Kinh tế Trung Quốc ghi nhận những số liệu đáng lo ngại
Cảnh vắng vẻ tại một chợ ở Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 2/11/2021. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Các số liệu kinh tế mới nhất cho thấy chi tiêu tiêu dùng của người dân Trung Quốc trong tháng 11/2021 đã tăng thấp hơn dự báo, khiến giới phân tích cảnh báo sự gia tăng số ca mắc mới COVID-19 đang dấy lên lo ngại về đà phục hồi của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Theo báo cáo mới nhất công bố ngày 15/12, Cơ quan Thống kê quốc gia Trung Quốc (NBS) cho biết doanh số bán lẻ trong tháng 11 của nước này chỉ tăng 3,9% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn đáng kể so với mức tăng 4,9% của tháng trước đó và không cao như kỳ vọng của thị trường.
Tăng trưởng kinh tế trong quý 3/2021 chỉ đạt mức 0,2% so với quý trước đó, đánh dấu mức tăng thấp nhất kể từ giai đoạn suy giảm lịch sử của quý 1/2020. Nguyên nhân của tình trạng này là do thị trường bất động sản gặp nhiều khó khăn và cuộc khủng hoảng năng lượng.
Tăng trưởng đầu tư tài sản cố định cũng chậm lại và đạt mức 5,2% trong giai đoạn từ tháng 1-11/2021, với đầu tư bất động sản tăng 6% - giảm so với giai đoạn từ tháng 1-10/2021 giữa bối cảnh doanh số bán nhà giảm và các quy định tài chính bị siết chặt hơn.
Các nhà phân tích cho rằng nợ lương trong các lĩnh vực liên quan đến bất động sản, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng, cũng có thể là nguyên nhân làm giảm chi tiêu tiêu dùng.
Tỷ lệ thất nghiệp ở đô thị tăng nhẹ lên 5% trong tháng 11. Các nhà kinh tế cho rằng dịch COVID-19 vẫn là nguyên nhân chính cản trở sự phục hồi và giảm nhu cầu trên thị trường lao động.
Một điểm sáng trong tháng 11 vừa qua là sản lượng công nghiệp của Trung Quốc đã tăng 3,8% so với cùng kỳ năm ngoái, phù hợp với dự báo của thị trường nhờ tình trạng thiếu điện phục vụ sản xuất đã phần nào được khắc phục.
Trong những tháng gần đây, thiếu điện liên quan tới mục tiêu giảm khí thải, giá than tăng và thiếu nguồn cung nhiên liệu là những yếu tố đã tác động tới hoạt động sản xuất công nghiệp tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này.
Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng ngay cả khi nguồn cung được cải thiện thì chi phí đầu vào chưa thể ngay lập tức giảm và nhu cầu tiêu dùng trong nước yếu có thể cản trở tăng trưởng trong dài hạn.
Theo giới chuyên gia kinh tế, sự gia tăng các ca mắc mới COVID-19 hiện nay tại Trung Quốc và các biện pháp tăng cường phòng dịch của chính quyền dường như đã khiến người tiêu dùng thận trọng hơn, cũng như thị trường bất động sản đi xuống.
Số liệu mới đây cho thấy người dân đang hạn chế việc đi lại, trong khi có những tín hiệu bi quan về doanh số bán hàng thấp tương tự như đợt mua sắm giảm giá ảm đạm 1-11/11 vừa qua.
Chi tiêu của người tiêu dùng được dự báo có thể vẫn giảm trong những tháng tới, kể cả dịp Tết Nguyên Đán, trong khi chính quyền tại một số khu vực khuyến khích người dân hạn chế đi lại không cần thiết.
NBS dự báo đà phục hồi kinh tế trong nước có thể gặp nhiều hạn chế do đang cùng lúc đối mặt với áp lực từ nhu cầu giảm, đứt gãy chuỗi cung ứng và kỳ vọng suy yếu.
Nền kinh tế Trung Quốc đã phục hồi nhanh chóng sau khi kiểm soát được đại dịch COVID-19 với chính sách "Zero COVID," siết chặt biên giới và phong tỏa. Tuy nhiên, đà phục hồi đã chậm lại trong năm nay./.
Tin liên quan
Khai phá tiềm năng thị trường Hồng Kông
19:06 | 03/10/2024 Kinh tế
Kiên quyết phản đối hành xử thô bạo của lực lượng Trung Quốc với tàu cá Việt Nam
14:01 | 03/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
EU và Trung Quốc tiếp tục nỗ lực giải quyết bất đồng về xe điện
07:59 | 01/10/2024 Xe - Công nghệ
IMF quan ngại về chính sách thuế quan của Mỹ
14:01 | 03/10/2024 Nhìn ra thế giới
Nước Nga chuẩn bị cho một cuộc đối đầu lâu dài với Mỹ
08:43 | 02/10/2024 Nhìn ra thế giới
Châu Âu giảm dần sự phụ thuộc vào khí đốt Nga
08:41 | 02/10/2024 Nhìn ra thế giới
Khả năng Ngân hàng Trung ương châu Âu cắt giảm lãi suất trong tháng 10
07:59 | 01/10/2024 Nhìn ra thế giới
Phá vụ buôn lậu bạch kim trị giá gần 32 tỷ đồng
08:23 | 30/09/2024 Hải quan thế giới
Nga chuyển hướng xuất khẩu dầu mỏ, sản phẩm dầu mỏ và than đá
08:16 | 27/09/2024 Nhìn ra thế giới
EU và Trung Quốc thảo luận về những thách thức và các mối đe dọa
14:04 | 26/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hải quan Hoa Kỳ siết kiểm soát thông tin mô tả hàng hóa
13:41 | 26/09/2024 Hải quan thế giới
Uzbekistan ký thỏa thuận hợp tác hải quan với Hoa Kỳ
16:16 | 24/09/2024 Hải quan thế giới
Hoạt động kinh doanh của Eurozone trong tháng Chín bất ngờ giảm mạnh
09:14 | 24/09/2024 Nhìn ra thế giới
EC kiện Trung Quốc lên WTO liên quan các biện pháp phòng vệ thương mại
09:13 | 24/09/2024 Nhìn ra thế giới
Upbit: Lĩnh vực tiền điện tử sẽ tiếp tục phát triển hậu bầu cử Mỹ
10:07 | 22/09/2024 Nhìn ra thế giới
Tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa ASEAN-Mỹ
10:07 | 22/09/2024 Nhìn ra thế giới
bawns cas h5
Tin mới
Am hiểu doanh nghiệp và thị trường để mở rộng cơ hội hợp tác với Hoa Kỳ
Phối hợp ngăn chặn ma túy từ biên giới Tây Nam đến nội địa
Vì sao Hải quan Lạng Sơn vượt thu ngân sách?
Phấn đấu khởi công xây dựng trụ sở Hải quan tại sân bay Long Thành sớm hơn kế hoạch
Bắt đối tượng dùng xuồng máy vận chuyển mỹ phẩm lậu từ Campuchia về Việt Nam
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics