Myanmar chìm trong khủng hoảng
Làn sóng biểu tình tại Myanmar đã leo thang thành các cuộc đụng độ nghiêm trọng |
Đụng độ đã nổ ra tại nhiều khu vực của Myanmar như thành phố Yangon, bang Shan, khi cảnh sát nỗ lực giải tán người tiểu tình tại các điểm nóng. Dư luận quốc tế đã ngay lập tức lên tiếng bày tỏ quan ngại và tìm cách gây sức ép để giải quyết tình hình tại Myanmar. Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã bày tỏ lo ngại về các cuộc đụng độ giữa cảnh sát với người biểu tình ở Myanmar, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế lên tiếng yêu cầu chấm dứt bạo lực. Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại Josep Borrell xác nhận rằng khối này sẽ thông qua các biện pháp trừng phạt đối với chính quyền quân sự Myanmar. Về phần mình, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nhấn mạnh: "Chúng tôi kiên quyết ủng hộ nhân dân Myanmar can trường và kêu gọi tất cả các nước cùng lên tiếng ủng hộ ý nguyện của họ". Trước đó, Mỹ và Anh đã áp đặt các biện pháp trừng phạt hạn chế đối với thành phần tướng lĩnh quân đội và doanh nghiệp do quân đội quản lý.
Việc đảng Liên đoàn Quốc gia vì dân chủ (NLD) giành chiến thắng áp đảo trong cuộc tổng tuyển cử năm 2015 đã được xem là bước ngoặt lịch sử giúp mang lại hòa bình và hòa giải cho quốc gia Đông Nam Á này. Đến cuộc tổng tuyển cử tháng 11/2020, NLD tiếp tục giành được 396/476 ghế Quốc hội. Tuy nhiên, quân đội phủ nhận kết quả bầu cử và cáo buộc gian lận, đồng thời cảnh báo hành động và thậm chí là bất ổn chính trị nếu chính phủ NLD không giải quyết thỏa đáng những bất bình này. Đỉnh điểm là vào ngày 1/2 vừa qua, quân đội bắt giữ các lãnh đạo chính phủ, các thủ hiến vùng và bang và các thành viên cấp cao của đảng NLD, cho rằng có gian lận trong bầu cử gần đây dù Ủy ban bầu cử liên bang Myanmar đã bác bỏ điều này. Quân đội Myanmar cam kết sẽ tổ chức bầu cử và chuyển giao quyền lực, đồng thời phủ nhận việc tiến hành đảo chính, cũng như cáo buộc làn sóng biểu tình trong nước hiện nay có hành vi bạo lực, khẳng định tất cả đều vì lợi ích người dân.
Trong cuộc bầu cử tại Myanmar vào năm ngoái, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã thể hiện vai trò là một tổ chức quốc tế trong việc giám sát bầu cử, góp phần giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị và tăng cường tính chính danh cho tiến trình bầu cử. Với tình hình hiện nay, ASEAN tiếp tục muốn đóng vai trò trung gian giải quyết cuộc khủng hoảng. Đầu tháng 2 vừa qua, ASEAN đã lên tiếng kêu gọi Myanmar theo đuổi "đối thoại, hòa giải và quay lại tình trạng bình thường", nhấn mạnh sự ổn định chính trị tại các nước thành viên ASEAN là cần thiết đối với việc đạt được một cộng đồng ASEAN hòa bình, ổn định và thịnh vượng. Dự kiến ASEAN sẽ tổ chức cuộc họp đặc biệt cấp Bộ trưởng Ngoại giao trong tuần này để thảo luận về tình hình Myanmar. Theo các nguồn tin, Bộ trưởng Ngoại giao Myanmar Wunna Maung Lwin cũng sẽ tham gia cuộc họp này. Trước đó, ông Wunna Maung Lwin, người mới đây được chính quyền quân sự tại Myanmar chỉ định làm ngoại trưởng đã hội đàm với Ngoại trưởng Thái Lan Don Pramudwinai và người đồng cấp Indonesia Retno Marsudi. Đây là cuộc gặp đầu tiên của quan chức chính quyền quân sự Myanmar với chính phủ nước ngoài. Điều này cho thấy thiện chí phối hợp của Myanmar trong nỗ lực giải quyết khủng hoảng. Thái Lan đã khẳng định tình hình ở Myanmar là vấn đề nội bộ của nước này, nhưng ASEAN cũng cần hỗ trợ giải quyết cuộc khủng hoảng. Về phần mình, Ngoại trưởng Retno Marsudi kêu gọi các bên kiềm chế và khẳng định sẽ tiếp tục trao đổi để góp phần giải quyết vấn đề tại Myanmar.
Cuộc khủng hoảng hiện nay đã đẩy Myanmar trở lại tình trạng bất ổn, trong khi các biện pháp cứng rắn của phương Tây vẫn chưa mang lại hiệu quả cụ thể nào. Mặc dù những nỗ lực của ASEAN chưa thể chấm dứt được khủng hoảng, nhưng với các biện pháp ngoại giao hòa giải, các nước thành viên và các đối tác khu vực có thể đưa ra một lộ trình hỗ trợ người dân Myanmar, mở đường cho đối thoại, giải quyết hòa bình và hướng tới sự ổn định trong khu vực.
Tin liên quan
Sự chia rẽ trong nước Mỹ
09:00 | 09/05/2024 Nhìn ra thế giới
Hội nghị Bộ trưởng ASEAN ủng hộ thiết lập hành lang nhân đạo tại Myanmar
07:54 | 30/01/2024 Nhìn ra thế giới
Châu Âu đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng
07:08 | 28/01/2024 Nhìn ra thế giới
Lào tăng cường đảm bảo an ninh cho Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45
09:20 | 06/10/2024 Nhìn ra thế giới
Thách thức chờ đón tân Tổng thư ký NATO
06:44 | 06/10/2024 Nhìn ra thế giới
Cục diện "khó lường" ở Trung Đông
08:57 | 05/10/2024 Nhìn ra thế giới
WCO và ESA hợp tác ứng phó khủng hoảng và an ninh thông qua công nghệ không gian
15:50 | 04/10/2024 Hải quan thế giới
IMF quan ngại về chính sách thuế quan của Mỹ
14:01 | 03/10/2024 Nhìn ra thế giới
Nước Nga chuẩn bị cho một cuộc đối đầu lâu dài với Mỹ
08:43 | 02/10/2024 Nhìn ra thế giới
Châu Âu giảm dần sự phụ thuộc vào khí đốt Nga
08:41 | 02/10/2024 Nhìn ra thế giới
Khả năng Ngân hàng Trung ương châu Âu cắt giảm lãi suất trong tháng 10
07:59 | 01/10/2024 Nhìn ra thế giới
Phá vụ buôn lậu bạch kim trị giá gần 32 tỷ đồng
08:23 | 30/09/2024 Hải quan thế giới
Hàn-Trung nhất trí hợp tác, thúc đẩy quan hệ song phương
08:01 | 30/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nga chuyển hướng xuất khẩu dầu mỏ, sản phẩm dầu mỏ và than đá
08:16 | 27/09/2024 Nhìn ra thế giới
EU và Trung Quốc thảo luận về những thách thức và các mối đe dọa
14:04 | 26/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hải quan Hoa Kỳ siết kiểm soát thông tin mô tả hàng hóa
13:41 | 26/09/2024 Hải quan thế giới
bawns cas h5
Tin mới
9 tháng qua, kinh tế tiếp đà tăng trưởng tích cực
Sửa đổi Biểu thuế xuất, nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thực hiện Hiệp định CPTPP giai đoạn 2022-2027
Vai trò của bảo hiểm trở nên quan trọng hơn qua khắc phục hậu quả bão lũ
Lạng Sơn: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tăng mạnh
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics