Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Bawns Cas H5

Kỷ niệm 73 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7): Chăm sóc người có công luôn được đặt lên hàng đầu

(HQ Online) - Trong những năm qua, công tác chăm sóc người có công luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt coi trọng. Các đối tượng chính sách và chế độ ưu đãi người có công được mở rộng, để cuộc sống của các thân nhân, gia đình thương binh, liệt sĩ, người có công ngày càng đầy đủ. Xung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Hải quan đã phỏng vấn ông Lê Tấn Dũng, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Cảnh sát biển thăm và tặng quà tri ân các thương binh, bệnh binh nhân dịp 27/7
Thanh niên Hải quan Quảng Trị tổ chức nhiều hoạt động tri ân nhân 27/7
Hải quan Đà Nẵng có nhiều hoạt động ý nghĩa dịp 27/7
Hải quan Hà Tĩnh: Nhiều hoạt động tri ân dịp 27/7
1940 3
ông Lê Tấn Dũng, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

Một vấn đề đang nhận được nhiều sự quan tâm của xã hội chính là việc còn một bộ phận người có công thuộc diện hộ nghèo. Vậy Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) có giải pháp gì để chăm lo và tiến tới xóa bỏ hộ nghèo thuộc diện này, thưa ông?

- Cuối năm 2018, Bộ LĐTBXH đã tiến hành khảo sát về vấn đề này. Qua khảo sát và rà soát, hiện cả nước còn 1.600 hộ cận nghèo có người có công (chiếm khoảng 1,2% so với tổng số hộ nghèo trong cả nước). Có hai tỉnh có hơn 1.000 hộ là Nghệ An và Quảng Bình. Tính đến tháng 6/2020 con số này đã giảm được một nửa còn 8.000 hộ nghèo có người có công với cách mạng thuộc 10 tỉnh, thành phố. Để giải quyết vấn đề này Bộ LĐTBXH đã yêu cầu địa phương triển khai rà soát và xem xét từng hoàn cảnh, điều kiện của hộ nghèo có thành viên là người có công xem những người đó thuộc những đối tượng nào trong diện 12 đối tượng người có công để có cách hỗ trợ kịp thời, chính xác.

Khi đã có kết quả phân tích, yêu cầu địa phương tập trung mọi nguồn lực để hỗ trợ giảm nghèo cho người có công với cách mạng. Về lâu dài, ngoài việc điều chỉnh mức trợ cấp hàng năm, Bộ cũng đang nghiên cứu, sửa Pháp lệnh ưu đãi người có công. Dự kiến, Bộ LĐTBXH sẽ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét Pháp lệnh người có công sửa đổi trong tháng 8 này. Trong số nhiều nội dung mới đó, pháp lệnh cũng đặt mục tiêu phải nâng mức sống của người có công với cách mạng lên bằng hoặc cao hơn với mức sống của cư dân nơi người có công đang sinh sống.

Ngoài vấn đề chăm sóc, hỗ trợ người có công thoát nghèo, hiện nay chúng ta cũng đang thực hiện Quyết định 22/2013/QĐ-TTg hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở. Vấn đề này được triển khai thế nào, thưa ông?

- Hiện nay theo chương trình xây dựng, sửa chữa nhà theo Quyết định 22 của Thủ tướng Chính phủ, cơ quan chủ trì chương trình này là Bộ Xây dựng, Bộ LĐTBXH và các bộ, ngành liên quan là cơ quan phối hợp. Bộ Xây dựng cũng đã có chủ trì và Bộ LĐTBXH đã tham gia các đoàn đi các địa phương để kiểm tra tiến độ thực hiện Quyết định 22.

Tính đến hết tháng 7/2020, về cơ bản chương trình đã hoàn thành 90%. Ngoài chương trình theo Quyết định 22, nhiều địa phương còn huy động các nguồn lực xã hội hóa chủ động sửa chữa nhà cho người có công. Nhiều nhà được xã hội hóa, có kinh phí hỗ trợ lên rất cao, lên tới 60-70 triệu đồng/ngôi nhà, cao hơn nhiều so với mức hỗ trợ từ Quyết định 22.

Thưa ông, việc chăm lo đời sống các mẹ Việt Nam Anh hùng hiện đang được thực hiện thế nào?

- Hiện nay số lượng mẹ Việt Nam Anh hùng trên cả nước còn sống là 4.968 mẹ thuộc có 60 tỉnh, thành phố. Có 3 tỉnh, thành phố không còn mẹ Việt Nam Anh hùng nào còn sống là Điện Biên, Lai Châu và Hà Giang.

Năm nay cũng là lần đầu tiên chúng ta tổ chức gặp mặt các mẹ vào ngày 25/7. Đây là một điều mà chúng ta phải trăn trở từ lâu mà chưa làm được. Việc tổ chức chương trình gặp mặt được lãnh đạo Đảng và Nhà nước rất quan tâm, tạo điều kiện. Dự kiến, Chủ tịch nước, Thủ tướng cũng sẽ có gặp mặt riêng với các mẹ.

Về việc chăm sóc các mẹ Việt Nam Anh hùng, hiện nay các địa phương cũng đã làm rất tốt. Nhiều địa phương đã huy động các tổ chức, cá nhân chăm lo phụng dưỡng cho các mẹ. Tới đây Bộ LĐTBXH sẽ chỉ đạo để các địa phương làm tốt hơn.

Xin ông cho biết rõ hơn về việc giải quyết hồ sơ tồn đọng, thực hiện chính sách người có công đến thời điểm này?

- Từ cuối năm 2016 và đầu năm 2017, Bộ LĐTBXH đã tập trung triển khai giải quyết các hồ sơ tồn đọng. Đây là mục tiêu trọng tâm trong giai đoạn 2017-2020. Về cơ bản chúng ta đã giải quyết xong các hồ sơ tồn đọng theo đúng tinh thần Chỉ thị 14 của Ban Bí thư. Theo báo cáo của 49 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, có 8 địa phương đã giải quyết xong hồ sơ tồn đọng, 14 địa phương không có hồ sơ tồn đọng. Trong thời gian tới, Bộ LĐTBXH sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác hướng dẫn và thẩm định, phấn đấu đến hết năm 2020 giải quyết căn bản hồ sơ đề nghị xác nhận người có công với cách mạng còn tồn đọng. Từ năm 2021 trở đi Bộ LĐTBXH tiếp tục có những điều chỉnh với hồ sơ vướng mắc.

Đối với các hồ sơ liệt sĩ còn thiếu thông tin, giai đoạn tới Bộ LĐTBXH sẽ có giải pháp gì để thực hiện?

- Xác định liệt sĩ còn thiếu thông tin là nỗi trăn trở của Đảng, Nhà nước, nhân dân và người thân. Bộ LĐTBXH cũng quyết tâm phối hợp với Bộ Quốc phòng để thực hiện tìm kiếm thông tin. Tuy nhiên, chiến tranh qua đã lâu, nhiều hài cốt đã không còn dấu hiệu nhận dạng, vì thế việc định dạng rất khó khăn.

Để xác định danh tính hài cốt liệt sĩ, ngành LĐTBXH cũng phối hợp với các hội, các đoàn thể, tổ chức các chương trình “Đi tìm đồng đội" để xác định thông tin. Mặt khác để tìm kiếm thông tin liệt sĩ, bộ, ngành cũng đang đẩy mạnh việc giám định ADN. Chương trình đã lấy mẫu sinh phẩm của hài cốt và lấy mẫu của người thân để sau này đối chứng. Kết quả thực hiện thời gian qua cũng khá khả quan.

Nhiều ý kiến lo ngại về kết quả giám định, cũng như thời gian giám định quá lâu sẽ tác động tới kết quả, khiến cho kết quả không chính xác. Quan điểm của ông như thế nào về vấn đề này?

- Chúng tôi cũng xác định công việc tìm kiếm danh tính hài cốt liệt sĩ là việc cực khó khăn. Việt Nam đã trải qua nhiều cuộc chiến khốc liệt. Trước đó là kháng chiến chống Pháp, tiếp theo là kháng chiến chống Mỹ. Sự khốc liệt cũng như thời gian cuộc chiến đã lùi xa khiến cho việc tìm kiếm, xác minh hài cốt liệt sĩ càng khó khăn. Nhiều liệt sĩ hy sinh ở những vùng đất gian khó, những vùng đất ngập nước, vùng núi, Tây Nguyên... hài cốt không còn nguyên vẹn nên việc tìm kiếm, xác định danh tính gặp nhiều khó khăn, các mẫu hài cốt lấy không đạt yêu cầu. Mặc dù vậy, Bộ LĐTBXH cùng các ban, ngành vẫn luôn nỗ lực, chỉ cần có một tia hy vọng là sẵn sàng vào cuộc với hy vọng sẽ trả lại được danh tính cho các liệt sĩ còn thiếu thông tin.

Xin cảm ơn ông!

Minh Thảo

Tin liên quan

Hải quan Cao Bằng thực hiện nhiều hoạt động tri ân gia đình chính sách

Hải quan Cao Bằng thực hiện nhiều hoạt động tri ân gia đình chính sách

(HQ Online) - Dịp kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh Liệt sỹ (27/7/1947 – 27/7/2024), Cục Hải quan Cao Bằng đã tổ chức nhiều hoạt động tri ân các gia đình chính sách và tưởng niệm các anh hùng, liệt sỹ.
Thăm hỏi, tặng quà hai trung tâm điều dưỡng tại Nghệ An nhân Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Thăm hỏi, tặng quà hai trung tâm điều dưỡng tại Nghệ An nhân Ngày Thương binh - Liệt sĩ

(HQ Online) - Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), ngày 10/7 Công đoàn Bộ Tài chính và Công đoàn Tổng cục Hải quan đã đến thăm, tặng quà Trung tâm điều dưỡng thương binh Nghệ An và Trung tâm Điều dưỡng thương binh tâm thần kinh Nghệ An.
Hải quan Đà Nẵng thăm, phụng dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng

Hải quan Đà Nẵng thăm, phụng dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng

(HQ Online) - Nhân kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2022), Đảng ủy, Công đoàn, Hội CCB. Đoàn thanh niên Cục Hải quan Đà Nẵng thực hiện chương trình thăm, phụng dưỡng các Mẹ Việt Nam anh hùng do ngành Hải quan và Hải quan Đà Nẵng phụng dưỡng.
Xuất khẩu sang EU sẽ có nhiều khởi sắc trong 2021

Xuất khẩu sang EU sẽ có nhiều khởi sắc trong 2021

(HQ Online) - Bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê đánh giá về kinh tế 2020 và nhận định về tăng trưởng kinh tế 2021.
Doanh nghiệp Việt Nam luôn có lợi thế “sân nhà” trong cuộc cạnh tranh từ FTA

Doanh nghiệp Việt Nam luôn có lợi thế “sân nhà” trong cuộc cạnh tranh từ FTA

(HQ Online) - Năm 2020, việc thực thi các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) đã mang lại nhiều kết quả rất tích cực, dù nền kinh tế trong nước đứng trước nhiều thách thức. Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, bà Nguyễn Thị Thu Trang (ảnh), Giám đốc Trung tâm WTO và hội nhập, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, các cơ quan nhà nước vẫn còn nhiều việc để triển khai thực thi hiệu quả FTA, còn các doanh nghiệp cũng phải tự nỗ lực để cải thiện năng lực cạnh tranh một cách chắc chắn để không thua trên “sân nhà”.
Yếu tố nào tác động đến tăng trưởng kinh tế giai đoạn năm 2021-2025?

Yếu tố nào tác động đến tăng trưởng kinh tế giai đoạn năm 2021-2025?

(HQ Online) - Dự thảo báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 trình Đại hội XIII của Đảng đã đưa ra mục tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân 5 năm khoảng 6,5-7%. Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, PGS.TS. Phạm Thế Anh, Trưởng bộ môn Kinh tế vĩ mô, trường Đại học Kinh tế quốc dân, kinh tế trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho rằng, kết quả như trên sẽ đạt được nếu Việt Nam có những đột phá chiến lược, vượt trội hơn nhiều quốc gia khác.
Gói hỗ trợ 4.000 tỷ đồng là tin vui lớn của doanh nghiệp

Gói hỗ trợ 4.000 tỷ đồng là tin vui lớn của doanh nghiệp

(HQ Online) - TPHCM dự kiến triển khai gói tín dụng 4.000 tỷ đồng với lãi suất 0% hỗ trợ cho doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực đang bị tác động bởi dịch Covid-19. Báo Hải quan đã có cuộc trao đổi với ông Chu Tiến Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TPHCM (HUBA) xung quanh gói hỗ trợ này.
Năm 2021, doanh nghiệp dệt may phải thúc đẩy chuỗi sản xuất

Năm 2021, doanh nghiệp dệt may phải thúc đẩy chuỗi sản xuất

(HQ Online) - Nhận định về năm 2021, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho rằng, sức mua thị trường năm 2021 vẫn sẽ dậm chân tại chỗ, không có sự tăng trưởng đột phá nếu tình hình dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp dệt may dễ dàng khai thác lợi ích của các hiệp định đã có và thúc đẩy chuỗi sản xuất trong khu vực.
Mở đường cho "cây trăm tỷ" thạch đen xuất khẩu  sang Trung Quốc

Mở đường cho "cây trăm tỷ" thạch đen xuất khẩu sang Trung Quốc

(HQ Online) - Ngày 8/12, lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) và Tổng cục Hải quan Trung Quốc ký Nghị định thư về XK thạch đen của Việt Nam sang Trung Quốc tại cuộc họp trực tuyến giữa hai bên. Ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) đánh giá, với việc mở cửa được thị trường Trung Quốc, XK "cây trăm tỷ" của Việt Nam sẽ tốt hơn, mang lại thu nhập cao hơn cho người dân.
Người phát ngôn Bộ Công an: Cần phân biệt pháo hoa và pháo hoa nổ để tránh vi phạm

Người phát ngôn Bộ Công an: Cần phân biệt pháo hoa và pháo hoa nổ để tránh vi phạm

(HQ Online) - Liên quan đến Nghị định 137/2020/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 11/1/2021, đang được người dân trong cả nước quan tâm, tìm hiểu. Thiếu tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng Bộ Công an, Người phát ngôn Bộ Công an vừa có buổi trao đổi với báo chí về vấn đề này.
Ngân hàng cung cấp thông tin  cho cơ quan Thuế:  Hiểu đúng, hiểu đủ  để tránh hoang mang

Ngân hàng cung cấp thông tin cho cơ quan Thuế: Hiểu đúng, hiểu đủ để tránh hoang mang

(HQ Online) - Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý Thuế đưa ra yêu cầu các ngân hàng thương mại phải cung cấp thông tin về tài khoản thanh toán của người nộp thuế theo đề nghị của cơ quan Thuế. Điều này dấy lên những lo ngại về việc bảo mật thông tin khách hàng. Tuy nhiên, khi trao đổi với Phóng viên Báo Hải quan, theo chuyên gia tài chính – ngân hàng TS. Nguyễn Trí Hiếu (ảnh), pháp luật đã có quy định rất rõ ràng, những ai vi phạm đều sẽ bị xử lý.
Nên công khai những người sử dụng bằng giả

Nên công khai những người sử dụng bằng giả

(HQ Online) - Xung quanh việc cấp và sử dụng bằng giả xảy ra tại trường Đại học Đông Đô, phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Lê Viết Khuyến, Trưởng ban Hỗ trợ chất lượng giáo dục, Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng.
Ngành Hải quan tập trung cao điểm ngăn hàng lậu dịp tết Tân Sửu 2021

Ngành Hải quan tập trung cao điểm ngăn hàng lậu dịp tết Tân Sửu 2021

(HQ Online) - Trước nguy cơ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, đặc biệt là dịp cao điểm trước, trong và sau tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 tăng cao, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) Nguyễn Hùng Anh đã trả lời phỏng vấn Báo Hải quan về các biện pháp của lực lượng Hải quan sẽ triển khai trong thời gian tới.
Hải quan chủ động sát cánh cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn

Hải quan chủ động sát cánh cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn

(HQ Online) - Trước thềm hội nghị đối thoại của Bộ Tài chính với DN về chính sách và thủ tục hành chính thuế, hải quan năm 2020, diễn ra ngày 24/11 tại Hà Nội và 27/11 tại TP Hồ Chí Minh, Báo Hải quan có cuộc trao đổi với ông Kim Long Biên, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Tổng cục Hải quan các nội dung liên quan hội nghị này.
Mức độ hài lòng của DN, sự tín nhiệm của người dân đối với ngành Hải quan  đã tăng lên nhiều lần

Mức độ hài lòng của DN, sự tín nhiệm của người dân đối với ngành Hải quan đã tăng lên nhiều lần

(HQ Online) - Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhấn mạnh, trong bối cảnh kinh tế đang chịu nhiều ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, mối quan hệ đối tác giữa Hải quan với doanh nghiệp ngày càng được cải thiện, giúp doanh nghiệp thuận lợi trong thương mại, gia tăng uy tín của Việt Nam trong hội nhập quốc tế.
Doanh nghiệp trong nước cũng có hoạt động chuyển giá

Doanh nghiệp trong nước cũng có hoạt động chuyển giá

(HQ Online) - Các quy định về quản lý thuế doanh nghiệp có giao dịch liên kết tại Việt Nam đã đảm bảo đủ cơ sở pháp lý, phù hợp với thông lệ quốc tế, không có sự phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài. Đó là khẳng định của ông Đặng Ngọc Minh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế khi nói về những nội dung của Nghị định 132/2020/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 5/11/2020.
Xem thêm
peugeot-viet-nam
cty-toan-phat
banner-hd-bank-300x250
acecook-tra-quyen-loi-talkshow-2-thang

Tin mới

Lạng Sơn: Hoạt động xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu ổn định sau bão Yagi

Lạng Sơn: Hoạt động xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu ổn định sau bão Yagi

Các lực lượng chức năng tại cửa khẩu trên địa bàn Lạng Sơn đã chủ động các phương án kịp thời nhằm đảm bảo mọi hoạt động XNK, XNC được diễn ra thông suốt.
Hải quan nỗ lực khắc phục hậu quả bão số 3, thông quan thông suốt tại Hải Phòng, Quảng Ninh

Hải quan nỗ lực khắc phục hậu quả bão số 3, thông quan thông suốt tại Hải Phòng, Quảng Ninh

Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ chia sẻ với những khó khăn, vất vả của cán bộ công chức, người lao động của các đơn vị chịu ảnh hưởng của cơn bão số 3.
Xử lý nghiêm hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão số 3

Xử lý nghiêm hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão số 3

Các đơn vị tăng cường giám sát, kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, kiên quyết không để tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý.
Hỗ trợ khẩn cấp 20 tỷ đồng cho 2 tỉnh khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất

Hỗ trợ khẩn cấp 20 tỷ đồng cho 2 tỉnh khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ khẩn cấp khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất tại 2 tỉnh Sơn La, Điện Biên.
Khắc phục hậu quả, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại do bão số 3

Khắc phục hậu quả, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại do bão số 3

Các địa phương đang tích cực triển khai công tác khắc phục hậu quả, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại; khôi phục mạng lưới cấp điện và viễn thông... nhằm sớm ổn định đời sống.
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan

(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan

Trải qua 79 năm xây dựng và trưởng thành, Hải quan Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt trong giai đoạn phát triển kinh tế và hội nhập.
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại

(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại

Hợp tác hải quan đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng, phát triển và duy trì Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) khi Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (gọi tắt là ASEAN) trở thành một thị trường đơn nhất, một cơ sở sản xuất và phân phối chung.
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế

(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế

Với 126 km bờ biển và hơn 4.000 km2 diện tích mặt biển nội hải, TP Hải Phòng có nhiều tiềm năng, thế mạnh và giữ vị trí trọng yếu trong phát triển kinh tế - xã hội của miền Bắc và giao thương quốc tế của cả nước.
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ

(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ

Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ nhiệm có thời hạn Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước

(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước

Ngay sau khi kết thúc hội đàm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã chứng kiến lễ ký 14 văn kiện giữa các ban, bộ, ngành, trung ương và địa phương.
Phiên bản di động