Kỳ vọng lớn vào hoạt động đổi mới sáng tạo
Việt Nam có nhiều cơ hội để hưởng lợi từ nền kinh tế số | |
Ngành Tài chính tiên phong trong cuộc cách mạng số | |
Chuyển đổi số là cuộc cách mạng về thể chế nhiều hơn là về công nghệ |
Ông Nguyễn Hoa Cương, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương. |
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 411/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Chiến lược đã đặt ra mục tiêu cơ bản đến năm 2030, tỷ trọng kinh tế số đạt 30% GDP. Ông đánh giá như thế nào về mục tiêu này?
Đây là mục tiêu rất tham vọng. Điều này cho thấy tất cả các khu vực bao gồm khu vực công hay khu vực DN cũng như các nhà phân tích, chuyên gia… đều đặt kỳ vọng rất lớn vào vai trò của đổi mới sáng tạo trong việc làm sao để có thể tăng doanh thu, tăng tiềm năng của DN, gia tăng sự đóng góp vào GDP trong thời gian tới. Khoa học công nghệ có thể sẽ đem lại những thay đổi khó đoán trước được. Dù là mục tiêu táo bạo, tham vọng nhưng trong khoảng thời gian dài như vậy hoàn toàn có thể đạt được mục tiêu đề ra, thậm chí thực tế đạt được còn cao hơn mục tiêu.
Theo ông, đâu là những lĩnh vực, ngành hàng đã và đang chứng kiến sự nỗ lực đổi mới sáng tạo nhiều nhất, hiệu quả nhất?
2 năm qua, Việt Nam bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Đây là điều không mong muốn nhưng thực chất lại là hoàn cảnh tạo nên sức ép cho rất nhiều DN, buộc DN phải thay đổi. Khi thị trường thay đổi, khách hàng thay đổi, cách thức cung cấp hàng hoá, dịch vụ thay đổi, thậm chí bản thân các đối thủ cạnh tranh cũng thay đổi thì DN phải thay đổi mới có thể tồn tại. Như vậy, đổi mới sáng tạo gần như là nhu cầu bắt buộc đối với các DN. Nếu DN chủ động, nắm bắt và thực hiện đổi mới sáng tạo trước được thì sẽ có năng lực tồn tại, cạnh tranh tốt hơn.
Theo quan sát cá nhân, thời gian qua một trong những nhóm ngành nhìn nhận có nhiều hoạt động đổi mới sáng tạo là nhóm ngành liên quan đến công nghệ bockchain. Bên cạnh đó, kinh tế số đã áp dụng ở rất nhiều DN, ngành nghề truyền thống như: DN bất động sản, DN thương mại điện tử hay DN lĩnh vực vận tải, kho bãi… Phần lớn các DN đều đã cố gắng áp dụng nền tảng công nghệ mới.
Một số ý kiến cho rằng, đa phần DN Việt Nam chưa đánh giá đúng tầm quan trọng và dành nguồn lực phù hợp cho hoạt động đổi mới sáng tạo của DN. Quan điểm của ông ra sao?
Khảo sát và đánh giá của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho thấy, số % doanh thu DN Việt Nam dành cho khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trung bình chỉ dưới 1%. Đây là con số rất thấp so với mức trung bình của các quốc gia như Singapore, Malaysia, Philippines… là khoảng 9% doanh thu. Tại các nước khác như Hàn Quốc, Nhật Bản… con số này còn cao hơn rất nhiều khoảng từ 30-50% doanh thu.
Như vậy, tỷ lệ % doanh thu DN Việt dành cho khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo còn rất thấp, khi đó rất khó có thể trông đợi có sự chuyển biến, chưa nói tới đột phá về đổi mới sáng tạo trong thời gian tới.
Nguồn nhân lực có ý nghĩa rất quan trọng với hiệu quả của hoạt động đổi mới sáng tạo. Xin ông cho biết, cần phải nhìn nhận, tính toán để phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho đổi mới sáng tạo tại Việt Nam ra sao trong thời gian tới?
Nhân lực là câu chuyện có ý nghĩa rất quan trọng. Nhân lực ở đây không phải chỉ đến giai đoạn nào đó mới lưu ý đến việc đi tìm mà phải chuẩn bị, phát triển nguồn nhân lực ở các giai đoạn khác nhau.
Thời gian vừa qua, trong lĩnh vực giáo dục đào tạo đã có Quyết định 1665/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cũng có chương trình lồng ghép trong nội dung đào tạo nghề về việc làm thế nào để nâng cao kỹ năng. Tuy nhiên, tôi cho rằng, có lẽ Việt Nam vẫn chưa thực sự đặt mục tiêu, trọng tâm phát triển nguồn nhân lực hướng đến phục vụ cho đổi mới sáng tạo hay phục vụ cho yêu cầu của Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Đương nhiên cũng có may mắn là ngày càng chứng kiến nhiều hơn các bạn học sinh, sinh viên có sáng kiến khởi nghiệp; có những DN khởi nghiệp đạt được thành tựu đáng kể ngay cả những công ty lớn cũng phải mất rất nhiều năm mới có thể đạt được.
Rõ ràng, phát triển nguồn nhân lực phục vụ nhu cầu đổi mới sáng tạo là vấn đề tất cả các bên như cơ quan quản lý nhà nước; các cơ quan, tổ chức liên quan đến thị trường nguồn nhân lực; các DN phải cùng nỗ lực. Thời gian tới, cần lưu ý hơn nữa trong trong đào tạo nguồn nhân lực ở tất cả các cấp nhằm đóng góp tốt hơn vào từng quá trình tạo ra giá trị của DN.
Xin cảm ơn ông!
Theo “Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, kinh tế số là hoạt động kinh tế sử dụng công nghệ số và dữ liệu số làm yếu tố đầu vào chính, sử dụng môi trường số làm không gian hoạt động chính, sử dụng công nghệ thông tin - viễn thông để tăng năng suất lao động, đổi mới mô hình kinh doanh và tối ưu hóa cấu trúc nền kinh tế. Chiến lược đặt ra mục tiêu: đến năm 2025, tỷ trọng kinh tế số đạt 20% GDP; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%; tỷ trọng thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đạt trên 10%; tỷ lệ DN sử dụng hợp đồng điện tử đạt trên 80%; tỷ lệ DN nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số đạt trên 50%; tỷ lệ nhân lực lao động kinh tế số trong lực lượng lao động đạt trên 2%. Đến năm 2030, tỷ trọng kinh tế số đạt 30% GDP; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 20%; tỷ trọng thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đạt trên 20%; tỷ lệ DN nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số đạt trên 70%; tỷ lệ nhân lực lao động kinh tế số trong lực lượng lao động đạt trên 3%. |
Tin liên quan
Phải nỗ lực hơn trong tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất kinh doanh
19:52 | 07/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2024: Nhiều chỉ số cải thiện đáng kể
20:39 | 05/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xây dựng nền kinh tế vững mạnh, hùng cường trong một thế giới đầy biến động
18:08 | 02/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Sầu riêng đông lạnh - dư địa tăng trưởng mới của ngành sầu riêng
07:40 | 08/09/2024 Kinh tế
Phó Thống đốc NHNN: Tăng trưởng tín dụng năm 2024 có khả năng đạt 15%
20:09 | 07/09/2024 Kinh tế
Vì sao trúng đấu giá đất cao gấp nhiều lần giá khởi điểm?
19:50 | 07/09/2024 Kinh tế
Lựa chọn chính sách kinh tế để “cất cánh” thành công
10:20 | 07/09/2024 Kinh tế
Đẩy mạnh liên kết vùng để đưa hàng hóa ĐBSCL vươn xa
19:44 | 06/09/2024 Kinh tế
Tăng tốc phát triển du lịch bền vững thông qua ESG
19:29 | 06/09/2024 Kinh tế
Bảo đảm nguồn cung hàng hóa tại các địa phương chịu ảnh hưởng của bão số 3
19:23 | 06/09/2024 Kinh tế
Nhiều tín hiệu tốt cho doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu thủy sản
14:51 | 06/09/2024 Xuất nhập khẩu
Việt Nam xuất siêu 19,07 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm
14:12 | 06/09/2024 Kinh tế
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 8/2024 ước đạt 526,6 nghìn tỷ đồng
10:34 | 06/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 473 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tính đến 15/8
09:25 | 06/09/2024 Infographics
Huy động tài chính cho chuỗi giá trị lúa gạo phát thải thấp
07:47 | 06/09/2024 Kinh tế
Dư nợ cho vay nhà ở xã hội tại TPHCM tăng trưởng 78%
19:12 | 05/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Kiểm soát cổ đông lớn tại các ngân hàng
Sầu riêng đông lạnh - dư địa tăng trưởng mới của ngành sầu riêng
Bão Yagi làm 1 người chết, 3 người bị thương, 2.500 cây đổ, 17 trạm bơm mất điện tại Hà Nội
Bão số 3 quần thảo Hà Nội, gây thiệt hại nặng nề
Bão số 3 hoành hành, gây nhiều thiệt hại tại Quảng Ninh và Hải Phòng
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Hải quan
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics