Luật Phòng chống tác hại của rượu bia: Lợi ích doanh nghiệp hay sức khoẻ người dân?
Luật gặp nhiều “rào cản”
Tại Hội thảo Cam kết quốc tế của Việt Nam liên quan đến phòng chống tác hại của rượu bia và khuyến nghị của các tổ chức phi chính phủ đối với dự án Luật phòng chống tác hại của rượu bia do Bộ Y tế tổ chức ngày 8/11, ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế thông tin, Dự thảo Luật đang chịu rất nhiều tác động từ các nhóm đối tượng khác nhau. Chẳng hạn về tên Luật, nhiều DN sản xuất rượu bia đề nghị thêm hai từ “lạm dụng” vào Luật, điều này dẫn đến việc nhiều người hiểu lầm rằng chỉ khi lạm dụng mới gây hại.
“Nhưng thực tế, bia rượu không có ngưỡng gọi là an toàn. Chỉ cần sử dụng rượu bia đã có thể gây ra các vấn đề nhức nhối như tử vong khi tham gia giao thông, đánh chửi nhau, gây mất trật tự xã hội, chưa kể đến các hệ luỵ trực tiếp cho sức khoẻ người dùng”, ông Quang nói.
Bên cạnh đó, theo Vụ trưởng Vụ Pháp chế, các DN sản xuất rượu bia nhiều lần bày tỏ mong muốn không ban hành Luật do lo sợ ảnh hưởng đến sức mua, thị trường, doanh thu và sản xuất.
“DN sản xuất rượu bia muốn không cần Luật chỉ cần truyền thông mạnh mẽ để thay đổi hành vi, thói quen sử dụng của người dân. Tuy nhiên, để thực hiện truyền thông, cần phải có kinh phí chứ không phải mỗi năm chúng tôi chỉ được cấp khoảng 200-300 triệu đồng cho tuyên truyền tác hại của rượu bia”, ông Quang thẳng thắn.
Mặc dù vấp phải nhiều khó khăn, nhưng ông Quang khẳng định Bộ Y tế sẽ cố gắng thực hiện cam kết quốc tế của mình thông qua các con số cụ thể. Trước đó, trong kỳ họp lần thứ 70 của Đại Hội đồng Liên hợp Quốc, Việt Nam đã cam kết đặt mục tiêu giảm 20- 25% tỷ lệ tử vong trước 70 tuổi do các bệnh không lây nhiễm (NCDs) thông qua dự phòng và điều trị, nâng cao sức khỏe tinh thần và thể chất đến năm 2030; Mục tiêu giảm 10% tỷ lệ sử dụng rượu, bia ở mức nguy hại vào năm 2030).
Song theo thừa nhận của Vụ trưởng Vụ Pháp chế, việc đạt được các mục tiêu trên rất khó khăn nếu không có một hành lang pháp lý đủ mạnh để can thiệp nhằm phòng, chống tác hại của rượu, bia. Bởi hiện tại, mức độ tiêu thụ rượu, bia tại Việt Nam đang ở mức báo động với mức tiêu thụ rượu, bia bình quân đầu người (trên 15 tuổi cả hai giới) quy đổi theo cồn nguyên chất là 8,3 lít năm 2016.
Đặc biệt là tỷ lệ uống rượu, bia ở mức nguy hại đang ở mức cao, cụ thể: 44,2% nam giới và 1.2% nữ giới sử dụng rượu, bia ở mức có hại (tức là trong 30 ngày qua có ít nhất 1 lần uống từ 60g cồn trở lên). Do đó, sử dụng rượu, bia đang là trở ngại lớn trong việc đạt được 13 trong tổng số 17 mục tiêu và 52 chỉ tiêu phát triển bền vững.
Cần siết quảng cáo rượu bia?
Được biết, trong vòng 3 tháng qua kể từ khi Dự thảo Luật Phòng chống tác hại của rượu bia được lấy ý kiến rộng rãi, đã có tổng cộng 10 thư kiến nghị/góp ý của 6 tổ chức trong nước và quốc tế (như Tổ chức Y tế thế giới, Quỹ nhi đồng Liên hợp Quốc, Liên minh chính sách đồ uống có cồn toàn cầu...) gửi tới lãnh đạo Quốc hội, Chính phủ.
Thứ nhất, về tên Luật, nhiều tổ chức đề nghị giữ tên Luật như đề xuất của Chính phủ là “Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia”.
Thứ hai, về kiểm soát, quảng cáo, khuyến mại, tài trợ. Các chính sách phòng chống tác hại rượu bia hiệu quả/tốt nhất cần được củng cố trong dự thảo Luật, cụ thể là quy định về cấm quảng cáo, khuyến mại tài trợ, quy định hạn chế tính có sẵn của mặt hàng rượu bia và sự tiếp cận với đối tượng dưới 18 tuổi, ngoài những quy định hiện nay được đề cập trong Dự thảo, cần bổ sung hoặc điều chỉnh.
Thứ ba, về điều kiện tài chính bảo đảm thực thi luật, nhiều kiến nghị cho rằng cần có nguồn kinh phí bền vững để thực thi Luật, đưa Luật vào cuộc sống và tổ chức nguồn kinh phí theo hình thức tạo quỹ nâng cao sức khoẻ bằng trích phần trăm thuế tiêu thụ đặc biệt mặt hàng rượu bia, thực hiện quản lý theo đúng nguyên tắc khoa học lập và phát triển quỹ cho triển khai phòng chống tác hại rượu bia trong nội dung của phòng chống bệnh không lây nhiễm và chăm sóc sức khoẻ ban đầu.
Bà Phạm Thị Hoàng Anh, tổ chức Health Bridge đề xuất, cần kiểm soát chặt quảng cáo rượu bia. Theo đó, khi quảng cáo rượu bia trên báo hình, báo nói bị giới hạn, chỉ được phép thực hiện từ 22 h đến 6 h sáng ngày hôm sau nhưng chỉ áp dụng với sản phẩm rượu bia có độ cồn từ 5 đến 15%.
“Ngoài ra, đối với chính sách kiểm soát tính sẵn có, các điều khoản hiện đang được quy định trong Dự thảo Luật hiện nay bao gồm cấm bán rượu bia cho người dưới 18 tuổi, cấm bán rượu bia ở cơ sở y tế, giáo dục, vui chơi, giải trí, nơi làm việc; cấm bán rượu bia trên mạng internet và máy bán tự động, không bán rượu trong khoảng thời gian từ 22 h đến 6 giờ sáng là những nội dung quan trọng dựa trên bằng chứng quốc tế và khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, cần được củng cố trong Dự thảo Luật”, bà Hoàng Anh nói.
Được biết, ngày mai (9/11), lần đầu tiên, Dự thảo Luật phòng chống tác hại của rượu bia sẽ được trình trước Quốc hội. Dự đoán, Dự án luật này đang rất được quan tâm bởi không chỉ liên quan tới việc bảo vệ sức khỏe của người dân mà còn liên quan tới cả các khía cạnh kinh tế, văn hóa.
Nếu tính theo các sản phẩm đồ uống có cồn do nhà máy sản xuất, bia là loại đồ uống có cồn được tiêu thụ chủ yếu tại Việt Nam với 97% lượng cồn nguyên chất tiêu thụ là từ bia. Sản lượng tiêu thụ bia tăng từ 2,8 tỷ lít năm 2012 lên hơn 4 tỷ lít năm 2017. Việt Nam trở thành quốc gia tiêu thụ bia cao nhất Đông Nam Á (mặc dù mức thu nhập chỉ đứng thứ 8 Đông Nam Á) và đứng thứ 3 châu Á, chỉ sau Nhật Bản, Trung Quốc. |
Tin liên quan
Giá xăng, dầu điều chỉnh tăng giảm tùy loại trong kỳ điều hành ngày 19/9
15:11 | 19/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 10
10:33 | 18/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vẫn còn nhiều trường học chưa thể dạy học sau bão lũ
10:13 | 18/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chính phủ: 6 nhóm giải pháp khôi phục sản xuất kinh doanh sau bão số 3
09:35 | 18/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Chính phủ chỉ thị xây dựng đề án chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương
09:03 | 17/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tăng cường kết nối và hỗ trợ giữa hai nền kinh tế Việt Nam và Lào
08:20 | 17/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
'Phông bạt'
07:41 | 17/09/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh: Đặt chỉ tiêu 99,5% hồ sơ giải quyết đúng hạn
21:45 | 15/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Khắc phục hậu quả bão lũ, giữ mục tiêu tăng trưởng kinh tế 7%
18:35 | 15/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vượt khó, đồng hành qua bão lũ
06:41 | 15/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam-Indonesia hướng tới mục tiêu kim ngạch thương mại song phương 18 tỷ USD
19:06 | 14/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xây dựng pháp luật nhằm quản lý chặt chẽ, nhưng phải kiến tạo để phát triển
19:00 | 14/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng yêu cầu không để xảy ra việc găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão
09:43 | 14/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Ngân hàng Chính sách xã hội tạm dừng thu lãi vốn vay bị ảnh hưởng từ bão số 3
Giá xăng, dầu điều chỉnh tăng giảm tùy loại trong kỳ điều hành ngày 19/9
Kiến nghị đầu tư trang thiết bị cho hoạt động kiểm soát tại cửa khẩu Buprăng và Đăk Peur
Thêm 2 doanh nghiệp nợ hơn 33 tỷ đồng thuế bị dừng làm thủ tục hải quan
(INFOGRAPHICS): 28,55 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 9
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform