Mục tiêu của tôi là công lý cho nạn nhân da cam/dioxin
Theo dự kiến, ngày 16-4-2015, Tòa Đại hình Evry - Essonne (Pháp) sẽ xét xử vụ kiện của bà Trần Tố Nga (ảnh), người Việt Nam có quốc tịch Pháp, là nạn nhân chất độc da cam/dioxin kiện các công ty hóa chất Mỹ đã cung cấp cho quân đội Mỹ sử dụng chất độc hóa học trong chiến tranh ở Việt Nam. Phóng viên Báo Hải quan đã có cuộc trò chuyện với bà Trần Tố Nga xung quanh vấn đề này.
Xin bà cho biết ý nghĩa và diễn tiến vụ kiện?
Ý nghĩa của vụ kiện vượt lên việc bảo vệ lợi ích chính đáng của một cá nhân/ nạn nhân chất độc da cam. Nó có thể tác động mạnh đến việc tìm giải pháp công bằng đối với các nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam nói chung. Hồ sơ vụ kiện đã được các luật sư và các nhà chuyên môn chuẩn bị đầy đủ, có cơ sở pháp lý và căn cứ khoa học. Vụ kiện được sự hỗ trợ của nhiều tổ chức và cá nhân có uy tín quốc tế. Ở Việt Nam ý nghĩa của nó ngày càng được nhận biết đầy đủ hơn từ phía Chính phủ và các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm, của nhiều vị lãnh đạo, nhà khoa học và người dân.
Trong số 14 công ty hóa chất của Mỹ tham gia vụ kiện cho đến nay có 2 công ty khổng lồ trong sản xuất hóa chất đã cử những luật sư nổi tiếng hàng đầu để biện hộ cho họ. Dự kiến ngày 16-4 tới, Tòa Đại hình Evry- Essonne (Pháp) sẽ mở phiên đầu tiên để các nghe các bên trình bày. Quá trình tiến hành và diễn tiến của vụ kiện chắc chắn không đơn giản và sẽ mất nhiều thời gian, công sức từ nhiều phía. Dù không còn trẻ, mang trong mình một số trọng bệnh, nhưng tôi sẽ cố gắng làm mọi việc để đeo đuổi vụ kiện cho đến cùng .
Xin bà cho biết điều gì đã thôi thúc bà đến với nạn nhân chất dioxin và vụ kiện?
Con gái đầu lòng của tôi khi mới sinh ra cũng bụ bẫm, nhưng chỉ sống được 17 tháng tuổi, vì cháu bị dị tật tim bẩm sinh, căn bệnh mang tên Tứ chứng Falot. Tôi đã mang nỗi ân hận trong suốt 40 năm, tự trách mình gây ra tai họa cho con. Và rồi cuối cùng, tôi mới biết rằng chính chất độc da cam/dioxin đã kết án tử con tôi khi còn trong bụng mẹ. Con gái thứ hai của tôi cũng bị truyền từ tôi căn bệnh mà y học gọi là Alpha thalassémie, cùng với nguy cơ ung thư máu. Rồi trong những lần về thăm từng nhà bị nhiễm dioxin ở Thái Bình, lòng tôi luôn day dứt câu hỏi, tại sao giờ này có những nạn nhân da cam thế hệ thứ 2, thứ 3, thứ 4? Và sẽ còn kéo dài thảm cảnh này đến bao giờ? Những điều đó làm tôi quá đau lòng, thôi thúc tôi phải làm một điều gì đó cho vơi đau đớn của những con người vô tội kia.
Năm 2009, tôi ra làm chứng ở Tòa án Công luận Quốc tế diễn ra tại Pháp vì nạn nhân chất độc da cam. Tại tòa án này tôi may mắn gặp Luật sư William Bourdon, một luật sư nổi tiếng thế giới về lĩnh vực bảo vệ nhân quyền, bảo vệ nạn nhân của toàn cầu và của các tội ác chống nhân loại.
Xin bà nói rõ hơn về Luật sư và vụ kiện?
Như tôi đã nói, Luật sư William Bourdon rất quan tâm đến cuộc đấu tranh đòi công lý cho nạn nhân chất độc da cam và đã từ lâu muốn giúp nạn nhân da cam đòi công lý. Để làm được điều đó, các luật sư cần phải tìm ra một nạn nhân chất độc da cam có quốc tịch Pháp. Tôi có thể hội đủ hai điều kiện này. Những xét nghiệm được thực hiện ở Đức cho kết quả là hàm lượng dioxin trong máu của tôi cao hơn các chỉ số trung bình. Phân tích của các nhà kho học hàng đầu về huyết học và chất độc học là bằng chứng khoa học để cùng với toàn bộ hồ sơ được xác nhận về địa điểm và thời gian bị nhiễm chất da cam do máy bay Mỹ rải, trở thành căn cứ khởi kiện các công ty hóa chất Mỹ.
Trong quá trình ra làm chứng đòi công lý cho nạn nhân da cam/dioxin bà có gặp trở ngại gì không?
Năm 2009, khi biết tôi sắp ra làm nhân chứng cho vụ kiện tại Tòa án Công luận Quốc tế cũng có một vài người chưa hiểu ý nghĩa của vấn đề. Họ cho rằng để được bồi thường, tôi có thể chỉ cần đưa ra những hồ sơ đã được lập, mà không cần khởi kiện những công ty hóa chất Mỹ liên quan. Nhưng, với tuổi và tình trạng sức khỏe của tôi, theo đuổi một vụ kiện có thể là rất cam go cho riêng mình không có ý nghĩa nếu như kết quả của nó không trở thành một án lệ có thể giúp cho nạn nhân da cam ở khắp nơi có cơ sở để đòi công lý cho chính mình.
Đến nay thì tôi đã được công luận và nhân dân ở nhiều nơi, ở Pháp cũng như ở Việt Nam và nhiều nước khác, đồng tình và ủng hộ. Thật cảm động khi biết rằng, có những buổi hòa nhạc góp quỹ ủng hộ ở nhiều tỉnh thành của Pháp, có người chỉ có 10 Euro cũng góp quỹ... Cũng thật xúc động khi bạn bè năm châu không xem đây đơn thuần là vụ kiện của Trần Tố Nga mà là vụ kiện của mọi người vì lương tâm và công lý , vì những nạn nhân bất hạnh của chiến tranh. Tại Việt Nam, giới truyền thông đã nói nhiều về vụ án cả năm trước đây, và sẽ còn góp tiếng nói làm nên sức mạnh lương tri của mình, để Tòa Đại hình Evry và luật sư William Bourdon cùng cộng sự của ông hiểu rằng Việt Nam đang đồng hành cùng họ trong vụ kiện này. Tôi cũng nhận được sự động viên và ủng hộ của nhiều tổ chức và cá nhân, trong bạn bè và cả những người chưa quen biết. Qua Báo Hải quan, tôi xin gửi lời cảm ơn từ tận đáy lòng đến Việt Nam quê hương tôi, đến quý vị và bè bạn.
Xin cảm ơn bà!
Bà Trần Tố Nga sinh năm 1942 tại Nam bộ, hiện định cư tại Pháp. Năm 1955, bà ra Bắc, sau đó học Đại học Tổng hợp Hà Nội, tốt nghiệp chuyên ngành hóa. Năm 1965, bà trở về miền Nam. Bà công tác tại Thông tấn xã Giải phóng, sau đó được cử vào hoạt động trong Ban Mặt trận Trí vận Sài Gòn - Gia Định. Sau 1975, bà làm việc trong lĩnh vực giáo dục cho đến khi nghỉ hưu. Bà đã có nhiều hoạt động xã hội giúp đỡ cho người nghèo, nạn nhân da cam/dioxin. Do những đóng góp nổi bật củng cố quan hệ hữu nghị Pháp- Việt, bà được Nhà nước Pháp trao tặng Huân chương Bắc đẩu Bội tinh năm 2014. |
Tin liên quan
AI và cảm xúc
09:00 | 15/10/2024 Người quan sát
Du lịch Việt Nam tăng trưởng ấn tượng nhờ chính sách đột phá
08:32 | 15/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam-Trung Quốc thúc đẩy hợp tác về hạ tầng, kinh tế số, tài chính
08:34 | 14/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm về chống lãng phí
07:46 | 14/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lý Cường chứng kiến trao văn kiện hợp tác giữa hai nước
16:02 | 13/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Trung Quốc “luôn coi Việt Nam là ưu tiên trong chính sách ngoại giao láng giềng”
15:52 | 13/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường
15:52 | 13/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tiếp vốn cho nông nghiệp
15:21 | 13/10/2024 Người quan sát
Sôi động thị trường lao động cuối năm
09:00 | 13/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xóa nhà tạm, dột nát
08:41 | 13/10/2024 Người quan sát
Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường thăm Việt Nam
19:23 | 12/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam
19:14 | 12/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Thúc đẩy chuyển đổi số để Việt Nam bắt kịp, tiến cùng, vượt lên
18:23 | 12/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Xuất khẩu rau quả liên tục ghi nhận mức cao kỷ lục mới
Bàn giải pháp phát triển hợp đồng điện tử an toàn
Gần 8 triệu tờ khai miễn kiểm tra hải quan
Tạm giữ ô tô tải chở bia nghi nhập lậu, trị giá gần 1 tỷ đồng
Lợi nhuận quý III Masan được dự báo tăng 1250%
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics