Lễ hội Đền Hùng: Điểm tựa gắn kết tinh thần, tạo nên sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc
Do đó, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương luôn chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống tâm linh và tình cảm của các thế hệ con dân nước Việt hàng ngàn năm qua. Bàn về vấn đề gìn giữ di sản văn hóa đặc biệt này, Báo Hải quan đã có cuộc trao đổi với GS. Hoàng Chương, Tổng giám đốc Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và Phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam.
Thưa GS, nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương, GS có đánh giá như thế nào về vị trí của ngày hội đặc biệt này trong tâm thức của người Việt?
Có lẽ trên thế giới hiếm có nơi nào lại có hình thức tín ngưỡng thờ Tổ tiên độc đáo như ở Việt Nam khiến chúng ta phải nhìn nhận nó như một hiện tượng xã hội mang bản sắc riêng của dân tộc, góp phần tạo nên hệ giá trị tinh thần và bản sắc văn hóa dân tộc. Đó là truyền thống thờ gia tiên trong từng gia đình, thờ tổ họ của dòng họ, thờ thành hoàng của làng và thờ tổ chung của đất nước ở đền Hùng. Tín ngưỡng này vừa thiêng liêng, vừa cụ thể, nhưng cũng vừa là điểm tựa gắn kết tinh thần, từ đó tạo nên sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc để cùng nhau cố kết cộng đồng trong hành trình dựng nước và giữ nước.
Với mỗi người dân Việt Nam, đến ngày Giỗ Tổ, đến với đền Hùng là đến với hồn đất nước, là cuộc hành hương về cội nguồn dân tộc với tâm tưởng "Uống nước nhớ nguồn", với lòng tôn kính và biết ơn công lao của tổ tiên, không chỉ của mình mà của cả dân tộc. Sự thiêng liêng và đức tin là hai yếu tố cơ bản của tín ngưỡng. Nhưng sự thiêng liêng ở đền Hùng không làm người ta sợ hãi như khi đến các nơi thờ cúng khác, mà đến với đền Hùng như đến bàn thờ tổ tiên trong gia đình với ý nghĩa lớn lao gắn nhà với nước: Cha - mẹ trong gia đình và cha - mẹ dân tộc. Đạo thờ cha - mẹ chính là bản sắc văn hóa Việt Nam. Người ta đặt niềm tin và cầu mong những điều giản dị không chỉ cho mình mà cả cho cộng đồng dân tộc: Đất nước thanh bình, mưa thuận gió hòa, vạn sự như ý, sức khỏe dồi dào.
Sự gắn kết có phải là ý nghĩa tốt đẹp nhất của lễ hội linh thiêng này không, thưa GS?
Quả thực là như vậy. Được hình thành trên cơ sở truyền thống yêu nước, đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta, tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng/thờ Quốc Tổ đã khơi dậy ý thức hướng về cội nguồn trong lòng mỗi người, thúc giục hàng triệu con tim, khối óc từ già trẻ, gái, trai, cả những người con xa xứ, khi mỗi dịp Tết đến Xuân sang, họ đều nhớ về quê hương, nhớ về ngày Giỗ Tổ. Cùng với thời gian nó là nguồn nuôi dưỡng những truyền thống tốt đẹp, góp phần giáo dục thế hệ trẻ và là sợi dây cố kết cộng đồng các dân tộc Việt Nam có chung một nguồn gốc, đó là “con Lạc, cháu Hồng”.
Giỗ Tổ là một tín ngưỡng, một nghi lễ đặc biệt, là ngày để con cháu kính dâng hương hoa lễ vật, tri ân công đức tiền nhân đã sản sinh nòi giống, mở lối đắp nền để dân tộc mãi trường tồn. Trong sâu thẳm tâm thức, đã là người Việt, ai ai cũng phải nhớ ngày Giỗ Tổ, từ Tổ của mỗi gia đình, dòng họ đến Tổ của cả một dân tộc. Ý nghĩa tâm linh đó đã vượt ra ngoài biên giới, là lời hiệu triệu đến người dân đất Việt hướng về quê hương. Nhiều kiều bào ở nước ngoài tìm về Ðền Hùng dâng hương, xin chân nhang và Đất Tổ đem về thờ ở nước bạn.
Đặt trong bối cảnh hiện nay, khi mà xã hội ngày càng hội nhập sâu rộng, nhiều lễ hội đã bị thương mại hóa, mất đi giá trị tốt đẹp, theo GS, lễ hội Đền Hùng có bị những tác động này?
Từ bao đời nay, lễ hội luôn giữ vai trò như sợi dây gắn kết cộng đồng, tạo dựng không gian văn hóa vừa trang trọng, linh thiêng, vừa tưng bừng, náo nức. Lễ hội trở thành nơi công chúng đến với lịch sử cha ông, trở về với cội nguồn dân tộc, tưởng nhớ công ơn người đi trước, cầu mong những điều tốt lành. Ðồng thời là nơi người dân được vui chơi, giải tỏa, bù đắp về tinh thần. Tuy nhiên thời gian qua, từ thực trạng của hoạt động lễ hội, dường như ý nghĩa thiêng liêng đó đã ít nhiều suy giảm trước sự xâm lấn của yếu tố xã hội hóa, thương mại hóa và các hiện tượng tiêu cực khác. Cùng với quan niệm, ứng xử lệch lạc trong lễ hội có nguồn gốc từ việc hiểu sai, hay hiểu chưa đúng về ý nghĩa lễ hội, còn phải kể tới nhiều biểu hiện phi văn hóa khác như chen lấn, xô đẩy, khấn hộ, đốt vàng mã tràn lan.
Nhất là trong bối cảnh hiện nay, nhiều hình thức văn hóa nước ngoài du nhập vào chi phối con người. Thậm chí có nhưng người đến giỗ cha mẹ, ông bà cũng không góp mặt. Nhưng may mắn thay, tôi cho là Lễ hội Đền Hùng là một trong số ít lễ hội còn giữ được nguyên vẹn giá trị truyền thống của nó. Không như những địa phương khác, người ta thương mại hóa các lễ hội, “buôn thần bán thánh”, trục lợi từ những giá trị cao quý thì với lễ hội Đền Hùng, người về hành hương vẫn giữ được cho mình một cái tâm thanh khiết, hướng về quê cha đất tổ để bày tỏ lòng thành chứ không mưu cầu bất cứ điều gì. Qua từng năm, số người tìm về với đất Tổ ngày càng đông. Đó là điều đáng tự hào, đáng để cảm kích. Khi con người ta còn tìm về với tổ, với gốc gác của mình thì còn yêu nước, còn tự hào dân tộc. Và khi đó, không có một thế lực thù địch nào có thể đánh đổ được đất nước Việt Nam.
Chúng ta cần phải làm gì để giữ gìn bản sắc của lễ hội linh thiêng của lễ Quốc giỗ đặc sắc, đặc biệt này?
Diện mạo văn hóa của lễ hội chỉ có thể trở nên gần gũi với truyền thống khi người tổ chức, quản lý lễ hội và người tham gia lễ hội thật sự am hiểu về giá trị, ý nghĩa của lễ hội, từ đó điều chỉnh hành vi và có ứng xử văn hóa khi tham gia lễ hội.
Công tác tổ chức và quản lý lễ hội hiện nay đòi hỏi phải giải quyết đồng bộ mối quan hệ giữa kinh tế và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Những vấn đề liên quan đến văn hóa cũng không thể giải quyết vội vàng, vì thế, bên cạnh cơ chế xử lý tệ nạn trong lễ hội mang tính trực tiếp, tại chỗ, các cơ quan chức năng cần có kế hoạch dài hạn gắn liền với những biện pháp mang tính xây dựng đồng bộ. Bên cạnh đó, cần tập trung nhiều thời gian cho việc đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục cộng đồng. Bởi chỉ giáo dục, đào tạo lâu dài trên diện rộng mới có thể làm thay đổi căn bản nhận thức và hành vi của người tổ chức và người tham dự lễ hội. Có thế, lễ hội mới được trả lại và phát huy bản sắc văn hóa vốn có.
Xin cảm ơn GS!
Tin liên quan
AI và cảm xúc
09:00 | 15/10/2024 Người quan sát
Du lịch Việt Nam tăng trưởng ấn tượng nhờ chính sách đột phá
08:32 | 15/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam-Trung Quốc thúc đẩy hợp tác về hạ tầng, kinh tế số, tài chính
08:34 | 14/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm về chống lãng phí
07:46 | 14/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lý Cường chứng kiến trao văn kiện hợp tác giữa hai nước
16:02 | 13/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Trung Quốc “luôn coi Việt Nam là ưu tiên trong chính sách ngoại giao láng giềng”
15:52 | 13/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường
15:52 | 13/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tiếp vốn cho nông nghiệp
15:21 | 13/10/2024 Người quan sát
Sôi động thị trường lao động cuối năm
09:00 | 13/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xóa nhà tạm, dột nát
08:41 | 13/10/2024 Người quan sát
Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường thăm Việt Nam
19:23 | 12/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam
19:14 | 12/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Thúc đẩy chuyển đổi số để Việt Nam bắt kịp, tiến cùng, vượt lên
18:23 | 12/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Xuất khẩu rau quả liên tục ghi nhận mức cao kỷ lục mới
Bàn giải pháp phát triển hợp đồng điện tử an toàn
Gần 8 triệu tờ khai miễn kiểm tra hải quan
Tạm giữ ô tô tải chở bia nghi nhập lậu, trị giá gần 1 tỷ đồng
Lợi nhuận quý III Masan được dự báo tăng 1250%
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics