Kỳ vọng tín hiệu tích cực cho nền kinh tế toàn cầu
Quốc hội Trung Quốc khóa XIII tiến hành hội nghị lần thứ 3 |
Việc Trung Quốc triệu tập Kỳ họp Lưỡng hội là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy dịch bệnh Covid-19 đã được kiểm soát hiệu quả và Trung Quốc đang dần trở lại đời sống bình thường. Dư luận tập trung chú ý vào Báo cáo công tác Chính phủ mà Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường trình bày tại buổi khai mạc Hội nghị lần thứ 3 Nhân đại toàn quốc Khóa XIII để xem Chính phủ Trung Quốc vạch ra các mục tiêu tăng trưởng trong thời gian tới như thế nào và đề ra các biện pháp gì để kích thích tài chính.
Kênh truyền hình One (Đức) ngày 20/5 nhận định hiện nay nền kinh tế Trung Quốc đang hồi phục sau dịch. Các doanh nghiệp Trung Quốc và nước ngoài đều hy vọng rằng Kỳ họp Lưỡng hội sẽ đóng vai trò hơn nữa trong việc thúc đẩy nền kinh tế Trung Quốc. Chủ tịch Phòng Thương mại EU tại Trung Quốc Jörg Wuttke cũng kỳ vọng vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế đầu tiên của Trung Quốc sau đại dịch. Ông nói: “Cả thế giới đang chờ đợi Chính phủ Trung Quốc đưa ra tín hiệu tại Kỳ Lưỡng hội. Điều này là do sản lượng kinh tế của Trung Quốc chiếm từ 15%-18% GDP toàn cầu. Trung Quốc có thể phục hồi nền kinh tế vào lúc nào là điều tối quan trọng đối với khu vực khác trên thế giới, đặc biệt là đối với Đức”.
Đại dịch Covid-19 đã đặt ra thách thức trước mắt đối với tăng trưởng kinh tế Trung Quốc vào thời điểm này và các chính sách kích thích kinh tế mới có thể giảm thiểu những tác hại trong ngắn hạn. Tuy nhiên, giới hoạch định chính sách Trung Quốc lại vẫn tỏ ra thận trọng về một chính sách kích thích mang tính tổng thể vì có thể kéo theo nhiều rủi ro dài hạn hơn đối với nền kinh tế. Do đó, họ đang chú tâm đến những cải cách dài hạn nhằm cải thiện cấu trúc kinh tế và thúc đẩy năng suất.
Trước khi diễn ra kỳ họp Lưỡng hội, giới chức Trung Quốc đã công bố hàng loạt tài liệu cam kết hướng tới cải cách. Ví dụ, hôm 18/5, Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và Hội đồng Nhà nước đã công bố một tài liệu mang tính toàn diện hơn về cải cách nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc. Những bước đi mang tính đột phá trong cải cách về doanh nghiệp nhà nước cũng được nhấn mạnh, trong đó đặt ưu tiên cải cách hình thức sở hữu hỗn hợp. Các nhiệm vụ cải cách ở lĩnh vực này bao gồm đưa vào hình thức đầu tư tư nhân, đưa hệ thống quản trị doanh nghiệp theo định hướng thị trường vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạo sân chơi bình đẳng và công bằng giữa các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân khi môi trường thị trường cạnh tranh và công bằng đóng vai trò thiết yếu cho phát triển công nghệ và đổi mới.
Tại Kỳ họp Lưỡng hội năm nay, việc Trung Quốc đặt mục tiêu phát triển kinh tế như thế nào là tiêu điểm quan tâm của giới truyền thông. Nhưng cần nhận thức rõ một điểm là, trên thực tế, mô hình phát triển kinh tế của Trung Quốc trong những năm gần đây đã chuyển từ “bắt kịp số lượng” sang theo đuổi tăng trưởng chất lượng cao và hiệu quả cao. Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, dư luận quan tâm đến việc Trung Quốc sẽ đưa ra chính sách nào để phục hồi sản xuất và kinh tế. Hiện nay, cả châu Âu và Mỹ đều gặp phải khó khăn kinh tế rất nghiêm trọng. Dư luận bên ngoài mong đợi Trung Quốc sẽ công bố các biện pháp kinh tế cụ thể tại Kỳ họp Lưỡng hội toàn quốc lần này.
Tin liên quan
Xuất khẩu cá sấu và khỉ sang Trung Quốc: Cơ hội để ổn định đầu ra cho sản phẩm
09:01 | 05/10/2024 Kinh tế
Khai phá tiềm năng thị trường Hồng Kông
19:06 | 03/10/2024 Kinh tế
Kiên quyết phản đối hành xử thô bạo của lực lượng Trung Quốc với tàu cá Việt Nam
14:01 | 03/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cục diện "khó lường" ở Trung Đông
08:57 | 05/10/2024 Nhìn ra thế giới
WCO và ESA hợp tác ứng phó khủng hoảng và an ninh thông qua công nghệ không gian
15:50 | 04/10/2024 Hải quan thế giới
IMF quan ngại về chính sách thuế quan của Mỹ
14:01 | 03/10/2024 Nhìn ra thế giới
Nước Nga chuẩn bị cho một cuộc đối đầu lâu dài với Mỹ
08:43 | 02/10/2024 Nhìn ra thế giới
Châu Âu giảm dần sự phụ thuộc vào khí đốt Nga
08:41 | 02/10/2024 Nhìn ra thế giới
Khả năng Ngân hàng Trung ương châu Âu cắt giảm lãi suất trong tháng 10
07:59 | 01/10/2024 Nhìn ra thế giới
Phá vụ buôn lậu bạch kim trị giá gần 32 tỷ đồng
08:23 | 30/09/2024 Hải quan thế giới
Hàn-Trung nhất trí hợp tác, thúc đẩy quan hệ song phương
08:01 | 30/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nga chuyển hướng xuất khẩu dầu mỏ, sản phẩm dầu mỏ và than đá
08:16 | 27/09/2024 Nhìn ra thế giới
EU và Trung Quốc thảo luận về những thách thức và các mối đe dọa
14:04 | 26/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hải quan Hoa Kỳ siết kiểm soát thông tin mô tả hàng hóa
13:41 | 26/09/2024 Hải quan thế giới
Uzbekistan ký thỏa thuận hợp tác hải quan với Hoa Kỳ
16:16 | 24/09/2024 Hải quan thế giới
Hoạt động kinh doanh của Eurozone trong tháng Chín bất ngờ giảm mạnh
09:14 | 24/09/2024 Nhìn ra thế giới
bawns cas h5
Tin mới
Đề xuất cơ chế đặc thù, đặc biệt cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam
Thép CORE từ Việt Nam bị điều tra kép chống bán phá giá, chống trợ cấp
Hải quan Tà Lùng, Cao Bằng thu ngân sách tăng mạnh
Nợ thuế gần 4,8 tỷ đồng, Công ty CP XNK và dịch vụ tổng hợp Nghệ An bị cưỡng chế
Xuất khẩu cá sấu và khỉ sang Trung Quốc: Cơ hội để ổn định đầu ra cho sản phẩm
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics