Lấp “lỗ hổng” thương mại nhìn từ nghi án lừa đảo lớn nhất lịch sử ngành điều
Bộ NN&PTNT lên tiếng về nghi án lừa đảo lớn nhất lịch sử ngành điều | |
Thách thức lớn của ngành điều tại vị trí số 1 thế giới | |
Cạnh tranh gay gắt, thị phần hạt điều Việt Nam tại Hoa Kỳ vẫn chiếm 89,26% |
DN XK điều nói riêng, XK nông sản nói chung cần cẩn trọng hơn khi thực hiện các giao dịch. Ảnh: ST |
Chưa thể khởi kiện
Trong vụ việc các container của DN điều Việt Nam nghi bị lừa đảo tại Italia, theo báo cáo mới nhất của các DN, hiện còn 36/74 container hàng với giá trị 162 tỷ đồng đang thất lạc chứng từ. Trong đó, có 8 container hàng đã cập cảng Genova của Italia; container hàng còn lại sẽ đến cảng của Italia vào cuối tháng 3/2022 và đầu tháng 4/2022.
Ông Bạch Khánh Nhựt, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) cho biết, nhờ sự can thiệp từ các cơ quan ngoại giao, Thương vụ, Tham tán thương mại Việt Nam tại các nước trong những ngày qua, với 8 container đã cập cảng tại Italia tạm thời có thể ngăn chặn việc các đối tượng lừa đảo đang có bộ chứng gốc của các lô hàng đến nhận hàng mà không thanh toán cho doanh nghiệp Việt Nam trong một khoảng thời gian nhất định, khoảng 2 tuần.
Tại buổi làm việc giữa Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) và Vinacas vừa diễn ra, ông Phan Văn Chinh, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu khẳng định, đến nay đã tạm thời kiểm soát được 8 container hàng tại Italia. Bước tiếp theo, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã gửi 4 công thư cho Bộ trưởng Bộ ngoại giao và Kinh tế của Italia, Bộ Kinh tế Tài chính, Đại sứ quán Việt Nam tại Italia và Đại sứ quán Italia tại Việt Nam đề nghị hỗ trợ xem xét việc này phù hợp theo quy định của pháp luật.
“Về mặt pháp lý, Việt Nam đã có thư của Bộ trưởng Bộ Công Thương. Trên thực địa, các Tham tán tại Italia, Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ đã vào cuộc rất nhanh theo đề nghị của Vinacas, DN. Tuy vậy, chúng ta hiện mới nghe và suy luận theo 1 chiều đây là hành vi lừa đảo. Yếu tố cấu thành hành vi lừa đảo chưa xuất hiện do DN bên phía Italia chưa lấy hàng, chứng từ họ cũng chưa nhận được nên không thể kiện được”, ông Chinh nói.
Đối với những lô hàng đã giữ lại, theo thông lệ ở Italia cũng như các nước, sẽ giữ lại trong thời gian nhất định nếu không có người nhận hàng sẽ bị đưa vào diện hàng vô chủ và bán thanh lý trả tiền lưu kho, lưu bãi. Do vậy, giai đoạn tiếp theo DN phải làm đủ thủ tục giấy tờ để hoàn thiện hồ sơ kiện. “Chúng ta phải chứng minh được có dấu hiệu lừa đảo để Bộ Công an điều tra, thông qua Interpol xem khả năng bị lừa đảo ra sao”, lãnh đạo Cục Xuất nhập khẩu nhấn mạnh.
“Lỗ hổng” trong thương mại quốc tế
Trong nghi án lừa đảo này, một số ý kiến cho rằng, phương thức thanh toán nhờ thu, hay còn gọi là “Trả tiền nhận chứng từ (D/P)” là một nguyên nhân dẫn đến thiệt hại.
Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) phân tích, về một số phương thức thanh toán quốc tế và khả năng áp dụng trong thực tế, điển hình có thể kể tới như “Điện chuyển tiền (T/T)”. Theo đó, ngân hàng người mua chuyển tiền cho ngân hàng người bán khi được người mua yêu cầu. Trong khi đó, phương thức D/P là người bán và người mua sử dụng ngân hàng như một đơn vị trung gian, đảm bảo. Sau khi giao hàng, người bán gửi bộ chứng từ đến ngân hàng người mua. Ngân hàng chỉ giao chứng từ cho người mua sau khi người mua đã thanh toán tiền hàng. Ngoài ra còn có phương thức “Thư tín dụng (L/C)”, theo đó ngân hàng người mua phát hành L/C, với các nội dung chi tiết tương ứng với các điều khoản trong hợp đồng như một văn bản cam kết trả tiền cho bên bán. Khi ngân hàng nhận được bộ chứng từ do người bán gửi đến và kiểm tra bộ chứng từ đó phù hợp với quy định trong L/C thì ngân hàng sẽ trả tiền cho người bán.
Trong thương mại quốc tế, L/C vẫn là phương thức thanh toán được đánh giá ít rủi ro nhất, song đây lại không phải là phương thức thanh toán phổ biến nhất trong thương mại nông sản.
Một doanh nhân là người trong cuộc đang có container hạt điều bị mắc ở Italia giãi bày: “Hàng nông sản giá trị thấp, mỗi lô hàng có trị giá vài trăm nghìn USD. Người mua thì không mua nhiều một lúc, họ mua gối đầu, từng lô nhỏ. Nếu lô hàng nào cũng mở L/C, mỗi tháng có khi đến vài chục L/C. Mở L/C phải ký quỹ ngân hàng, không 100% thì cũng phải một tỷ lệ nào đó. Như vậy, người mua sẽ bị đọng vốn ở ngân hàng trong suốt thời gian chờ nhận hàng, lên đến cả tháng. Không người mua nào muốn như thế cả. Nếu người bán cứ đòi L/C thì họ sẽ đi tìm người bán khác”.
Do đó, theo doanh nhân này, L/C chỉ chiếm khoảng 5% tỷ lệ thanh toán trên thực tế đối với hàng nông sản. Các DN nông sản chủ yếu thường sử dụng phương thức T/T, D/P và CAD (là phương thức “Giao chứng từ trả tiền”, nghĩa là trong thanh toán, nhà NK yêu cầu ngân hàng mở tài khoản tín thác để thanh toán tiền cho nhà XK khi nhà XK xuất trình đầy đủ những chứng từ theo yêu cầu-PV). Biết là có rủi ro hơn nên khi lựa chọn các phương thức này, DN cũng phải có thêm một số biện pháp để tăng thêm độ tin cậy của giao dịch. Ví dụ điển hình như, DN phải kiểm tra người mua kỹ hơn, qua nhiều kênh thông tin khác nhau; giành quyền thuê tàu, vì khi thuê tàu DN sẽ chủ động hơn trong việc nắm lịch trình, có vấn đề gì làm việc với hãng tàu cũng dễ dàng hơn.
“Như vậy phần nào đã rõ, vấn đề là thế mạnh đàm phán thuộc về ai. Khi thị trường là của người mua thì họ sẽ đưa ra phương thức thanh toán tiện nhất cho họ. Nếu thị trường thuộc về người bán thì người bán mới có thể áp đặt được phương thức có lợi cho mình”, ông Trần Thanh Hải đánh giá.
Đại diện một số DN XK nông sản chia sẻ thêm, bản chất của D/P, CAD hay L/C đều là nhờ thu qua ngân hàng. Tất cả phương thức này đều phải trả tiền cho bộ chứng từ trước khi nhận hàng nên xét về mặt chứng từ thì tính an toàn tương đương nhau. Tuy nhiên, một khi đã có ý đồ lừa đảo để lấy mất chứng từ thì rủi ro đó nằm ngoài phương thức thanh toán. Rủi ro này ngay cả phương thức thanh toán L/C cũng có thể gặp phải. Điều này được các DN nhìn nhận là một "lỗ hổng" trong thương mại quốc tế, sau nghi án lừa đảo lớn nhất trong lịch sự ngành điều cần xem xét kỹ lưỡng, tìm cách khắc phục tốt hơn.
Tin liên quan
(INFOGRAPHICS): Những nông sản triệu đô xuất khẩu qua Hải quan cửa khẩu Lào Cai
15:29 | 13/09/2024 Infographics
8 tháng chi gần 100 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
09:37 | 13/09/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 71,53 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 8/2024
14:20 | 12/09/2024 Infographics
8 tháng, xuất nhập khẩu đạt hơn 512 tỷ USD
15:06 | 11/09/2024 Xuất nhập khẩu
Nhiều tín hiệu tốt cho doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu thủy sản
14:51 | 06/09/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Hơn 473 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tính đến 15/8
09:25 | 06/09/2024 Infographics
Xuất khẩu điện thoại và linh kiện sang Ấn Độ tăng 102%
10:57 | 27/08/2024 Xuất nhập khẩu
3 nhóm hàng xuất khẩu mang về hơn 100 tỷ USD
09:08 | 24/08/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất nhập khẩu đạt hơn 473 tỷ USD tính đến trung tuần tháng 8
13:46 | 23/08/2024 Xuất nhập khẩu
TPHCM: Hàng hóa XNK tăng hơn 6 tỷ USD
13:45 | 23/08/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu tôm đạt kỷ lục trong tháng 7
17:06 | 20/08/2024 Xuất nhập khẩu
Sầu riêng đông lạnh xuất khẩu sang Trung Quốc cần đảm bảo những quy định gì?
10:36 | 20/08/2024 Xuất nhập khẩu
Kim ngạch xuất nhập khẩu 7 tháng đạt hơn 440 tỷ USD
18:56 | 16/08/2024 Xuất nhập khẩu
Tin mới
Hải quan Cao Bằng hỗ trợ người dân vùng bị thiệt hại do bão lũ
Ngân hàng dẫn đầu trong phát hành và mua lại trái phiếu trước hạn
Cảnh giác trước các thông tin lừa đảo, thất thiệt trong bão lũ
Hải quan Lào Cai ủng hộ đồng bào vùng lũ
Hải quan Quảng Trị quyên góp, ủng hộ đồng bào thiệt hại do bão số 3
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics