Kinh tế TPHCM ghi nhận nhiều dấu hiệu tích cực
TPHCM đề nghị người dân không hoang mang trước biến chủng Omicron | |
Số thu ngân sách của Hải quan TPHCM đạt trên 100.000 tỷ đồng |
TPHCM khuyến khích doanh nghiệp tự động hóa trong sản xuất, thích ứng với tình hình mới. Ảnh: X.H |
Chỉ số sản xuất tăng hơn 13%
Theo đánh giá của UBND TPHCM, thành phố đã kiểm soát dịch bệnh và tiến hành mở cửa các hoạt động sản xuất kinh doanh. Người lao động có xu hướng trở lại thành phố để tìm việc, doanh nghiệp chủ động thực hiện các biện pháp 5K nhằm từng bước khôi phục sản xuất. Nhiều tín cực của của đầu tàu kinh tế đã thể hiện rõ nét.
Theo đó, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp trong tháng 11/2021 ước tính tăng 13,3% so với tháng trước. Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 13,6%; sản xuất và phân phối điện tăng 18,7%...
Một số ngành tăng mạnh so với tháng trước, như: sản xuất đồ uống tăng 51,6%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 40,8%; in, sao chép, bản ghi các loại tăng 30,%; dệt tăng 25,5%...
Phân tích của UBND TPHCM cho thấy, chỉ số sản xuất công nghiệp của TPHCM trong tháng 11 được cải thiện hơn so với tháng 10 do thành phố đã kiểm soát được dịch bệnh, tình trạng thiếu hụt lao động đang từng bước khắc phục.
Đáng chú ý trong nửa cuối tháng 11, dịch bệnh diễn biến phức tạp, có xu hướng tăng trở lại. Thành phố đã quyết liệt chỉ đạo thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, nhất là việc tiêm chủng mũi 2 cho công nhân các Khu công nghiệp, khu chế xuất, và cho trẻ em từ 12 đến17 tuổi. Đặc biệt, thực hiện hiệu quả các chính sách an sinh, hỗ trợ cho doanh nghiệp, người lao động gặp khó khăn, như: cho vay ưu đãi đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa bị ảnh hưởng nặng, thực 5 hiện miễn giảm thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, giảm lãi suất cho vay.
Tình hình lao động làm việc tại các doanh nghiệp trong tháng 11 mặc dù đã tăng 13,9% so với tháng 10 , nhưng so với cùng năm trước, số lao động vẫn giảm mạnh, với mức giảm 9,9%. Tính chung trong 11 tháng, số lượng lao động giảm 20,5% so với cùng kỳ đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất, xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp. Đa số các ngành đều có chỉ số lao động giảm so với cùng kỳ như: Ngành sản xuất đồ uống giảm 43,6%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan giảm 30,2%; chế biến gỗ và sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn ghế) giảm 30,1%; ngành sản xuất xe có động cơ giảm 28,7%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất giảm 24,0%.
Tính chung trong 11 tháng năm 2021, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp trên địa bàn thành phố giảm 15,5% so với cùng kỳ năm trước. Do tác động của dịch Covid-19 vẫn còn rất lớn khiến hầu hết các ngành công nghiệp đều giảm so với cùng kỳ như: Khai khoáng khác giảm 33,2%; sản xuất đồ uống giảm 29,1%; sản xuất trang phục giảm 28,5%; dệt giảm 24,4%; sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc và thiết bị giảm 24,3%.
4 nhiệm vụ trọng tâm tháng cuối năm
Theo thống kê của UBND TPHCM, chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 11/2021 giảm 0,17% so với tháng trước, tăng 1,83% so với cùng kỳ năm trước và bình quân 11 tháng tăng 2,46% so với cùng kỳ. Dù giá lương thực, thực phẩm có chiều hướng giảm so với tháng 10 nhưng vẫn ở mức cao so với trước dịch nên một số điểm ăn uống có điều chỉnh giá bán tăng lên.
Đánh giá của UBND TPHCM, kinh tế TPHCM trong 2 tháng cuối năm diễn ra giữa lúc đà tăng trưởng kinh tế thế giới và thương mại toàn cầu bị đe doạ do tác động của làn sóng dịch Covid-19 lần thứ tư; các chuỗi cung ứng và các liên kết sản xuất bị gián đoạn do ách tắc giao thông cùng với tình trạng thiếu hụt lao động; giá năng lượng, giá nguyên vật liệu tăng gây áp lực lớn đến lạm phát.
Trước những khó khăn nêu trên, để hoàn thành đồng thời 2 nhiệm vụ: vừa chiến thắng dịch bệnh, bảo vệ sức khoẻ cho người dân, vừa ổn định xã hội, hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó, trong tháng cuối năm 2021, UBND TPHCM tập trung giải quyết nhanh 4 nhóm nội dung chủ yếu.
Một là, tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, không chủ quan, lơ là; nâng cao năng lực xét nghiệm tại các cửa khẩu sân bay, bến cảng cùng với năng lực điều trị bệnh Covid-19...
Hai là, huy động sức mạnh của toàn hệ thống chính trị, thực hiện các chính sách giảm, giãn thuế; chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế để duy trì hoạt động của doanh nghiệp nhằm tạo việc làm và thu nhập tối thiểu cho người lao động.
Ba là, tập trung xử lý các điểm nghẽn, nút thắt về đất đai; giải quyết các xung đột pháp lý về thủ tục giao đất, xác định đơn giá đền bù, thủ tục thanh quyết toán xây dựng cơ bản để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Trước mắt, ưu tiên tháo gỡ khó khăn cho các dự án chậm giải ngân, đặc biệt là các dự án trọng điểm, quy mô lớn, có sức lan tỏa, nâng cao năng lực sản xuất cho nền kinh tế.
Bốn là, đẩy mạnh ứng dụng CNTT và truyền thông trong tất cả các hoạt động hành chính của cơ quan Nhà nước, nhất là những nơi thực hiện dịch vụ hành chính công - xem đây là nhiệm vụ cấp bách trong xây dựng chính quyền điện tử phục vụ người dân; đẩy nhanh việc số hoá dữ liệu ở tất cả cơ quan, nhất là dữ liệu dân cư, dữ liệu doanh nghiệp...
Tin liên quan
TP Hồ Chí Minh giới thiệu loạt chính sách thu hút đầu tư
19:13 | 09/10/2024 Kinh tế
Dư địa để đạt mục tiêu kiểm soát lạm phát cả năm vẫn còn khá nhiều
14:06 | 09/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kỳ vọng nhịp phục hồi tích cực trên thị trường bất động sản
16:54 | 10/10/2024 Kinh tế
Thị trường bất động sản đã có sự hồi phục nhất định
16:40 | 10/10/2024 Kinh tế
Phòng ngừa rủi ro trong hợp đồng xây dựng
15:48 | 10/10/2024 Kinh tế
Năm 2025, xuất khẩu qua thương mại điện tử hướng tới tăng trưởng bền vững
14:56 | 09/10/2024 Kinh tế
Nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm gì tại thị trường Việt Nam?
19:35 | 08/10/2024 Kinh tế
Mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15% có khả thi?
16:38 | 08/10/2024 Kinh tế
Tiết kiệm năng lượng là chìa khóa giúp doanh nghiệp Việt Nam phát triển bền vững
13:30 | 08/10/2024 Kinh tế
Chuyển đổi xanh- thách thức của doanh nghiệp trong phát triển bền vững
13:15 | 08/10/2024 Kinh tế
Kinh tế đạt mục tiêu tăng trưởng GDP khoảng 7% là khả thi
09:02 | 08/10/2024 Kinh tế
Động lực chính cho tăng trưởng kinh tế cả nước từ 2 "đầu tàu" Hà Nội và TPHCM
19:32 | 07/10/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh: Phối hợp quản lý chặt sản xuất vàng trang sức
18:50 | 07/10/2024 Kinh tế
Tận dụng dư địa lớn của thị trường CPTPP
09:05 | 07/10/2024 Kinh tế
Tối đa hóa tiềm năng xuất khẩu công nghệ số
07:31 | 07/10/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Hải quan Kiên Giang có tân nữ Phó Cục trưởng
Công an TPHCM điều tra vụ tàng trữ thuốc lá lậu quy mô lớn
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 82 phát hành ngày 11/10/2024
Việt Nam – Australia chia sẻ kinh nghiệm xây dựng sàn giao dịch tín chỉ carbon
Sửa đổi các vấn đề cần thiết, cấp bách trong lĩnh vực tài chính, ngân sách
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics