Lưu ý các chi tiết nhỏ để tránh “dở khóc dở cười” khi đáp ứng quy tắc xuất xứ
Toàn cảnh hội nghị tập huấn sáng ngày 16/11/2021. Ảnh: NT |
Tại Hội nghị tập huấn truyền thông về “Tận dụng cơ hội Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) để thúc đẩy xuất khẩu trong bối cảnh hậu Covid-19” do Cục Xuất nhập khẩu, Cục Phòng vệ Thương mại phối hợp với Văn phòng Bộ Công Thương tổ chức sáng ngày 16/11/2021, bà Trịnh Thị Thu Hiền, Trưởng phòng Xuất xứ hàng hóa, Cục xuất nhập khẩu chia sẻ, xung quanh vấn đề xuất xứ hàng hóa của Việt Nam khi xuất khẩu có không ít câu chuyện “dở khóc dở cười”.
Dẫn chứng điển hình được bà Hiền nhắc tới là lô hàng dệt may cùng một nhà máy sản xuất, cùng mặt hàng, cùng nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra nhưng xuất khẩu đi thị trường khác nhau là Singapore, EU và Canada.
Với thị trường Singapore, số hàng hóa này đáp ứng xuất xứ Việt Nam bởi Singapore là 1 thành viên của ASEAN và trong khuôn khổ ASEAN, quy tắc xuất xứ với dệt may chỉ cần cắt may thành quần áo thì sản phẩm quần áo cuối cùng đã được coi là có xuất xứ Việt Nam, được hưởng ưu đãi.
Tuy nhiên, số hàng hóa này khi xuất khẩu sang EU lại yêu cầu xuất xứ từ vải trở đi. Điều này có nghĩa là quy tắc 2 công đoạn, công đoạn dệt vải và cắt may quần áo phải được thực hiện tại các nước thành viên của Hiệp định EVFTA để hưởng ưu đãi thuế quan trong khuôn khổ EVFTA.
Còn khi xuất sang Canada, quy tắc xuất xứ lại theo khuôn khổ Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là từ sợi trở đi. Điều đó có nghĩa là công đoạn se sợi, dệt thành vải và cắt may thành quần áo đều phải thực hiện tại các nước thành viên CPTPP thì mới được hưởng ưu đãi.
“Sẽ có câu chuyện đặt ra là cùng một nhà máy xuất khẩu đi, khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu (C/O) trong ASEAN thì các tổ chức của Bộ Công Thương vẫn cấp bình thường, nhưng khi cấp C/O đi EU thì không đáp ứng và lô hàng đó không đạt tiêu chí coi là xuất xứ Việt Nam. Xuất xứ Việt Nam còn phụ thuộc vào cam kết như thế nào, đi thị trường nào và mặt hàng nào” bà Hiền nhấn mạnh.
Bà Hiền thông tin thêm, trong quá trình xác định xuất xứ hàng hóa Việt Nam cũng gặp nhiều vấn đề rất đáng lưu tâm. Ví dụ điển hình như xuất khẩu sản phẩm gỗ của một công ty nổi tiếng của Việt Nam đi Nhật.
Lô hàng này là những lọ đựng gia vị bằng gỗ nhưng có một số bộ phận bằng nhựa hoặc sứ. Tại cảng Tokyo, trên C/O là sản phẩm đồ gỗ, nhưng cơ quan Hải quan Tokyo nói rằng đây là sản phẩm nhựa dù tất cả các bộ phận khác bằng gỗ, chỉ lòng trong hộp được làm bằng nhựa và họ yêu cầu cơ quan cấp C/O xác định xem nếu sản phẩm bằng nhựa có đáp ứng hay không.
Tuy nhiên, vẫn lô hàng đó đến cảng Osaka của Nhật lại được xác nhận là sản phẩm bằng sứ vì có vỏ ngoài là sứ, còn lại chi tiết khác bằng gỗ. Sau đó, Cục Xuất nhập khẩu đã phải liên hệ với cơ quan Hải quan là đầu mối của Nhật Bản để thống nhất một quy định, tránh gây phức tạp, doanh nghiệp phải làm đi làm lại hồ sơ.
Trong quá trình thực hiện quy trình thủ tục xuất khẩu, doanh nghiệp cần lưu ý tất cả các khâu, dù là chi tiết nhỏ nhất. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Một câu chuyện khác được bà Hiền dẫn chứng “chuyện thật như đùa” là chữ viết trên C/O.
Theo quy định, C/O phải được viết bằng tiếng Anh nhưng đã có trường hợp xuất khẩu tại Hải Phòng khi xuất khẩu đá vôi đi Malaysia trên C/O viết là “da voi”, khi xuất khẩu vôi sống thì để là “voi song”. May mắn là cả voi song và vôi sống đều thuộc hàng hóa có xuất xứ thuần túy chung tiêu chí xuất xứ và khối lượng nên đạt tiêu chuẩn xuất đi.
Tuy nhiên, cơ quan Hải quan Malaysia đã liên hệ với Bộ Công Thương thông tin rằng không thể tìm kiếm ra trong danh sách hàng hóa mặt hàng nào là “voi song”.
Sau đó, Bộ đã đề nghị doanh nghiệp cần sửa lại C/O, bởi thời gian kiểm tra sau thông quan có thể là 2 năm, 3 năm thậm chí là 5 năm, 10 năm. Có thể tại thời điểm nhập khẩu họ không làm khó nhưng sau đó 2 năm họ lôi lại C/O và đề nghị xác minh.
"Doanh nghiệp của Việt Nam không chỉ bị bắt những lỗi liên quan bản chất xuất xứ hàng hóa mà đôi khi chỉ là lỗi về thủ tục. Trong quá trình thực hiện quy trình thủ tục xuất khẩu, doanh nghiệp cần lưu ý tất cả các khâu, dù là chi tiết nhỏ nhất", bà Hiền nhấn mạnh.
Tin liên quan
Vinamilk khẳng định thương hiệu sữa Việt trên thị trường quốc tế
09:10 | 05/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hợp tác chặt chẽ Việt Nam – EU trong phát triển bền vững
16:02 | 21/08/2024 Kinh tế
Tác động của các FTA đến thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu giai đoạn 2011-2023
20:52 | 17/08/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Sầu riêng đông lạnh - dư địa tăng trưởng mới của ngành sầu riêng
07:40 | 08/09/2024 Kinh tế
Phó Thống đốc NHNN: Tăng trưởng tín dụng năm 2024 có khả năng đạt 15%
20:09 | 07/09/2024 Kinh tế
Vì sao trúng đấu giá đất cao gấp nhiều lần giá khởi điểm?
19:50 | 07/09/2024 Kinh tế
Lựa chọn chính sách kinh tế để “cất cánh” thành công
10:20 | 07/09/2024 Kinh tế
Đẩy mạnh liên kết vùng để đưa hàng hóa ĐBSCL vươn xa
19:44 | 06/09/2024 Kinh tế
Tăng tốc phát triển du lịch bền vững thông qua ESG
19:29 | 06/09/2024 Kinh tế
Bảo đảm nguồn cung hàng hóa tại các địa phương chịu ảnh hưởng của bão số 3
19:23 | 06/09/2024 Kinh tế
Nhiều tín hiệu tốt cho doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu thủy sản
14:51 | 06/09/2024 Xuất nhập khẩu
Việt Nam xuất siêu 19,07 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm
14:12 | 06/09/2024 Kinh tế
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 8/2024 ước đạt 526,6 nghìn tỷ đồng
10:34 | 06/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 473 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tính đến 15/8
09:25 | 06/09/2024 Infographics
Huy động tài chính cho chuỗi giá trị lúa gạo phát thải thấp
07:47 | 06/09/2024 Kinh tế
Dư nợ cho vay nhà ở xã hội tại TPHCM tăng trưởng 78%
19:12 | 05/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Sôi nổi Hội thao của 5 Cục Hải quan Cụm thi đua số 1
Cảnh giác trước chiêu lừa “Hải quan bán xe thanh lý”
Khẩn trương cấp điện trở lại khi bão Yagi đi qua
Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão số 3
Bí thư Thành ủy Hà Nội: Khẩn trương giúp người dân ảnh hưởng bão số 3 vượt khó
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Hải quan
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics