Mỹ sẽ tái hợp đại gia đình hợp tác quốc tế?
Thế giới đang mong sớm được thoát khỏi "làn sương mù lớn" do những người hoài nghi về quản trị toàn cầu tạo ra. Tuy nhiên, cần phải bình tĩnh, xem xét kỹ một số trở ngại nổi bật mà các tổ chức quốc tế như Liên hợp quốc (LHQ) phải đối mặt hiện nay. Chỉ bằng cách nỗ lực khắc phục khó khăn trở ngại mới có thể phát huy thực sự vai trò của các tổ chức quốc tế trong quá trình xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn.
Thứ nhất, các tổ chức quốc tế phải khắc phục được hai khó khăn do sự suy giảm bá quyền của Mỹ tạo ra. Ngày nay, cam kết chính trị và nguồn lực đầu vào của Mỹ cho hợp tác quốc tế vẫn có giá trị không thể thay thế đối với các tổ chức quốc tế. Tuy nhiên, cùng với sự suy thoái của bá quyền và sự lan rộng của chủ nghĩa dân túy trong nước, Mỹ ngày càng có tính chọn lọc trong trách nhiệm gánh vác của nước lớn.
Những năm gần đây, Mỹ đã cắt giảm mạnh, thậm chí chấm dứt tài trợ cho các tổ chức quốc tế mà Mỹ cho rằng không giúp ích nhiều cho lợi ích của mình. Điều này sẽ hạn chế đáng kể ngân sách đầu tư của chính phủ mới của Mỹ cho chủ nghĩa đa phương.
Thứ hai, các tổ chức quốc tế cần tránh trở thành chiến trường cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn. Sự phối hợp và hợp tác giữa các nước lớn có ý nghĩa to lớn đối với việc phát huy vai trò của các tổ chức quốc tế, điều này có thể được thể hiện đầy đủ qua hoạt động khác nhau của LHQ trong và sau Chiến tranh Lạnh. Tuy nhiên gần đây, Mỹ đã kích động cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, mâu thuẫn giữa cơ chế đa phương LHQ với Trung Quốc, Nga và các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã gia tăng rõ rệt. Điều này đã khiến thể chế quốc tế có xu hướng chia rẽ nghiêm trọng.
Thứ ba, các tổ chức quốc tế cần nỗ lực thích ứng với các yêu cầu mới của quản trị toàn cầu. Tính hợp pháp và hiệu quả của thể chế quản trị toàn cầu hiện nay còn thiếu rõ rệt, điều này đã dẫn đến sự hoài nghi đối với sự bố trí và hệ thống giá trị của chủ nghĩa đa phương. Một mặt, cần thúc đẩy cải cách cơ chế thể chế quản trị toàn cầu theo hướng dân chủ hóa quan hệ quốc tế. Quản trị toàn cầu cần có các nguyên tắc cùng thảo luận, cùng xây dựng và cùng hưởng thụ, thúc đẩy bình đẳng quyền lợi, bình đẳng cơ hội, bình đẳng nguyên tắc giữa các nước. Mặt khác, nâng cao khả năng của các tổ chức quốc tế trong việc phòng chống và ứng phó với các cuộc khủng hoảng toàn cầu. Đối mặt với đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19, dù các cơ chế quản trị toàn cầu như LHQ, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã phát huy vai trò quan trọng trong việc kiểm soát dịch bệnh, nhưng các hành động thực tế vẫn thường xuyên bị cản trở bởi nhiều sự can thiệp khác nhau. Đặc biệt, sự không phù hợp giữa trách nhiệm và quyền hạn, hạn chế vai trò của WHO trong việc ngăn chặn sự lây lan và giảm tác động tiêu cực của dịch bệnh.
Trước những thách thức mang tính toàn cầu ngày càng phức tạp nghiêm trọng, cộng đồng quốc tế mong muốn các tổ chức quốc tế phát huy vai trò chủ đạo, vạch ra kế hoạch ứng phó tổng thể và thúc đẩy hợp tác phối hợp giữa các bên. Tại phiên họp cấp cao kỷ niệm 75 năm thành lập LHQ, Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres đã kêu gọi đổi mới tư duy về quản trị toàn cầu, đề xuất xây dựng chủ nghĩa đa phương liên kết chặt chẽ hơn, liên kết LHQ, các tổ chức khu vực, tổ chức tài chính quốc tế và các tổ chức khác. Dù chặng đường phía trước còn nhiều khó khăn, nhưng triển vọng của các tổ chức quốc tế vẫn rất đáng được mong đợi.
Tin liên quan
IMF quan ngại về chính sách thuế quan của Mỹ
14:01 | 03/10/2024 Nhìn ra thế giới
Nước Nga chuẩn bị cho một cuộc đối đầu lâu dài với Mỹ
08:43 | 02/10/2024 Nhìn ra thế giới
Upbit: Lĩnh vực tiền điện tử sẽ tiếp tục phát triển hậu bầu cử Mỹ
10:07 | 22/09/2024 Nhìn ra thế giới
Thách thức chờ đón tân Tổng thư ký NATO
06:44 | 06/10/2024 Nhìn ra thế giới
Cục diện "khó lường" ở Trung Đông
08:57 | 05/10/2024 Nhìn ra thế giới
WCO và ESA hợp tác ứng phó khủng hoảng và an ninh thông qua công nghệ không gian
15:50 | 04/10/2024 Hải quan thế giới
Châu Âu giảm dần sự phụ thuộc vào khí đốt Nga
08:41 | 02/10/2024 Nhìn ra thế giới
Khả năng Ngân hàng Trung ương châu Âu cắt giảm lãi suất trong tháng 10
07:59 | 01/10/2024 Nhìn ra thế giới
Phá vụ buôn lậu bạch kim trị giá gần 32 tỷ đồng
08:23 | 30/09/2024 Hải quan thế giới
Hàn-Trung nhất trí hợp tác, thúc đẩy quan hệ song phương
08:01 | 30/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nga chuyển hướng xuất khẩu dầu mỏ, sản phẩm dầu mỏ và than đá
08:16 | 27/09/2024 Nhìn ra thế giới
EU và Trung Quốc thảo luận về những thách thức và các mối đe dọa
14:04 | 26/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hải quan Hoa Kỳ siết kiểm soát thông tin mô tả hàng hóa
13:41 | 26/09/2024 Hải quan thế giới
Uzbekistan ký thỏa thuận hợp tác hải quan với Hoa Kỳ
16:16 | 24/09/2024 Hải quan thế giới
Hoạt động kinh doanh của Eurozone trong tháng Chín bất ngờ giảm mạnh
09:14 | 24/09/2024 Nhìn ra thế giới
EC kiện Trung Quốc lên WTO liên quan các biện pháp phòng vệ thương mại
09:13 | 24/09/2024 Nhìn ra thế giới
bawns cas h5
Tin mới
Mở rộng hệ sinh thái với công nghệ thanh toán mới
Thúc đẩy chủ nghĩa đa phương vì một tương lai hoà bình, thịnh vượng và bền vững
Thúc doanh nghiệp tăng tốc chuyển đổi xanh
Hải quan Quảng Trị: Triển khai ứng dụng trực tuyến quản lý phương tiện vận tải
Thách thức chờ đón tân Tổng thư ký NATO
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics