Mỗi lá phiếu của cử tri thể hiện sức mạnh đại đoàn kết dân tộc
Bài học lịch sử về sức mạnh đại đoàn kết | |
Bầu cử QH và HĐND: Đảm bảo số lượng, chất lượng nữ đại biểu dân cử | |
Sự tín nhiệm của cử tri là thước đo quan trọng về tiêu chuẩn đại biểu |
Ông Nguyễn Túc, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. |
Thưa ông, ngay sau khi đất nước giành được độc lập, Bác Hồ đã kêu gọi cử tri cả nước đi bầu cử để thể hiện quyền làm chủ dân tộc. Lời kêu gọi đó được thể hiện như thế nào?
Ngày 2/9/1945, Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Một ngày sau, trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ, ngày 3/9/1945, Chính phủ đã thảo luận và nhất trí tán thành 6 vấn đề cấp bách nhất do Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra, trong đó có vấn đề: "Tổ chức càng sớm càng hay cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu, soạn thảo Hiến pháp dân chủ". Đây là ý nguyện mà Người đã trăn trở từ lâu là "Làm thế nào để quyền lực Nhà nước đích thực thuộc về Nhân dân".
Trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 vào ngày 23/5/2021, cả nước đang phải đối mặt với dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên, tại mỗi điểm bỏ phiếu cử tri tuân thủ nguyên tắc 5k của Bộ Y tế và lập hòm phiếu phụ ở các khu vực cách ly, trong bệnh viện…, nhất định Tổng tuyển cử lần này của chúng ta sẽ thành công. (Ông Nguyễn Túc, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam) |
Đặc biệt, một ngày trước khi diễn ra cuộc Tổng tuyển cử, Người đã có "Lời kêu gọi quốc dân đi bỏ phiếu", đăng trên báo Cứu Quốc số 134, ngày 5/1/1946. Lời kêu gọi nhân dân đi bầu cử của Bác Hồ rất giản dị và nêu những vấn đề cụ thể: "Ngày mai mồng 6 tháng Giêng năm 1946. Ngày mai là một ngày sẽ đưa quốc dân ta lên con đường mới mẻ. Ngày mai là một ngày vui sướng của đồng bào ta, vì ngày mai là ngày Tổng tuyển cử, vì ngày mai là một ngày đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mà nhân dân ta bắt đầu hưởng dụng quyền dân chủ của mình...".
Có thể thấy lời kêu gọi của Bác Hồ đã có đầy đủ ý nghĩa và quyền lợi của người dân khi đi bầu cử. Quyền thứ nhất, người dân đươc tự do định đoạt vận mệnh đất nước mình, trước hết là vận mệnh của bản thân mình. Quyền thứ hai, người dân đi bầu cử để khẳng định đất nước ta đã độc lập tự do, dù đang trong bối cảnh “ngàn cân treo sợi tóc”. Bởi khi đó, những ngày chuẩn bị cho cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội lần đầu tiên, đất nước ta đang phải đối mặt với giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. Trước tình thế hết sức khó khăn, Bác đã ví những lá phiếu bầu của cử tri cũng giống như thứ vũ khí sắc nhọn nhất để đánh kẻ thù. Bác viết: "Về mặt trận quân sự, thì các chiến sĩ dùng súng đạn để chống kẻ thù. Về mặt trận chính trị, thì nhân dân dùng lá phiếu mà chống với quân địch. Một lá phiếu cũng có sức lực như một viên đạn".
Thực hiện lời kêu gọi của Người, ngày 6/1/1946, lần đầu tiên mọi công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, không phân biệt nam, nữ được hưởng quyền bầu cử và ứng cử vào Quốc hội. Ngay trong vùng có chiến tranh, đồng bào vẫn tìm cách tham gia bầu cử. Kết quả, toàn dân đã bầu được 333 đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trúng cử với hơn 98% tổng số phiếu bầu.
Thưa ông, thời điểm đó mỗi lá phiếu của cử tri có ý nghĩa như thế nào đối với vận mệnh dân tộc và đất nước?
Từ lời kêu gọi toàn dân đi bầu cử của Bác Hồ, có thể thấy mỗi lá phiếu của cử tri là thể hiện sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Đồng thời, cuộc Tổng tuyển cử lúc bấy giờ để thế giới biết rằng, Chính phủ và Quốc hội của đất nước ta do nhân dân bầu ra. Bầu cử là thể hiện quyết tâm của toàn dân tộc bảo vệ nền dân chủ mà nhân dân đã giành được và thể hiện quyết tâm sắt đá của nhân dân Việt Nam bảo vệ bằng được độc lập, tự do và nhất định kháng chiến sẽ thành công. Bác Hồ cũng khẳng định, mỗi lá phiếu của cử tri đi bầu cử là để củng cố nền độc lập non trẻ vừa giành được và để khẳng định, cả dân tộc Việt Nam đoàn kết để quyết tâm giải quyết giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm.
Người dân Hà Nội đi bỏ phiếu bầu cử Quốc hội Khóa I vào ngày 6/1/1946 (Ảnh tư liệu). |
Năm 1946, đại bộ phận người dân mù chữ, ở hoàn cảnh đó đất nước ta đã làm gì để mỗi cử tri lựa được những người vừa có đức vừa có tài cho dân và cho đất nước, thưa ông?
Khi đất nước ta giành độc lập có đến 90% người dân mù chữ, tuy nhiên Bác Hồ nói rằng: “Dân mù chữ nhưng thông minh nên sẽ lựa chọn được người có tài có đức cho nhân dân và cho đất nước”. Thời điểm đó, chúng ta đã vận động người dân đi bầu cử thông qua những trí thức, lý tổng, chánh tổng yêu nước.
Khi đó, 90% người dân mù chữ, tuy nhiên Bác Hồ nói rằng, dân mù chữ nhưng trí tuệ nên sẽ lựa chọn được người có tài và có đức. Thời điểm đó, đất nước ta vận động người dân đi bầu cử thông qua những trí thức, lý tổng, chánh tổng yêu nước. Từ đó, mỗi người dân khi đi bầu cử cũng sẽ có sự lựa chọn sáng suốt.
Hơn nữa, những quy định trong Thể lệ Tổng tuyển cử cũng tạo mọi thuận lợi cho ngượi dân khi tham gia bầu cử. Cụ thể: Điều 31 Sắc lệnh số 51 về Thể lệ Tổng tuyển cử quy định: "Mỗi cử tri phải thân hành đi bầu, không được ủy quyền, cũng không được bầu bằng cách gửi thư", “Nếu cử tri không biết chữ quốc ngữ nhưng biết viết chữ Hán, tạm thời được phép viết chữ Hán trong phiếu bầu. Còn những cử tri không biết viết chữ quốc ngữ cùng chữ Hán thì ngày bầu cử, trước khi bắt đầu bỏ phiếu, sẽ lập một tiểu ban 3 người (một người của ban phụ trách cuộc bầu cử cử ra, hai người do dân làng, tỉnh lỵ (hay khu phố) cử ra viết giúp cho người đi bầu, một người viết, hai người kiểm điểm. Khi lập xong, tiểu ban đó phải tuyên thệ trước mặt các người đi bầu rằng: sẽ viết đúng theo lời người đi bầu và giữ bí mật. Hộp phiếu phải có khoá, chìa khóa do ban phụ trách cuộc bầu cử giữ. Trước lúc bắt đầu bỏ phiếu, ban phụ trách cuộc bầu cử phải cho công chúng xem là trong hộp phiếu không có gì và phải khoá lại trước mặt công chúng” (Điều 26-39).
Có thể khẳng định rằng, những quy định trong các Sắc lệnh về Tổng tuyển cử đầu tiên của nước ta đã thể hiện rõ ràng, cụ thể và triệt để những nội dung, yêu cầu của các nguyên tắc bầu cử dân chủ và tiến bộ. Đó là nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, tự do, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Việt Nam hướng đến du lịch xanh, bền vững
14:00 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2024: Nhiều chỉ số cải thiện đáng kể
20:39 | 05/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xây dựng nền kinh tế vững mạnh, hùng cường trong một thế giới đầy biến động
18:08 | 02/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Cần tư duy mới, cách làm mới cho tương lai thế giới
09:07 | 13/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng trực tiếp lội xuống đầm lầy, chỉ đạo tìm kiếm nạn nhân tại Làng Nủ
20:19 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu giảm mạnh, xăng RON95-III xuống dưới 20.000 đồng/lít
15:41 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đã khôi phục cung cấp điện cho hơn 5 triệu khách hàng ảnh hưởng bão số 3
15:00 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nhiều điểm mới trong dự thảo Quy chế thi tốt nghiệp THPT
10:00 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hà Nội: Cấm tuyệt đối hoạt động bến khách ngang sông, bến thủy nội địa
09:04 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) Những việc cần làm ngay khi xảy ra lũ, lụt để tránh các nguy cơ, rủi ro
07:51 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Doanh nghiệp lớn phải tiên phong giải quyết những bài toán ở tầm quốc gia
07:51 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp xây dựng một luật để sửa nhiều luật
20:13 | 11/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hơn 320 người chết, mất tích do ảnh hưởng bão số 3 và mưa lũ
20:08 | 11/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Toàn bộ tiền bán vé chương trình “BOND Live In Vietnam” sẽ dành ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
19:50 | 11/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hà Nội tiếp tục báo động lũ cấp 1 trên sông Đà, cấp 2 trên sông Hồng
19:45 | 11/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hạn chế các phương tiện lưu thông trên tuyến đường 70 đoạn Hà Đông do ngập sâu
13:49 | 11/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Hải quan và VASEP: Cốt lõi niềm tin trong thỏa thuận hợp tác
Viettel khắc phục gián đoạn thông tin tại các tỉnh miền núi phía Bắc chịu ảnh hưởng lũ lụt
Phòng, chống tham nhũng trong ngành Tài chính: Kiên quyết loại bỏ TTHC rườm rà, gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp
Tiếp tục lấy ý kiến về “xuất nhập khẩu tại chỗ”
8 tháng chi gần 100 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics