Linh hoạt, kịp thời cung ứng vốn cho doanh nghiệp đúng thời điểm
Bài toán vốn cho lĩnh vực xuất nhập khẩu Dư địa tăng trưởng tín dụng còn 1 triệu tỷ đồng, cần "chữa bệnh thừa tiền" cho ngân hàng Khơi thông dòng vốn đang "ùn ứ" tại ngân hàng |
Phó Thống đốc NHNN phát biểu tại Hội nghị đẩy mạnh tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp lĩnh vực thủy sản, lúa gạo vùng ĐBSCL. |
Khó chữa bệnh thừa tiền hơn
Thông tin tại Hội nghị đẩy mạnh tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp lĩnh vực lúa gạo thủy sản Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) do NHNN phối hợp với UBND TP Cần Thơ và các tỉnh ĐBSCL tổ chức vào ngày 15/9, bà Hà Thu Giang, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN) cho biết, tính tới ngày 31/8, tín dụng toàn nền kinh tế mới tăng 5,56% so với cuối năm 2022, trong khi cùng kỳ tăng 9,88%. ĐBSCL là địa bàn chiến lược quan trọng, được NHNN quan tâm và ban hành nhiều chính sách hỗ trợ riêng, song tín dụng khu vực này từ đầu năm đến nay chỉ tăng 5,3%.
Theo NHNN, tại ĐBSCL, tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn luôn được quan tâm đầu tư, với dư nợ đạt gần 535 nghìn tỷ đồng, tăng 6,04% (cao hơn mức tăng trưởng tín dụng chung của vùng và cao hơn tăng trưởng tín dụng nông nghiệp nông thôn toàn quốc 3,75%); chiếm 51,76% tổng dư nợ của khu vực và 17,44% dư nợ nông nghiệp nông thôn toàn quốc.
Đáng chú ý, tăng trưởng tín dụng đối với các ngành lúa gạo, thủy sản – là thế mạnh của vùng, có mức tăng trưởng ấn tượng. Dư nợ ngành thủy sản đạt gần 129 nghìn tỷ đồng, tăng 8,5% và chiếm gần 59% dư nợ thủy sản toàn quốc (trong đó, dư nợ tín dụng đối với cá tra tăng 10,5%, đối với tôm tăng 8,8%). Dư nợ ngành lúa gạo đạt gần 103 nghìn tỷ đồng, tăng 9% so với cuối năm 2022 và chiếm khoảng 53% dư nợ lúa gạo toàn quốc.
"Qua theo dõi số thống kê qua các năm, dự kiến từ nay đến cuối năm tăng trưởng tín dụng đối với 2 ngành này sẽ tiếp tục tăng trưởng nhanh do yếu tố mùa vụ và nhu cầu xuất khẩu được cải thiện", bà Hà Thu Giang nhấn mạnh.
Tuy nhiên, mức tăng trưởng tín dụng này cũng không cao so với cùng kỳ năm trước. Lý giải về vấn đề này, theo Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú, khó khăn nhất là tiêu thụ sản phẩm, thị trường giảm, đơn hàng thiếu vắng, cầu của thị trường thế giới và trong nước đều giảm... nên tác động tới hoạt động ngân hàng.
Phó Thống đốc NHNN cũng chia sẻ, vốn ngân hàng hiện nay đang dư thừa. "Chữa bệnh thiếu tiền cho ngân hàng đã khó nhưng chữa bệnh thừa tiền còn khó hơn. Bởi nếu thiếu tiền thì NHNN có thể cho vay tái cấp vốn, nhưng nếu thừa tiền thì NHNN cũng không cứu được”, Phó thống đốc nói.
Triển khai chính sách hỗ trợ vốn còn "chần chừ"
Trong bối cảnh này, việc đẩy mạnh bơm tín dụng ra nền kinh tế là vấn đề được doanh nghiệp và các cơ quan quản lý rất quan tâm. Tuy vậy, để có thể thúc đẩy tín dụng, cần có sự tháo gỡ từ hai phía.
Tại hội nghị, đại diện Tập đoàn Lộc trời (An Giang) cho hay, dòng vốn đang bị "thắt cổ chai" khi nông dân khó vay vốn do thiếu tài sản thế chấp, nên khó đẩy mạnh sản xuất. Vì thế, đại diện Lộc Trời đề xuất chính sách cho nông dân có hợp đồng sản xuất liên kết với doanh nghiệp được vay vốn thuận lợi hơn, do họ đã có hợp đồng bao tiêu đầu ra. Hơn nữa, ngân hàng nên khuyến khích người nông dân mở tài khoản ngân hàng để quản lý dòng tiền.
Vị này cũng cho biết, do nhu cầu xuất khẩu gạo đang tăng đột biến nên nhu cầu vốn đề đầu tư sản xuất tăng đột biến. Theo tính toán, sang năm 2024, doanh nghiệp cần 15.000 tỷ vốn đề đầu tư sản xuất, nên đề nghị ngân hàng có thể cung ứng vốn dựa trên các hợp đồng, đơn hàng lớn, cùng với đó là cho thời hạn vay vốn dài hơn.
Tương tự, ông Ngô Minh Hiển, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Năm Căn (Cà Mau) cho hay, Chính phủ và NHNN đã chỉ đạo triển khai gói tín dụng 15.000 tỷ đồng hỗ trợ các doanh nghiệp thủy sản nhưng các ngân hàng thương mại vẫn "chần chừ", chưa nhanh chóng triển khai, nên đã qua mất mùa vụ mua tôm giá rẻ, đến khi có vốn thì doanh nghiệp lại phải mua theo giá trái vụ cao hơn. Do đó, vị này đề nghị các ngân hàng phải linh hoạt và hỗ trợ kịp thời về vốn cho doanh nghiệp đúng thời điểm.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để gỡ khó cho doanh nghiệp cần "bàn tay" hỗ trợ của cả hệ thống chính trị. Các cơ quan khác cũng cần tham gia vào hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp về xúc tiến thị trường, tìm kiếm đơn hàng… Phía ngân hàng cũng phải tích cực phát huy vai trò chủ động, giảm thêm lãi vay và đơn giản hóa thủ tục để hỗ trợ khách hàng.
Mặc dù nỗ lực đẩy mạnh dòng chảy tín dụng, song Phó thống đốc NHNN Đào Minh Tú cũng lần nữa nhấn mạnh: “Không thể ném tiền qua cửa sổ, dẫn tới mất vốn, mất an toàn của các tổ chức tín dụng. Bởi nguồn cho vay của các ngân hàng là tiền huy động của dân, phải trả lại cho người dân. Vì vậy, ngân hàng có thể giãn, hoãn nợ để hỗ trợ doanh nghiệp song không phải là cấp phát, cho vay vẫn phải thu hồi được nợ".
NHNN đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiếp tục tập trung nguồn vốn để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của người dân, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực với thời hạn và lãi suất hợp lý; tiếp tục tiết giảm chi phí, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và các giải pháp khác để có điều kiện tiếp tục giảm lãi suất cho vay; tích cực triển khai cho vay đối với các chương trình, chính sách tín dụng theo chủ trương, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố tại ĐBSCL cần theo dõi sát tình hình thu mua, xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực trên địa bàn, đảm bảo hoạt động ngân hàng đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu vốn tín dụng phục vụ thu mua, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản tại địa phương, không để xảy ra tình trạng ùn ứ nông sản do thiếu vốn ngân hàng... |
Tin liên quan
Bình Dương: Các ngành hàng xuất khẩu chủ lực hồi phục
20:16 | 04/10/2024 Kinh tế
Hỗ trợ doanh nghiệp với nguồn vốn đến 80% dự án đầu tư
16:00 | 04/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thép CORE từ Việt Nam bị điều tra kép chống bán phá giá, chống trợ cấp
18:41 | 05/10/2024 Kinh tế
Xuất khẩu cá sấu và khỉ sang Trung Quốc: Cơ hội để ổn định đầu ra cho sản phẩm
09:01 | 05/10/2024 Kinh tế
Hợp tác phát triển giữa TPHCM và 9 tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ
09:00 | 05/10/2024 Kinh tế
Am hiểu doanh nghiệp và thị trường để mở rộng cơ hội hợp tác với Hoa Kỳ
13:24 | 04/10/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Israel đạt gần 2 tỷ USD
09:00 | 04/10/2024 Infographics
Đa dạng hóa, làm mới sản phẩm chứng khoán để hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
08:14 | 04/10/2024 Kinh tế
Giải ngân gói tín dụng kết nối ngân hàng – doanh nghiệp tại TPHCM đạt 83,4%
07:42 | 04/10/2024 Kinh tế
Khai phá tiềm năng thị trường Hồng Kông
19:06 | 03/10/2024 Kinh tế
Bến Tre thu hút gần 8.000 tỷ đồng vốn đầu tư mới
15:53 | 03/10/2024 Kinh tế
Xuất khẩu thủy sản đạt đỉnh trong quý 3
15:24 | 03/10/2024 Xuất nhập khẩu
Hoa Kỳ kết luận sơ bộ điều tra chống trợ cấp với pin năng lượng từ Việt Nam
14:55 | 03/10/2024 Kinh tế
Trang bị kiến thức, giáo dục tài chính cho giới trẻ
20:33 | 02/10/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh tăng cường kiểm tra giám sát hoạt động thu đổi ngoại tệ
20:30 | 02/10/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Thúc đẩy chủ nghĩa đa phương vì một tương lai hoà bình, thịnh vượng và bền vững
Thúc doanh nghiệp tăng tốc chuyển đổi xanh
Hải quan Quảng Trị: Triển khai ứng dụng trực tuyến quản lý phương tiện vận tải
Thách thức chờ đón tân Tổng thư ký NATO
Đề xuất cơ chế đặc thù, đặc biệt cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics