Luật Hỗ trợ DNNVV: Đừng để Chính phủ thành quỹ từ thiện lớn
Phát biểu tại hội thảo “Dự thảo Luật hỗ trợ DNNVV dưới góc nhìn của cộng đồng DN” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp tổ chức ngày 11-7, tại Hà Nội, ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái cho rằng: Việc hỗ trợ DNNVV là khá cần thiết, song quá trình xây dựng luật cũng phải chú trọng nhiều yếu tố, bởi nếu không chặt chẽ, nhiều doanh nghiệp có thể tìm cách “lách” để được hưởng các ưu đãi, hỗ trợ.
Đi cùng với nội dung hỗ trợ doanh nghiệp, luật cần làm rõ việc hỗ trợ nhằm mục tiêu gì; nhận hỗ trợ xong, doanh nghiệp có tương lai phát triển và có thực sự phát triển được không? Nếu chỉ tập trung cố gắng hỗ trợ mà không xem xét toàn diện các vấn đề thì việc hỗ trợ DNNVV có thể biến thành từ thiện cho doanh nghiệp và vô hình trung, Chính phủ sẽ trở thành một quỹ từ thiện lớn.
Đồng quan điểm với ông Đoàn, chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực nhấn mạnh: Trách nhiệm của DNNVV được hỗ trợ đến đâu là vấn đề phải quan tâm sâu sát. “Tôi cho rằng, trách nhiệm vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp là có vay có trả, được hỗ trợ mà không làm đúng, không sử dụng hiệu quả nguồn hỗ trợ để phát triển được thì sẽ phải hoàn trả lại phần được hỗ trợ, ưu đãi. Do vậy, tôi đề nghị bổ sung thêm điều khoản DNNVV sẽ phải hoàn trả các ưu đãi, hỗ trợ nếu vi phạm Điều 7 về Quyền và nghĩa vụ của DNNVV, tại nội dung, DNNVV có nghĩa vụ bố trí nguồn lực để tiếp nhận và tổ chức thực hiện có hiệu quả nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước”, ông Lực nói.
Cũng theo ông Lực, từ trước tới nay đã có nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhưng khi đánh giá hiệu quả của chính sách thì chủ yếu theo mô hình các bộ, ngành tự đánh giá lẫn nhau. Vì vậy, đối với Luật Hỗ trợ DNNVV, ông Lực đề nghị cần có một cơ quan tư vấn, đánh giá, thẩm định riêng, độc lập nhằm đảm bảo tính hiệu quả, minh bạch, tránh tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi”.
Nhìn nhận từ góc độ những nội dung hỗ trợ cho doanh nghiệp, ông Lực cho rằng, trong dự thảo Luật Hỗ trợ DNNVV đã nêu ra có nhiều nội dung hỗ trợ về mặt tín dụng, tái chính, đất đai… Tuy nhiên, theo khảo sát của VCCI, muốn tiếp cận các ưu đãi, hỗ trợ, suốt thời gian qua có khá nhiều doanh nghiệp phải chấp nhận chi trả các chi phí không chính thức, chiếm tới 10% doanh thu doanh nghiệp. Để khắc phục điều này, Luật Hỗ trợ DNNVV phải đưa ra các điều khoản quy định cụ thể, giảm tối đa chi phí không chính thức cho doanh nghiệp.
Riêng nội dung hỗ trợ tín dụng liên quan tới Quỹ bảo lãnh cho doanh nghiệp, thời gian qua các địa phương cũng đã có quỹ song hoạt động thiếu hiệu quả. Khi quỹ đã bảo lãnh mà doanh nghiệp vẫn không thể vay được tiền từ phía ngân hàng. “Lỗi này không phải chỉ riêng từ phía ngân hàng mà cả do bản thân năng lực của quỹ cũng như công tác phối hợp có vấn đề. Quỹ đã thẩm định năng lực của doanh nghiệp một lần, song ngân hàng vẫn yêu cầu thẩm định lại. Để khắc phục điều này, Luật Hỗ trợ DNNVV phải quy định phải làm sao để khắc phục điểm yếu để quỹ và ngân hàng có thể công nhận kết quả thẩm định lẫn nhau”, ông Lực nhấn mạnh.
Về vấn đề này, một số đại biểu tham dự hội thảo góp ý thêm: Theo quy định hiện hành, Quỹ bảo lãnh cho doanh nghiệp không được lỗ. Đây cũng là điều phải thay đổi, linh hoạt theo cơ chế thị trường, bởi yêu cầu quỹ không được lỗ thì sẽ xảy ra trường hợp có khi cả năm quỹ không dám bảo lãnh cho doanh nghiệp nào.
Theo dự thảo mới nhất hoàn thiện ngày 7-7, Luật Hỗ trợ DNNVV sẽ tập trung hỗ trợ các DN ở các nội dung như: Cải thiện môi trường kinh doanh, cải cách hành chính; hỗ trợ tiếp cận tín dụng; hỗ trợ tài chính; hỗ trợ mặt bằng sản xuất kinh doanh… Cụ thể, về tiếp cận tín dụng: Các ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ cho vay DNNVV cung cấp khoản vay với lãi suất và thời hạn vay vốn phù hợp với khả năng trả nợ của DNNVV, tình hình tài chính của ngân hàng; thiết kế điều kiện, quy trình, thủ tục cho vay phù hợp với đặc điểm và quy mô, đáp ứng yêu cầu đơn giản về thủ tục, thời gian giải ngân vốn nhanh, đảm bảo an toàn tín dụng… Về tài chính: Nhà nước miễn, giảm, giãn thuế và các khoản phải nộp khác cho DNNVV phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế xã hội từng thời kỳ. Nhà nước thông qua chính sách thuế để khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư vào DNNVV theo quy định của pháp luật… Về mặt bằng sản xuất kinh doanh: DN, tổ chức, cá nhân đầu tư kinh doanh phát triển hạ tầng cụm công nghiệp cho DNNVV thuê trên 50% diện tích đất công nghiệp thì ngoài việc được hưởng ưu đãi thuế theo quy định của pháp luật thuế thu nhập DN và tiền thuê đất (nếu có) còn được giảm 50% số thuế thu nhập DN tương ứng với tỷ lệ doanh thu cho DNNVV thuê… |
Tin liên quan
Chế độ doanh nghiệp ưu tiên là sự hỗ trợ tuyệt vời đối với hoạt động XNK của Phúc Sinh
09:30 | 09/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Kiểm soát cổ đông lớn tại các ngân hàng
07:40 | 08/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TCIT- Hành trình 15 năm khẳng định tầm vóc cảng nước sâu lớn nhất Việt Nam
09:27 | 07/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nâng vị thế, tạo cơ hội hợp tác cho doanh nghiệp qua các hoạt động của ASEAN BAC
21:07 | 06/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp tận dụng thời cơ vàng để ứng dụng khoa học công nghệ
19:42 | 06/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ngân hàng Standard Chartered bổ nhiệm Tổng giám đốc người Việt đầu tiên tại Việt Nam
15:23 | 06/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
8 tháng, cả nước có gần 110,8 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới
12:53 | 06/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
VietinBank tiếp tục lọt Top 20 cổ phiếu có chỉ số phát triển bền vững tốt nhất thị trường
09:28 | 06/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2024: Nhiều chỉ số cải thiện đáng kể
20:39 | 05/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Soi loạt doanh nghiệp có giám đốc vừa bị hoãn xuất cảnh
16:08 | 05/09/2024 An ninh XNK
Kwong Lung Meko được gia hạn doanh nghiệp ưu tiên
08:55 | 05/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hợp tác quốc tế là chìa khóa để mở thị trường carbon Việt Nam
19:55 | 04/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chia thêm room tín dụng, động lực cho các ngân hàng cạnh tranh
15:37 | 04/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
bawns cas h5
Tin mới
Chế độ doanh nghiệp ưu tiên là sự hỗ trợ tuyệt vời đối với hoạt động XNK của Phúc Sinh
Kinh tế Việt Nam: Tăng trưởng tích cực cả về lượng và chất
Chuyện bây giờ mới kể về Chuyên án mang bí số MT579 của Hải quan Quảng Trị
Kết nối cung cầu cho sản phẩm OCOP
Sửa Luật để tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp nhà nước
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics