng các cách thanh toán paywalls để tính tiền người sử dụng nội dung thông tin của họ.
Đây cũng là dịp để cơ quan báo chí đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh, tham gia tích cực các hoạt động xã hội, tạo thương hiệu, tăng nguồn thu. Khi xác định kinh tế báo chí là con đường sống còn của các cơ quan báo chí, việc có nhiều nguồn thu sẽ giúp các tòa soạn trụ vững và phát triển mạnh mẽ hơn, nhất là đang phải chịu sự tác động không nhỏ của truyền thông xã hội hiện nay. Trong bất kỳ giai đoạn nào, để tăng nguồn thu bên ngoài “mặt báo”, các cơ quan báo chí cần tăng cường tổ chức sự kiện, cung cấp dịch vụ quảng cáo hoặc dịch vụ công nghệ thông tin. Ngoài ra, các cơ quan báo chí tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, vì cộng đồng, bởi với uy tín và các mối quan hệ của mình, các cơ quan báo chí có khả năng huy động được các nguồn lực: tiền, hàng hoá, nhân lực… để tổ chức các hoạt động xã hội - từ thiện. Qua thực tiễn thời gian qua, tôi nhận thấy báo chí là một trong các “kênh” được người dân tin cậy nhất khi trao gửi các khoản đóng góp, các món quà tham gia hoạt động xã hội - từ thiện. Qua những hoạt động trách nhiệm xã hội đó, thương hiệu của các cơ quan báo chí tăng lên, là một trong 4 trụ cột trong chiến lược phát triển dài lâu của cơ quan báo chí trong tương lai.
Tóm lại, khi bàn về kinh tế báo chí, chúng ta hay nói tới những hoạt động kinh doanh trực tiếp của cơ quan báo chí cả trên “mặt báo” và bên ngoài “mặt báo”. Tuy nhiên, để báo chí phát triển bền vững, ổn định và chuyên nghiệp, trong bất cứ hoàn cảnh nào, rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước, ví dụ triển khai sớm việc đặt hàng các cơ quan báo chí. Đây cũng là một trong những nguồn thu ổn định để báo chí phát triển, thực sự là phương tiện truyền thông thiết yếu phục vụ Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Lễ trao Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVIII năm 2023
10:44 | 22/06/2024 Sự kiện - Vấn đề
Để AI không là “con dao hai lưỡi” trong hoạt động báo chí
16:02 | 19/06/2024 Nhìn ra thế giới
Phát huy giá trị của mối quan hệ báo chí và doanh nghiệp
15:37 | 21/06/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đề nghị ngân hàng mạnh dạn cho vay mới để khắc phục thiệt hại sau bão lũ
15:26 | 12/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 71,53 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 8/2024
14:20 | 12/09/2024 Infographics
Sẵn sàng xuất khẩu dừa tươi vào thị trường Trung Quốc
14:00 | 12/09/2024 Kinh tế
Sự cần thiết của chuyển đổi công nghiệp tại TP Hồ Chí Minh
13:49 | 12/09/2024 Kinh tế
Rủi ro cho nền kinh tế khi dòng tiền chưa vào sản xuất, kinh doanh
09:40 | 12/09/2024 Kinh tế
Thúc giục đưa dòng tín dụng vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh
09:38 | 12/09/2024 Kinh tế
8 tháng, xuất nhập khẩu đạt hơn 512 tỷ USD
15:06 | 11/09/2024 Xuất nhập khẩu
Ngành logistics đối mặt yêu cầu chuyển đổi xanh
15:31 | 10/09/2024 Kinh tế
THACO AUTO xuất khẩu body sơn màu và linh kiện xe Kia New Carnival sang Ấn Độ
12:09 | 10/09/2024 Xe - Công nghệ
Từ 9h ngày 10/9, phương tiện chở hàng XK qua cửa khẩu Hữu Nghị được điều tiết vào Khu phi thuế quan
21:07 | 09/09/2024 Kinh tế
Yêu cầu các ngân hàng rà soát thiệt hại, hỗ trợ khách hàng sau bão số 3
19:10 | 09/09/2024 Kinh tế
Dệt may kiên trì vượt khó, đón cơ hội từ thị trường
14:15 | 09/09/2024 Kinh tế
Trái cây Việt Nam có cơ hội đi sâu hơn nữa vào thị trường Trung Quốc
10:13 | 09/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Hải quan TPHCM mong doanh nghiệp đồng hành thực hiện phương châm “5 cùng”
Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí được bổ sung chức năng thanh tra chuyên ngành
Giá xăng dầu giảm mạnh, xăng RON95-III xuống dưới 20.000 đồng/lít
Đề nghị ngân hàng mạnh dạn cho vay mới để khắc phục thiệt hại sau bão lũ
Xuất cấp hơn 37 nghìn tấn gạo hỗ trợ học sinh khó khăn học kỳ I
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics