Kỳ vọng vào vắc xin Covid-19 “made in Vietnam"
Sau khi nghiên cứu thành công sẽ còn nhiều bước cần thực hiện để một vắc xin có thể đưa vào sử dụng. Ảnh: DNCC |
Tín hiệu khả quan
Covid-19 là đại dịch lớn nhất với nhân loại trong gần 100 năm qua, do vậy mọi hy vọng tập trung vào vắc xin ngừa Covid-19- bước đột phá giúp các quốc gia chấm dứt đại dịch. Trên thế giới hiện có khoảng 100 đơn vị nghiên cứu vắc xin phòng ngừa Covid-19. Mỗi nhóm nghiên cứu vắc xin lại sử dụng những công nghệ khác nhau. Trong đó, có tổng cộng 8 loại vắc xin đã và đang thử nghiệm lâm sàng trên người.
Tại Việt Nam, hiện đã có nhiều đơn vị tham gia nghiên cứu vắc xin Covid-19, gồm: Công ty Vắc xin và sinh phẩm số 1 (Vabiotech), Trung tâm Nghiên cứu, sản xuất Vắc xin và sinh phẩm y tế (Polyvac), Viện vắc xin và sinh phẩm y tế Nha Trang (IVAC), Công ty TNHH Công nghệ sinh học Dược Nanogen và các chuyên gia, một số viện nghiên cứu, trường đại học… Tuy nhiên, hiện chỉ có Công ty Vắc xin và sinh phẩm số 1 là đơn vị đầu tiên thử nghiệm trên chuột và đã cho thành công bước đầu.
Nói về tín hiệu khả quan trong quá trình nghiên cứu vắc xin Covid-19, ông Đỗ Tuấn Đạt, Giám đốc Vabiotech cho biết, từ tháng 1/2020, ngay từ khi Việt Nam ghi nhận những ca mắc Covid-19 đầu tiên, các nhà khoa học của Vabiotech đã hợp tác cùng Đại học Bristol (Anh) để nghiên cứu vắc xin phòng virus SARS-CoV-2 dựa trên công nghệ vector virus. Nghiên cứu đã thành công trong việc tạo chủng mang vùng kháng nguyên đặc hiệu của virus này.
Với kinh nghiệm của Việt Nam trong việc nghiên cứu lựa chọn chủng vắcxin, hệ thống nuôi cấy phát triển, sản xuất vắcxin trong nước đã được quốc tế ghi nhận vì đã đạt nhiều thành công, chúng ta hoàn toàn có thể hy vọng trong tương lai gần sẽ có vắc xin phòng chống Covid-19 "Made in Vietnam". |
Cũng theo ông Đạt, vắc xin phòng Covid-19 là một vắc xin mới, rất khó điều chế. Đặc biệt, vấn đề đáp ứng miễn dịch của Covid-19 còn nhiều điểm chưa sáng tỏ. Do vậy, trước tiên các chuyên gia phải lựa chọn công nghệ sản xuất vắc xin sao cho phù hợp và đạt hiệu quả nhưng vẫn đảm bảo rút ngắn thời gian nhất.
Sau nhiều tham khảo, các chuyên gia của Vabiotech đã lựa chọn kỹ thuật vector virus. Đây là hệ thống được cài đặt một hoặc nhiều vùng gene mã hóa vùng kháng nguyên mong muốn. Khi tiêm chủng, kháng nguyên protein sẽ được biểu hiện tương tác với vật chủ để tạo ra đáp ứng miễn dịch phòng tác nhân gây bệnh.
Bước đầu tiên trong phương pháp này là phải kiểm tra được đoạn gene mình đã cài đặt có tính kháng nguyên hay không. Do đó các nhà khoa học của Vabiotech đã sử dụng động vật mà cụ thể là chuột làm mô hình vật chủ đánh giá đầu tiên.
"Chúng tôi mới bắt đầu tiêm cho chuột, đến nay đàn chuột khỏe mạnh, tiếp tục theo dõi các đáp ứng miễn dịch trong giai đoạn 1, có thể nói là thành công bước đầu của nghiên cứu", TS Đỗ Tuấn Đạt khẳng định.
Nói về tiến độ sau thử nghiệm trên chuột, Giám đốc Vabiotech thông tin, dự kiến, chuột sau khi được tiêm vắc xin sẽ được đánh giá theo từng đợt. Giai đoạn đầu tiên có thể sau 14- 15 ngày sẽ lấy máu lần đầu, sau đó khoảng 28 ngày lấy máu lần hai. Chuột được theo dõi từng ngày, từng thời điểm để xem đáp ứng miễn dịch đến đâu. Nếu thành công, bước tiếp theo sẽ là chuẩn bị hồ sơ để đánh giá trên người ở nhóm nhỏ và nhóm lớn.
“Để một vắc xin có thể thương mại hóa, sau khi nghiên cứu thành công sẽ còn nhiều bước cần thực hiện. Thí nghiệm trên động vật, trên người và đánh giá an toàn là các quá trình bắt buộc phải làm. Việc điều chế vắc xin phòng Covid-19 vì thế sẽ không thể làm xong chỉ trong một sớm một chiều”, ông Đạt nêu.
Về những khó khăn gặp phải trong quá trình nghiên cứu, ông Đạt chia sẻ, Việt Nam được coi là quốc gia có nền công nghiệp sản xuất vắc xin, đã sản xuất được vắc xin từ những năm 1960, tuy nhiên đây là lần đầu tiên các nhà phát triển vắc xin Việt Nam nghiên cứu sản xuất vắc xin theo cách thức rất mới và tiếp cận với thế giới, vì thế càng phải cẩn trọng.
“Đồng thời, trong quá trình hợp tác với Đại học Bristol, do nước Anh cũng chịu ảnh hưởng nặng nề của Covid-19, nên sau khi tạo được kháng nguyên virus SARS-CoV-2, việc tiếp cận, đánh giá về vắc xin giữa hai bên hạn chế, chủ yếu là các trao đổi trực tuyến cũng ảnh hưởng đến công tác nghiên cứu”, ông Đạt nêu.
Tương lai gần
Trong trường hợp vắc xin Covid-19 được sản xuất thành công, Việt Nam sẽ có thể chủ động trong công tác phòng chống dịch. Khi có trong tay công nghệ vắc xin, Việt Nam cũng sẽ có khả năng ứng phó với cả các biến thể khác của virus Corona chủng mới. Đặc biệt, do rất ít nước sản xuất được vắc xin phòng Covid-19, Việt Nam cũng sẽ có cơ hội rất lớn để thương mại hóa sản phẩm này.
PGS.TS Lê Quỳnh Mai, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, trưởng nhóm nghiên cứu phân lập thành công virus corona mới cho biết, việc nuôi cấy một virus có độ ổn định chưa rõ như SARS-CoV-2 là rất khó. Việt Nam rất may mắn có được kinh nghiệm cũng như được chia sẻ kinh nghiệm từ các nước nên đã thành công phân lập được virus.
"Với kinh nghiệm của Việt Nam trong việc nghiên cứu lựa chọn chủng vắcxin, hệ thống nuôi cấy phát triển, sản xuất vắcxin trong nước đã được quốc tế ghi nhận vì đã đạt nhiều thành công, chúng ta hoàn toàn có thể hy vọng trong tương lai gần sẽ có vắc xin phòng chống Covid-19 "Made in Vietnam", bà Mai kỳ vọng.
Sở dĩ chúng ta có nhiều kỳ vọng là nhờ vào những thành tựu đáng kể đạt được trong thời gian qua liên quan tới lĩnh vực sản xuất vắc xin. Cụ thể, năm 2015 là năm đáng ghi nhớ của ngành sản xuất vắc xin của Việt Nam, khi được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cấp Chứng nhận Hệ thống quản lý quốc gia về vắc xin (NRA).
Việt Nam được coi là quốc gia có nền công nghiệp sản xuất vắc xin, đã sản xuất được vắc xin từ những năm 1960, tuy nhiên đây là lần đầu tiên các nhà phát triển vắc xin Việt Nam nghiên cứu sản xuất vắc xin theo cách thức rất mới và tiếp cận với thế giới, vì thế càng phải cẩn trọng. |
Thời điểm đó, Việt Nam được đánh giá là một trong 45 quốc gia có ngành công nghiệp vắc xin và là một trong 39 quốc gia đạt NRA. Việc đạt được NRA đã mở ra cánh cửa xuất khẩu vắc xin của Việt Nam ra thế giới, góp phần cung cấp vắc xin phòng, chống dịch bệnh cho khu vực và toàn cầu.
Gần một năm sau, năm 2016, Việt Nam đã đánh dấu mốc quan trọng trên bản đồ các quốc gia sản xuất vắc xin - khi tự sản xuất được vắc xin phối hợp phòng sởi- rubella (MR) chất lượng cao ứng dụng công nghệ Nhật Bản. Việc đưa vắc xin MR 2 trong 1 phòng sởi - rubella của Việt Nam sản xuất vào tiêm chủng mở rộng giúp giảm chi phí khi phải nhập ngoại thuốc MR.
Tiếp đó, năm 2018 đánh dấu thành tựu lớn tiếp theo của ngành Y tế Việt Nam - sản xuất thành công vắc xin cúm mùa 3 trong 1 gồm cúm A/H1N1/09, A/H3N2, cúm B và vắc xin cúm tiền đại dịch A/H5N1. Đây là loại vắc xin cúm đầu tiên do Việt Nam sản xuất góp phần chủ động phòng chống dịch bệnh, giảm chi phí.
Thống kê của ngành Y tế cho thấy, hiện Việt Nam hiện có 4 nhà máy sản xuất vắc xin với trang thiết bị và công nghệ hiện đại. Các nhà máy này của Việt Nam đều đạt tiêu chuẩn quốc tế, đủ sức sản xuất ra các loại vắc xin hiện đại với giá thành chỉ bằng 1/3 so với các loại vắc xin ngoại cùng chủng loại. Theo mục tiêu của Chính phủ, đến năm 2030, Việt Nam sẽ sản xuất được 14 loại vắc xin để sử dụng trong Chương trình tiêm chủng mở rộng và phục vụ xuất khẩu.
Tin liên quan
Covid-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm B: Bộ Y tế hướng dẫn thanh toán chi phí điều trị
10:00 | 02/11/2023 Sự kiện - Vấn đề
Học viện Tài chính giành giải Nhất cuộc thi ESG Challenge 2023
10:16 | 04/12/2023 Chứng khoán
Thủ tướng chủ trì Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống COVID-19
18:04 | 29/10/2023 Sự kiện - Vấn đề
Phát biểu bế mạc Hội nghị TW 10 khóa XIII của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm
19:28 | 20/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bế mạc Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
18:55 | 20/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Luật hóa chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thiệt hại vì thiên tai
13:45 | 20/09/2024 Người quan sát
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ có thông điệp quan trọng tại Liên hợp quốc
08:01 | 20/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngày làm việc thứ hai của Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành TW Đảng khóa XIII
21:07 | 19/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng, dầu điều chỉnh tăng giảm tùy loại trong kỳ điều hành ngày 19/9
15:11 | 19/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 10
10:33 | 18/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vẫn còn nhiều trường học chưa thể dạy học sau bão lũ
10:13 | 18/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chính phủ: 6 nhóm giải pháp khôi phục sản xuất kinh doanh sau bão số 3
09:35 | 18/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Chính phủ chỉ thị xây dựng đề án chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương
09:03 | 17/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tăng cường kết nối và hỗ trợ giữa hai nền kinh tế Việt Nam và Lào
08:20 | 17/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
'Phông bạt'
07:41 | 17/09/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh: Đặt chỉ tiêu 99,5% hồ sơ giải quyết đúng hạn
21:45 | 15/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Hải quan, Biên phòng Đồng Tháp phối hợp phát hiện trên 160 vụ vi phạm
100.000 tỷ đồng dư nợ tín dụng bị ảnh hưởng bởi bão số 3
Phát biểu bế mạc Hội nghị TW 10 khóa XIII của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm
Bế mạc Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
VCCI đề nghị chi Quỹ phòng chống thiên tai hỗ trợ doanh nghiệp
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform