"Kinh tế Cuba có thể tăng trưởng 9% nếu không bị bao vây cấm vận"
Đường phố tại La Habana, Cuba. (Ảnh: THX/TTXVN)
Chính phủ Cuba vừa công bố báo cáo thường niên về thiệt hại do chính sách bao vây cấm vận của Mỹ gây ra đối với đảo quốc này, trong đó Ngoại trưởng Bruno Rodríguez cho biết kinh tế Cuba đã có thể tăng trưởng tới 9% trong năm 2022 nếu không bị bao vây cấm vận, thay vì 1,8% theo các báo cáo chính thức.
Người đứng đầu ngành ngoại giao Cuba cho hay các tính toán “nghiêm ngặt và thận trọng” chỉ ra rằng Cuba thiệt hại ước tính 4,867 tỷ USD trong khoảng thời gian từ 1/3/2022 đến 28/2/2023 do các lệnh trừng phạt của Mỹ.
Theo thống kê của Cuba, thiệt hại lũy kế trong hơn 60 năm Mỹ áp dụng chính sách thù địch với Cuba lên tới 159 tỷ USD, hay 1.337 tỷ USD nếu tính theo bản vị vàng.
Phát biểu trước báo giới, Ngoại trưởng Bruno Rodríguez cho biết chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã áp dụng nghiêm chính sách “gây áp lực và bóp nghẹt tối đa” do người tiền nhiệm Donald Trump thúc đẩy, và kết quả là đã ghi nhận hơn 900 “hành động phân biệt đối xử” của các ngân hàng quốc tế với các thực thể Cuba.
Theo ước tính, ngành y tế Cuba thiệt hại 80 triệu USD trong năm 2022, ngành du lịch thiệt hại 1.089 triệu USD, trong khi con số thiệt hại của ngành nông nghiệp là 273 triệu USD và của ngành sản xuất điện là 239 triệu USD.
Dự kiến, Cuba sẽ trình bày trước Đại hội đồng Liên hợp quốc vào đầu tháng 11 dự thảo nghị quyết lên án chính sách đơn phương của Mỹ. Đây là lần thứ 31 Cuba đệ trình dự thảo nghị quyết này.
Trong nhiều năm liên tục, Cuba đã nhận được sự ủng hộ áp đảo của cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, nghị quyết của Đại Hội đồng Liên hợp quốc chỉ mang sức mạnh chính trị và không có tính ràng buộc.
Năm 1962, Tổng thống Mỹ John F. Kennedy đã sử dụng cái gọi là Luật Thương mại với Kẻ thù, được Quốc hội thông qua năm 1917, để thực hiện phong tỏa kinh tế đối với Cuba, sau một số quyết định hành pháp được người tiền nhiệm của ông, Tổng thống Dwight Eisenhower, áp dụng từ năm 1959.
Luật này cho phép các Tổng thống Mỹ áp đặt và duy trì các hạn chế kinh tế đối với các quốc gia được coi là thù địch, áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế trong thời gian chiến tranh hoặc các trường hợp khẩn cấp quốc gia khác, đồng thời cấm trao đổi thương mại với kẻ thù hoặc đồng minh của kẻ thù trong các cuộc xung đột vũ trang.
Cuba là quốc gia duy nhất đến thời điểm hiện tại bị Mỹ trừng phạt theo đạo luật nói trên./.
Tin liên quan
IMF quan ngại về chính sách thuế quan của Mỹ
14:01 | 03/10/2024 Nhìn ra thế giới
Nước Nga chuẩn bị cho một cuộc đối đầu lâu dài với Mỹ
08:43 | 02/10/2024 Nhìn ra thế giới
Cuba trao tặng Huân chương Jose Marti cho Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm
20:17 | 27/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc có thể là thể chế tiếp theo hạ lãi suất
08:36 | 07/10/2024 Nhìn ra thế giới
Kinh tế Đức có thể suy thoái năm thứ 2 liên tiếp
08:31 | 07/10/2024 Nhìn ra thế giới
Lào tăng cường đảm bảo an ninh cho Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45
09:20 | 06/10/2024 Nhìn ra thế giới
Thách thức chờ đón tân Tổng thư ký NATO
06:44 | 06/10/2024 Nhìn ra thế giới
Cục diện "khó lường" ở Trung Đông
08:57 | 05/10/2024 Nhìn ra thế giới
WCO và ESA hợp tác ứng phó khủng hoảng và an ninh thông qua công nghệ không gian
15:50 | 04/10/2024 Hải quan thế giới
Châu Âu giảm dần sự phụ thuộc vào khí đốt Nga
08:41 | 02/10/2024 Nhìn ra thế giới
Khả năng Ngân hàng Trung ương châu Âu cắt giảm lãi suất trong tháng 10
07:59 | 01/10/2024 Nhìn ra thế giới
Phá vụ buôn lậu bạch kim trị giá gần 32 tỷ đồng
08:23 | 30/09/2024 Hải quan thế giới
Hàn-Trung nhất trí hợp tác, thúc đẩy quan hệ song phương
08:01 | 30/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nga chuyển hướng xuất khẩu dầu mỏ, sản phẩm dầu mỏ và than đá
08:16 | 27/09/2024 Nhìn ra thế giới
EU và Trung Quốc thảo luận về những thách thức và các mối đe dọa
14:04 | 26/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hải quan Hoa Kỳ siết kiểm soát thông tin mô tả hàng hóa
13:41 | 26/09/2024 Hải quan thế giới
bawns cas h5
Tin mới
3 lí do khiến giá bất động sản tăng cao đột biến
Huy động nguồn lực để sớm có Hệ thống quản lý hàng hóa XNK giao dịch qua thương mại điện tử
Động lực chính cho tăng trưởng kinh tế cả nước từ 2 "đầu tàu" Hà Nội và TPHCM
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 81 phát hành ngày 8/10/2024
TP Hồ Chí Minh: Phối hợp quản lý chặt sản xuất vàng trang sức
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics