Năm 2019: Bước tiến vững chắc của kinh tế Việt Nam
Kinh tế Việt Nam năm 2019 đã phát triển vượt bậc với các kỷ lục chưa từng có. Ảnh: H.Dịu |
Chiều sâu chất lượng
Ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết, trong bối cảnh tình hình thế giới năm qua biến động phức tạp, kinh tế và thương mại toàn cầu suy giảm, bức tranh kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2019 đã đạt được những kết quả tích cực. Nền kinh tế duy trì đà tăng trưởng cao, tăng trưởng GDP năm 2019 đạt 7,02%, là năm thứ hai liên tiếp trong giai đoạn chiến lược 10 năm nền kinh tế đạt mức tăng trưởng trên 7%, vượt mục tiêu đề ra, quy mô được mở rộng với chất lượng ngày càng được cải thiện.
Trong 12 chỉ tiêu kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2019 Quốc hội giao, 12/12 chỉ tiêu chủ yếu được hoàn thành, trong đó có 7 chỉ tiêu vượt. Cụ thể là: Tốc độ tăng GDP 7,02% (kế hoạch là 6,6-6,8%); tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 2,79% (kế hoạch là 4%); tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu 8,1% (kế hoạch là 7-8%); tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu kế hoạch là 3% nhưng đã xuất siêu 3,77%; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều giảm 1-1,5% trong đó các huyện nghèo giảm 4%; số giường bệnh trên một vạn dân (không tính giường trạm y tế xã) đạt 27,5 giường (kế hoạch là 27 giường); tỷ lệ dân số tham gia BHYT đạt 90% (kế hoạch 89,3%). |
Không chỉ GDP tăng cao mà nhiều chỉ số khác cũng đạt nhiều ấn tượng. Đó là lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, tăng 2,01% so với bình quân năm 2018; chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2019 tăng 2,79%, thấp nhất trong 3 năm qua; nợ công giảm nhanh… Năm 2019, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam lần đầu tiên cán mốc hơn 516 tỷ USD; xuất siêu gần 10 tỷ USD - mức cao nhất trong 4 năm liên tiếp xuất siêu, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước đạt tới 17,7%, cao hơn nhiều so với tốc độ chỉ 4,2% của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI)... Cũng trong năm 2019, tổng vốn FDI vào Việt Nam đạt 38 tỷ USD, tăng 7,2% so với năm 2018, thiết lập đỉnh cao mới về số vốn so với các năm trước.
Nhưng khi đặt các con số kỷ lục sang một bên, chúng ta vẫn nhìn thấy được sự phát triển từ chiều sâu, từ chất lượng của nền kinh tế. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, cơ cấu kinh tế đã dịch chuyển sang các ngành mũi nhọn, tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm xuống 13,96% GDP, so với mức 14,68% của năm 2018. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tục đóng vai trò chủ chốt dẫn dắt nền kinh tế tăng trưởng với mức tăng 11,29%, tăng trưởng đều qua các quý, quý sau cao hơn quý trước và tăng trưởng ở hầu hết các ngành…
Ngoài ra, cơ cấu vốn đầu tư chuyển dịch theo hướng tỷ trọng vốn khu vực ngoài nhà nước tăng đều qua các năm. Năm 2019, tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực ngoài nhà nước đã tăng 17,3%, đạt 46% trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội, mức tỷ trọng cao nhất từ trước đến nay. Điều này là minh chứng cho việc hiện thực hóa các chủ trương của Đảng, Chính phủ về phát triển kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế.
Đặc biệt, chất lượng nền kinh tế còn được thể hiện ở hiệu quả đầu tư được cải thiện. Chỉ số hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (hệ số ICOR) luôn giảm thấp qua các năm, cho thấy các cấp chính quyền, các chủ thể trong nền kinh tế đã có sự tính toán hợp lý, giúp hấp thu nguồn vốn hiệu quả nhằm thúc đẩy tăng trưởng. Bên cạnh đó, năng suất lao động, năng suất của các nhân tố tổng hợp (TFP) cũng đều có sự tăng trưởng bứt phá… Sự bền vững và hấp dẫn của nền kinh tế trong năm 2019 đã giúp số doanh nghiệp thành lập mới đạt mức kỷ mục hơn 138 nghìn doanh nghiệp, với số vốn bình quân cũng cao nhất trong nhiều năm qua, đạt 12,5 tỷ đồng.
Đương đầu thách thức
Bên cạnh những kết quả đạt được, ông Nguyễn Bích Lâm dự báo, năm 2020, nền kinh tế đất nước vẫn còn không ít khó khăn, hạn chế và tiếp tục đối mặt với những thách thức mới như: Chăn nuôi lợn trong năm 2019 chịu ảnh hưởng nặng nề của Dịch tả lợn châu Phi trên tất cả địa phương. Biến đổi khí hậu, hạn hán, nắng nóng kéo dài, an ninh nguồn nước ảnh hưởng tới năng suất, sản lượng cây trồng… Nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào bên ngoài, mọi biến động của thế giới cũng tác động đến nền kinh tế trong nước, trong khi khả năng chống chịu trước những biến động của bên ngoài còn hạn chế.
Ngoài ra, công nghiệp, chế biến chế tạo tuy phát triển mạnh nhưng chỉ số tồn kho toàn ngành lại tăng tới 13,6% so với cùng thời điểm năm trước.
Ông Phạm Đình Thúy, Vụ trưởng Vụ Thống kê công nghiệp, Tổng cục Thống kê cho biết, số lượng tồn kho năm nay thấp hơn năm trước, lượng tồn kho chủ yếu do một số ngành buộc phải lưu hàng tồn kho để giải quyết các vấn đề về nguồn nguyên liệu hoặc chưa tìm được “tiếng nói chung” giữa sản xuất và nhu cầu thị trường. Do đó, lượng tồn kho tăng chỉ là tạm thời và khả năng sẽ được giải tỏa trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, vị này lại đưa ra cảnh báo về xu hướng tăng trưởng chậm lại của ngành công nghiệp, chế biến, chế tạo. Nguyên nhân do ảnh hưởng từ các tác động bên ngoài, trong khi ngành này có các doanh nghiệp quy mô lớn là các doanh nghiệp FDI nên phụ thuộc nhiều vào các công ty mẹ ở nước ngoài, khó bảo đảm ổn định.
Bên cạnh đó, bà Đỗ Thị Ngọc, Vụ trưởng Vụ Thống kê giá đã đưa ra những khuyến nghị về việc theo dõi sát tình hình giá cả, thị trường trong nước và thế giới, diễn biến cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung để kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh, thực hiện lộ trình điều chỉnh giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý vào thời điểm thích hợp. Ngoài ra, các chuyên gia kinh tế còn cho rằng, Quốc hội đã thông qua 12 chỉ tiêu năm 2020, đây là những chỉ tiêu tương đối cao và khá thách thức cho nền kinh tế trong bối cảnh còn nhiều rủi ro. Tuy nhiên, nếu Chính phủ tiếp tục giữ vững nền kinh tế vĩ mô ổn định, kiểm soát lạm phát, điều hành chính sách tiền tệ hài hòa với chính sách tài khóa, bảo đảm các cân đối lớn sẽ tạo nền tảng cho phát triển nhanh và bền vững.
Nhìn chung, Việt Nam được đánh giá là nền kinh tế có độ mở cao nên sẽ phải “dè chừng” nhiều yếu tố tác động trong thời gian tới. Tuy nhiên, cơ hội cho sự phát triển vẫn rất “thênh thang” nếu chúng ta tiếp tục phát huy tốc độ như trong năm 2019, nhưng phải cải thiện những hạn chế, khó khăn còn tồn tại về môi trường kinh doanh, hiệu quả đầu tư, năng suất lao động…
Việt Nam đầu tư trên 500 triệu USD ra nước ngoài Thông tin từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT), năm 2019, các doanh nghiệp Việt Nam đã đăng ký đầu tư ra nước ngoài trên 508 triệu USD, trong đó vốn đầu tư đăng ký mới của 164 dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là 403,15 triệu USD. Có 29 lượt dự án điều chỉnh vốn đầu tư với vốn tăng thêm gần 105 triệu USD. Lĩnh vực bán buôn, bán lẻ dẫn đầu về vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài, với tổng vốn đăng ký mới và tăng thêm 121,6 triệu USD, chiếm 23,9% tổng vốn đầu tư. Lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đứng thứ hai, với 86,1 triệu USD, chiếm 16,9% tổng vốn đầu tư. Lĩnh vực hoạt động chuyên môn khoa học - công nghệ đứng thứ ba, với 70,1 triệu USD, chiếm 13,8% tổng vốn đầu tư. Năm 2019, trong số 32 quốc gia, vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam, chỉ riêng thị trường Australia đã tiếp nhận 154,6 triệu USD, chiếm 30,4%. Xếp sau Australia là Hoa Kỳ, với 26 dự án, tổng vốn đầu tư 93,4 triệu USD, chiếm 18,4% tổng vốn đầu tư. M.H |
Tin liên quan
Rủi ro cho nền kinh tế khi dòng tiền chưa vào sản xuất, kinh doanh
09:40 | 12/09/2024 Kinh tế
Thúc giục đưa dòng tín dụng vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh
09:38 | 12/09/2024 Kinh tế
Hải quan TP Hồ Chí Minh đồng hành cùng doanh nghiệp đưa đầu tàu kinh tế của cả nước không ngừng phát triển
20:03 | 10/09/2024 Hải quan
Nhiều nguyên nhân khiến giá vàng liên tục biến động
17:50 | 12/09/2024 Kinh tế
Đề nghị ngân hàng mạnh dạn cho vay mới để khắc phục thiệt hại sau bão lũ
15:26 | 12/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 71,53 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 8/2024
14:20 | 12/09/2024 Infographics
Sẵn sàng xuất khẩu dừa tươi vào thị trường Trung Quốc
14:00 | 12/09/2024 Kinh tế
Sự cần thiết của chuyển đổi công nghiệp tại TP Hồ Chí Minh
13:49 | 12/09/2024 Kinh tế
8 tháng, xuất nhập khẩu đạt hơn 512 tỷ USD
15:06 | 11/09/2024 Xuất nhập khẩu
Ngành logistics đối mặt yêu cầu chuyển đổi xanh
15:31 | 10/09/2024 Kinh tế
THACO AUTO xuất khẩu body sơn màu và linh kiện xe Kia New Carnival sang Ấn Độ
12:09 | 10/09/2024 Xe - Công nghệ
Từ 9h ngày 10/9, phương tiện chở hàng XK qua cửa khẩu Hữu Nghị được điều tiết vào Khu phi thuế quan
21:07 | 09/09/2024 Kinh tế
Yêu cầu các ngân hàng rà soát thiệt hại, hỗ trợ khách hàng sau bão số 3
19:10 | 09/09/2024 Kinh tế
Dệt may kiên trì vượt khó, đón cơ hội từ thị trường
14:15 | 09/09/2024 Kinh tế
Trái cây Việt Nam có cơ hội đi sâu hơn nữa vào thị trường Trung Quốc
10:13 | 09/09/2024 Kinh tế
Kinh tế Việt Nam: Tăng trưởng tích cực cả về lượng và chất
09:15 | 09/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Vinamilk hỗ trợ gần 3 tỷ đồng sản phẩm dinh dưỡng thiết yếu cho người dân miền Bắc
Sân golf Văn Lang Empire T&T Golf Club chính thức được vận hành theo chuẩn quốc tế
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 74 phát hành ngày 13/9/2024
Tổng cục Hải quan trao học bổng cho 15 sinh viên Khoa Thuế và Hải quan
Doanh nghiệp cảng biển phát triển xứng tầm với khu vực và thế giới
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics