Lãi suất huy động tăng, thị trường vốn tăng áp lực
Lãi suất tăng, dòng tiền quay lại hệ thống ngân hàng | |
Ngân hàng tăng lãi suất huy động, có nơi lên tới trên 12%/năm |
Nhiều ngân hàng đã điều chỉnh tăng lãi suất huy động, nhưng mức tăng sẽ không quá lớn để hỗ trợ nền kinh tế hồi phục. Ảnh: ST |
"Sức nóng" lan tỏa
ABBank hiện là ngân hàng có mức điều chỉnh lãi suất tiết kiệm mạnh nhất. Với các giao dịch tại quầy trong kỳ hạn ngắn dưới 12 tháng, ngân hàng này tăng lãi suất ở mức 0,25-0,5%/năm. Đáng chú ý, trên các kênh giao dịch online, mức lãi suất huy động được ngân hàng này điều chỉnh tăng tới 0,7%. Động thái tăng mạnh lãi suất huy động này của ABBank do lượng huy động vốn trên thị trường dân cư đã sụt giảm từ năm 2021.
BVSC đánh giá, với những áp lực từ lạm phát cũng như nhu cầu tín dụng tăng cao trong quá trình phục hồi nền kinh tế, lãi suất có thể sẽ tiếp tục tăng nhẹ trong thời gian tới. Nhưng mức tăng của lãi suất sẽ chưa quá lớn trong năm nay để có thể hỗ trợ cho nền kinh tế hồi phục. |
Tại ĐHĐCĐ mới đây, ông Đào Mạnh Kháng, Chủ tịch HĐQT ABBank thừa nhận, năm 2021, nhiều ngân hàng bắt đầu tăng lãi suất huy động khiến hoạt động huy động vốn trên thị trường 1 (thị trường giao dịch từ dân cư và tổ chức kinh tế) bị cạnh tranh khốc liệt. Do lãi suất cho vay không thể tăng tương ứng nên ABBank không thể nâng lãi suất huy động, dẫn tới huy động vốn giảm.
Tại SHB, lãi suất huy động cũng đã tăng thêm khoảng 0,2-0,4 điểm % tùy vào kỳ hạn. Lãi suất huy động cho hình thức gửi online cũng được SHB tăng mạnh, với mức lãi suất cao nhất là 6,7%/năm khi gửi kỳ hạn từ 36 tháng, tăng 0,35%/năm so với trước. Ngân hàng này cũng đang có chứng chỉ tiền gửi lãi suất lên tới 7,4%/năm (kỳ hạn 8 năm) và 7,2%/năm (kỳ hạn 6 năm). Techcombank cũng có mức tăng tương tự cho kênh gửi tiết kiệm online. Điều này đã giúp ngân hàng này thăng hạng về mức lãi suất sau một thời gian dài “bền bỉ” ở top cuối.
Trước đó, từ nửa cuối tháng 4, nhiều ngân hàng cũng đã điều chỉnh tăng lãi suất huy động. VietCapitalBank nâng mức lãi suất huy động cao nhất lên 7%/năm khi gửi kỳ hạn 24 tháng theo hình thức trực tuyến. Kienlongbank đang áp dụng mức lãi suất cao nhất cho kỳ hạn 18 tháng, 24 tháng và 36 tháng là 6,75%/năm; OCB áp dụng mức lãi suất cao nhất là 6,35%/năm cho kỳ hạn 36 tháng… VPBank cũng đã tăng mạnh lãi suất huy động thêm 0,3-0,6 điểm % so với trước từ giữa tháng 4. Còn với hệ thống các ngân hàng nhà nước, lãi suất tiền gửi cao nhất là khoảng 5,5-5,6%/năm.
Theo báo cáo thị trường tiền tệ của Công ty Chứng khoán SSI, lãi suất huy động đối với khách hàng cá nhân đã tăng 30-70 điểm cơ bản so với đầu năm tại các ngân hàng thương mại tư nhân. Còn theo báo cáo vĩ mô của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), tính tới cuối tháng 4, lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng tiếp tục tăng thêm 0,08 điểm %, lên mức 5,66%/năm. Diễn biến này đã khiến cho lãi suất huy động tăng 0,02 điểm % so với cùng kỳ, sau hơn 2 năm liên tục giảm.
Tìm cách giảm áp lực chi phí vốn
Mặt bằng lãi suất huy động nhích tăng giúp dòng tiền cá nhân gửi vào ngân hàng có xu hướng tăng. Theo số liệu thống kê mới nhất của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tính đến cuối tháng 2, tiền gửi của khách hàng đạt hơn 1,1 triệu tỷ đồng, tăng 1,38% so với đầu năm. Trong đó, tiếp tục duy trì đà tăng kể từ tháng 11 năm ngoái, tiền gửi dân cư trong tháng 2 đạt 5,46 triệu tỷ đồng, tăng hơn 56.400 tỷ đồng so với cuối tháng 1 và tăng hơn 159.600 tỷ đồng so với cuối năm 2021.
Hiện nay, nhiều ngân hàng đã công bố kết quả kinh doanh trong quý 1/2022, trong đó hầu hết đều ghi nhận doanh số huy động tăng mạnh. Tại BIDV, trong quý 1, huy động vốn đạt 1,53 triệu tỷ đồng, tăng trưởng 1,3%; tại MB, số dư huy động từ khách hàng hơn 96.203 tỷ đồng, tăng gần 5% so với cùng kỳ năm trước; tăng trưởng huy động của VPBank đạt 11,5%, của ABBank cũng đã đạt 150% kế hoạch đề ra…
Theo các chuyên gia, lãi suất huy động trong năm 2022 khó có thể duy trì ở mức thấp như năm trước do nhu cầu huy động vốn cao hơn khi tín dụng tăng tốc. Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2022, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết, tăng trưởng tín dụng tính đến 25/4 đạt 6,75% so với cuối năm 2021, cho thấy nhu cầu tín dụng rất lớn của nền kinh tế trong bối cảnh phục hồi mạnh mẽ. Trước đó, vào đầu tháng 4, cơ quan này cho biết tín dụng tăng 5,04%. Như vậy, chỉ trong chưa đầy 1 tháng, tín dụng đổ vào nền kinh tế đã tăng thêm gần 180.000 tỷ đồng, tương ứng hơn 7.100 tỷ đồng/ngày.
Tuy nhiên, việc tăng lãi suất huy động cũng khiến các ngân hàng phải đối mặt với áp lực về chi phí vốn. GS.TS. Phạm Hồng Chương, Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế quốc dân cho rằng, dư địa chính sách tiền tệ đang bị thu hẹp. Vì thế, chính sách lãi suất thời gian tới phải tập trung vào hỗ trợ giảm lãi suất cho vay, triển khai sớm gói cấp bù lãi suất, không thể tiếp tục giảm suất huy động. Do vậy, để duy trì tốc độ tăng trưởng lợi nhuận, các ngân hàng buộc phải tìm cách tiết giảm chi phí, tăng nguồn thu từ dịch vụ và tập trung cho chuyển đổi số…
Cũng về vấn đề này, đại diện VPBank cho biết, tăng lãi suất huy động đã khiến chi phí vốn quý 1/2022 tăng so với cùng kỳ năm ngoái, nên ngân hàng đã phải tiếp cận nhiều nguồn vốn trung dài hạn, nhất là nguồn vốn quốc tế. Trước đó, vào cuối năm 2021, JICA và SMBC đã cùng VPBank ký thỏa thuận cung cấp khoản vay hợp vốn trị giá 100 triệu USD cho VPBank thông qua Quỹ Đầu tư và Tài chính Khu vực Tư nhân (PSIF) của Nhật Bản. Vào cuối tháng 3/2022, VIB đã huy động thành công khoản vay tín chấp có thời hạn 3 năm, bao gồm khoản vay trực tiếp trị giá 100 triệu USD từ ADB và khoản vay hợp vốn trị giá 160 triệu USD do ADB và ngân hàng United Overseas Bank (UOB) đồng thu xếp từ 9 định chế tài chính hàng đầu châu Á...
Mặt khác, các ngân hàng cũng phải đa dạng hóa nguồn vốn, giảm chi phí vốn bằng cách tăng tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn (CASA). Đây cũng là vấn đề được nhiều cổ đông “trăn trở” trong kỳ ĐHĐCĐ vừa qua. Do vậy, lãnh đạo hàng loạt ngân hàng như MB, Techcombank, MSB... đã chia sẻ, một trong những mục tiêu quan trọng đề ra là tiếp tục gia tăng tỷ trọng CASA để giảm áp lực giá vốn. Với động thái này, lãnh đạo các ngân hàng đều dự đoán, lợi nhuận năm 2022 sẽ không bị ảnh hưởng nhiều bởi lãi suất huy động tăng. Hơn nữa, gói cấp bù lãi suất 2% sắp được triển khai cho 2 năm 2022-2023 sẽ giúp mặt bằng lãi suất năm 2022 không bị đẩy lên cao, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi.
Tin liên quan
Máy vi tính, sản phẩm điện tử đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu sang Indonesia
19:45 | 26/09/2024 Kinh tế
Công nghệ giúp gia tăng nền tảng ngân hàng, số vụ lừa đảo giảm 50%
20:16 | 26/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
QUATEST 3: Kiểm nghiệm tretinoin trong mỹ phẩm
16:01 | 26/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Samsung bồi dưỡng nhân tài Việt qua kỳ thi kỹ năng nghề thế giới
11:45 | 26/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tập đoàn IPPG kết hợp tổ chức cuộc thi ROBOG thành công rực rỡ
08:40 | 26/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ngành bán lẻ năm 2024: Nhiều tín hiệu khả quan
16:39 | 25/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp thêm cơ hội gia tăng đơn hàng tại 4 triển lãm quốc tế lớn
16:01 | 25/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Honda Việt Nam tặng 1,7 triệu mũ bảo hiểm cho học sinh lớp Một năm học 2024 – 2025
14:43 | 25/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
HDBank khẳng định vị thế trong quan hệ nhà đầu tư quốc tế
11:31 | 25/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tân Cảng Sài Gòn tham gia Hội chợ Trung Quốc - ASEAN lần thứ 21
08:22 | 25/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Việt Nam vẫn cơ bản sản xuất gia công, chưa chạm nhiều đến tự động hóa
16:41 | 24/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp châu Âu cam kết hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi kinh tế xanh
15:57 | 24/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Việt Nam có cơ hội lớn gia nhập ngành công nghiệp hỗ trợ lĩnh vực hàng không, vũ trụ
14:50 | 24/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp bị thiệt hại mong tín dụng ưu đãi sớm được giải ngân
14:05 | 24/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
bawns cas h5
Tin mới
(PHOTO) Tổng cục Hải quan chia sẻ khó khăn với đồng bào xã biên giới Lào Cai
Thủ tướng kỳ vọng Bình Dương bứt phá, sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
Công nghệ giúp gia tăng nền tảng ngân hàng, số vụ lừa đảo giảm 50%
Máy vi tính, sản phẩm điện tử đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu sang Indonesia
Điều tra chống bán phá giá một số sản phẩm ván sợi gỗ nhập từ Thái Lan, Trung Quốc
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform